Doanh nghiệp có cường tráng, đất nước mới cường thịnh
Hỗ trợ doanh nghiệp: Cái khó là thiếu đơn hàng |
Lo không đạt mục tiêu tăng trưởng
Trong thảo luận, các ý kiến đều thống nhất cao với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) lưu ý, trong bối cảnh cả chuỗi cung ứng, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, việc giữ vững được các cân đối lớn, thương mại hàng hóa xuất siêu cao… trong những tháng đầu năm cho thấy những nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý I so với cùng kỳ năm 2022 thấp hơn kịch bản đặt ra những áp lực lớn cho nền kinh tế để duy trì được mức tăng trưởng 6,5%.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp ngày 31/5. |
Cùng quan điểm, đại biểu Triệu Quang Huy (Lạng Sơn) cho rằng, tăng trưởng GDP quý I/2023 chỉ tăng 3,3% so với cùng kỳ, với các động lực chính như xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, FDI đều giảm và diễn biến tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm tiếp tục bộc lộ những khó khăn, thách thức tiếp diễn từ quý IV/2022 đã và đang gây áp lực lên điều hành kinh tế vĩ mô, khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cho cả năm 2023 là 6,5%.
Chỉ ra rất nhiều hạn chế, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn, không mấy khả quan.
“Trong những tháng còn lại của năm, nếu không quyết liệt, đồng bộ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nền kinh tế thì sẽ khó hoàn thành các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội được Quốc hội giao, nhất là chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế”, đại biểu cảnh báo.
Bổ sung thêm, đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) nhận định, nguồn lực và sức chịu đựng của doanh nghiệp suy giảm nhiều do phải trải qua một giai đoạn “có thể gọi là suy thoái dài”. Điều này thể hiện rõ qua số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 4 tháng đầu năm 2023 tăng 25,1% tương ứng với gần 77.000 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 19.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
![]() |
Đại biểu Ma Thị Thúy. |
“Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính và phải bán tài sản để giải quyết thanh khoản, trong khi chính sách ưu đãi vẫn còn nhiều khó khăn, hạn hẹp. Khó khăn của doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động, tiềm ẩn khó khăn về an sinh và trật tự an toàn xã hội”, nữ đại biểu nói.
Đồng bộ, thông suốt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp
Tuy nhiên, đại biểu Ma Thị Thúy cũng đồng tình và đánh giá cao quan điểm, quyết tâm của Chính phủ là không điều chỉnh mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,5% đặt ra trong năm nay. Cùng với đó là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát (tăng dưới 4,5%), đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế trong bối cảnh vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay.
“Cần phải quyết tâm cao để thực hiện đồng bộ, thông suốt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mà Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã đề ra. Tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, duy trì động lực tăng trưởng”, đại biểu nói.
Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn cũng là vấn đề được đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) nhấn mạnh. Theo đại biểu này, nhìn lại những kết quả kinh tế - xã hội năm 2022 là rất đáng phấn khởi, nhưng những kết quả đạt được đầu năm 2023 thì lại rất đáng quan ngại.
“Tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt 3,32%, thấp hơn với cùng kỳ 5,03%. Nhiều địa phương có vị trí quan trọng trong bản đồ kinh tế đất nước ở tốp đầu lại sụt giảm tăng trưởng, có địa phương tăng trưởng âm, mà nguyên nhân chính là do doanh nghiệp ở các địa phương đó đang gặp những khó khăn”, đại biểu nói và cho rằng: “Điều đáng quan ngại lớn nhất hiện nay là hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp vô vàn khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang cố thoi thóp để tồn tại khi khó khăn đang bủa vây”.
![]() |
Đại biểu Hoàng Đức Thắng. |
Đại biểu Thắng phân tích, không chỉ tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động giảm, số doanh nghiệp tạm ngừng, giải thể tăng lên mà doanh nghiệp nội địa còn đang đứng trước nguy cơ bị thâu tóm.
“Ví dụ như hiện nay, các tập đoàn Thái Lan đã sở hữu rất nhiều doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam và thu hàng tỷ USD tiền cổ tức khiến cho nền kinh tế, nền sản xuất vốn đã ốm yếu của doanh nghiệp Việt Nam trở nên rất mong manh”, đại biểu Thắng cho biết.
Vị đại biểu này cũng nhận định cùng với đó, vòng kim cô của các quy định pháp luật càng siết chặt. Đại biểu Thắng phân tích, sau một thời gian thực hiện chủ trương của Chính phủ giảm tối đa các cuộc thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên năm thì nay đang có dấu hiệu gia tăng trở lại. Những quy định chưa hợp lý, siết chặt quá mức trong phòng cháy, chữa cháy; những ách tắc trong các kiểm định phương tiện giao thông đường bộ;… như là những cú bồi khiến cho doanh nghiệp bị “knock out” ngay trên sân nhà của chính mình.
Tất cả những vấn đề trên đây chỉ là những mảnh ghép đơn lẻ trong bức tranh kinh tế còn màu xám, càng cho thấy doanh nghiệp đang đứng trước vô vàn khó khăn mà Quốc hội cần biết, Chính phủ cần thấy rõ để có giải pháp tháo gỡ ngay.
Giảm thanh, kiểm tra, tháo gỡ ngay các rào cản cứng nhắc
“Doanh nghiệp ví như xương sống của nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển thì đất nước hưng thịnh, doanh nghiệp suy yếu thì nền kinh tế khó khăn. Bởi vậy, tôi đề nghị Chính phủ cần chọn khâu đột phá trong thời gian tới là tập trung mọi nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường, điều kiện tốt nhất để phục hồi, vực dậy phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải sống thật, sống khỏe, cường tráng thì đất nước mới cường thịnh”, đại biểu Hoàng Đức Thắng nói và cho rằng, trước mắt, cần rà soát, tháo gỡ ngay những rào cản về thể chế, về các quy định cứng nhắc, siết chặt quá mức; hạn chế tối đa các cuộc thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp; khơi thông dòng vốn tín dụng, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp giảm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.
“Khi và chỉ khi chúng ta thực sự quyết liệt, tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp mới có cơ may phục hồi và phát triển. Do đó, đất nước cũng như các địa phương mới có cơ sở để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng”, vị đại biểu khuyến nghị.
Đại biểu Đặng Xuân Phương (Nghệ An) cho biết: “Qua thảo luận ở tổ, chúng tôi thấy rằng việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5% năm nay như nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn, trăn trở là hoàn toàn chính đáng”.
“Liệu các giải pháp như tiếp tục tăng quy mô tín dụng, giảm lãi suất ngân hàng, nhất là đối với doanh nghiệp của ngành bất động sản và các ngành hàng hướng đến xuất khẩu có thể giải quyết được một cách căn cơ vấn đề đầu ra cho hàng hóa dịch vụ của nước ta lúc này hay không”, vị đại biểu băn khoăn.
![]() |
Đại biểu Đặng Xuân Phương. |
Đại biểu Đặng Xuân Phương kết thúc phần góp ý kiến của mình bằng việc nhấn mạnh: “Bối cảnh thế giới đã và đang đòi hỏi chúng ta phải tận dụng mọi cơ hội để tự thay đổi chính mình. Nếu buộc phải có sự cân nhắc giữa việc bằng mọi giá hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng như đã đề ra của năm 2023 so với việc chấp nhận một mức tăng trưởng thấp hơn trong ngắn hạn để đổi lấy sự phát triển bền vững có tính cạnh tranh cao về trung và dài hạn, tôi tin rằng cử tri và Nhân dân cả nước sẽ ủng hộ điều tốt đẹp hơn trong tương lai”.
Các tin khác

Nghiên cứu Xu hướng Du lịch toàn cầu (GTI) 2023 có nhiều điểm thú vị

PNJ liên tiếp nhận giải thưởng Best Retail Marketing

VietnamPrintPack 2023 thúc đẩy sự đổi mới trong ngành bao bì và in ấn

Kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Tín chỉ carbon giúp doanh nghiệp giữ vững thị trường xuất khẩu

Phần mềm độc hại tấn công nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ

VinaCapital: Chuyển đổi một phần ba các khoản đầu tư sang xanh hóa

BIC đồng hành toàn diện cùng Pacific Airlines

TP.HCM: Doanh nghiệp đổi mới và bền vững với thương hiệu vàng

Thị trường trái phiếu phát triển lành mạnh

Thúc đẩy liên kết giữa công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

SURF 2023: Khát vọng sông Hàn

Xây dựng dữ liệu số tạo nền tảng phát triển tài chính số bền vững

Giải quyết vướng mắc, tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp

Báo cáo ngành cà phê: Nestlé đứng đầu về phát triển bền vững

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
NHNN Tiền Giang tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản về hoạt động của QTDND
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp
