Điều hành chính sách tiền tệ: Chủ động, linh hoạt hóa giải các áp lực
Kiểm soát tốt lạm phát, dốc lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Chính sách tiền tệ vững vàng trước thách thức kinh tế toàn cầu Sẵn sàng cơ chế “làm mát” hạ nhiệt thị trường |
![]() |
Xin ông cho biết những nhận định cụ thể về điều hành chính sách tiền tệ của NHNN từ đầu năm đến nay?
Trong một bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng bất định, việc NHNN thực hiện chính sách tiền tệ đa mục tiêu vừa phải cân bằng giữa các mục tiêu vừa ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát vừa thúc đẩy tăng trưởng rất khó khăn. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng hơn 11 tháng qua, NHNN điều hành rất linh hoạt các chính sách và mang lại nhiều thành quả. Đó là NHNN chủ động điều chỉnh tăng trưởng tín dụng phân bổ vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế. Như từ đầu năm đến nay, NHNN đã 2 lần chủ động điều chỉnh room tín dụng, nhằm kịp thời đáp ứng vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tương tự, điều hành tỷ giá chịu nhiều sức ép nhưng NHNN linh hoạt sử dụng nhiều công cụ tỷ giá trung tâm; điều chỉnh biên độ +-5% cùng với bơm hút nhịp nhàng trên thị trường mở, bán can thiệp ngoại tệ, giúp NHNN điều phối thanh khoản trên hệ thống cũng như đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Qua đó duy trì tỷ giá ổn định.
Một điểm sáng đáng chú ý nữa trong điều hành chính sách tiền tệ đó là điều hành lãi suất. Trong bối cảnh nhiều NHTW trên thế giới thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua giảm lãi suất, một mặt NHNN vẫn giữ nguyên lãi suất điều hành, mặt khác hỗ trợ các TCTD giảm chi phí vốn, có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng. Quyết định đi ngược chiều với chính sách tiền tệ thế giới của NHNN được đánh giá là phù hợp. Bởi, nếu NHNN giảm thêm lãi suất có thể sẽ tạo áp lực lên tỷ giá. NHNN cũng liên tục kêu gọi các NHTM giảm chi phí hoạt động cũng như chi phí liên quan khác nhằm tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, dù mặt bằng lãi suất cho vay đã liên tục giảm trong thời gian qua. Mới đây, NHNN đã ban hành văn bản yêu cầu các ngân hàng giữ ổn định lãi suất huy động, cố gắng giảm lãi suất cho vay cho thấy sự nhất quán, quyết tâm của NHNN hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng đạt mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, ngành Ngân hàng còn phản ứng nhanh về chính sách trong câu chuyện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sớm phục hồi sau cơn bão số 3 thông qua cơ cấu lại nợ, hỗ trợ theo mức độ thiệt hại của khách hàng. Quá trình tái cơ cấu ngân hàng yếu kém cũng đạt được kết quả nhất định khi chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng 0 đồng cho hai NHTM có năng lực tài chính vững mạnh…
Nhiều dự báo kinh tế thế giới sẽ ngày càng bất định hơn dưới tác động yếu tố địa chính trị, thay đổi chính sách kinh tế của các nước lớn. Vậy, những công cụ tiền tệ hiện nay của NHNN có đủ hóa giải những áp lực lên nhà điều hành chính sách?
Đối với điều hành chính sách, hiện tại các công cụ tiền tệ đang phát huy hiệu quả trong việc kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi nền kinh tế ở mức hợp lý. Do đó, không có lý do gì để thay đổi lớn về chính sách trong thời gian tới. Phương thức điều hành hiện tại vẫn là nền tảng vững chắc và chỉ cần chính sách linh hoạt để thích ứng những biến động từ bên ngoài.
Thời gian tới, NHNN điều hành chính sách tiền tệ ra sao để tiếp tục đạt mục tiêu kép vừa góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế?
Tình hình kinh tế toàn cầu thời gian tới có những diễn biến khó lường và sẽ tác động đến Việt Nam. Do vậy, việc duy trì ổn định nền kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, gắn liền với chính sách tiền tệ thận trọng là cần thiết. Bởi điều hành lãi suất tăng hay giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố không thể chỉ nhìn vào một biến duy nhất. Lãi suất giảm có thể hỗ trợ doanh nghiệp nhưng lại có thể tác động đến lạm phát, tỷ giá… Theo đó, chính sách lãi suất cần phải được điều chỉnh một cách linh hoạt và căn cứ vào các yếu tố tác động đa biến để hỗ trợ doanh nghiệp nhưng vẫn duy trì sự ổn định cho nền kinh tế. Tuy nhiên, xu hướng chung thời gian tới vẫn là hỗ trợ lãi suất hợp lý để các doanh nghiệp trong nước có thể hấp thụ vốn và mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây chính là yếu tố giúp củng cố sức mạnh nội tại của nền kinh tế Việt Nam.
Thời gian tới, điều hành tỷ giá sẽ được chú ý nhiều hơn và cần chuẩn bị kịch bản chủ động ứng phó để duy trì ổn định tỷ giá. Ngoài ra, sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và tài khóa rất quan trọng, nhất là bối cảnh dư địa đang hạn hẹp; thúc đẩy phát triển thị trường vốn để giảm sức ép cấp tín dụng cả ngắn hạn lẫn trung, dài hạn lên vai ngành Ngân hàng. Việc ngân hàng phải sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn kéo dài gây khó khăn cho hệ thống, tiềm ẩn rủi ro.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Việt Nam cho thấy tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của ngân hàng số

Thành lập trung tâm tài chính quốc tế nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn

Trung tâm tài chính tại Việt Nam: khác biệt, nhưng vẫn tiệm cận chuẩn mực quốc tế

Cần khuyến khích và hỗ trợ phát triển các sản phẩm tài chính mới

Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Quyết sách nâng tầm quốc gia trong chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu

IFCs giúp tăng "quyền lực mềm" và khẳng định vị thế trên trường quốc tế

Kênh thông tin hữu hiệu góp phần xây dựng và phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Sáng 16/4: Tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng

Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Tăng trưởng tín dụng trước những thách thức lớn

BIDV và IMG cùng gia tăng giá trị toàn chuỗi cho các dự án bất động sản

Mở rộng phạm vi, đối tượng của Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản

Ngân hàng điều chỉnh mạnh lãi suất huy động xuống dưới 5%/năm tại các kỳ hạn
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Hội nghị “Đổi mới công tác tài chính tại Việt Nam WFIS 2025”

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online
