Doanh nghiệp phải tái chế, thu gom chất thải
Tài chính là thách thức đối với doanh nghiệp áp dụng EPR Khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện tái chế, xử lý chất thải Xử lý chất thải rắn còn nhiều vướng mắc |
![]() |
Quang cảnh hội thảo |
Doanh hghiệp phải thực hiện tái chế từ năm 2024
Ngày 25/3, Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Báo Nông nghiệp và Môi trường tổ chức “Hội thảo tập huấn triển khai thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu - EPR”.
Triển khai thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu là cách tiếp cận của chính sách môi trường phổ biến trên thế giới và được đánh giá là công cụ rất hiệu quả trong quản lý rác thải.
EPR được xem là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, đã được thực hành ở nhiều quốc gia châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… và đem lại nhiều kết quả tích cực.
Theo ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), cơ sở pháp lý đã quy định đầy đủ cho doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu, lựa chọn hình thức tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính để hỗ trợ tái chế.
Với trách nhiệm tái chế, nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm săm lốp, dầu nhớt, pin, ắc quy và một số loại bao bì có trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2024; nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm điện và điện tử có trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2025; nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm phương tiện giao thông có trách nhiệm tái chế từ ngày 1/1/2027.
Với trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải, nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm pin dùng một lần, tã lót, kẹo cao su, thuốc lá,… một số sản phẩm nhựa tổng hợp và bao bì thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải từ ngày 1/1/2022.
Thời điểm các nhà sản xuất, nhập khẩu phải đăng ký, kê khai kế hoạch tái chế và kê khai số tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, hỗ trợ xử lý chất thải là trước ngày 31/3 hằng năm.
Theo đó, việc đăng ký, kê khai, báo cáo việc thực hiện trách nhiệm sẽ được thực hiện trực tuyến trên Hệ thống thông tin EPR quốc gia thay vì nộp bản giấy, giúp việc thực hiện chế độ kê khai, báo cáo thuận lợi, dễ dàng và tiết kiệm chi phí.
Ông Nguyễn Văn Phan - Văn phòng EPR, Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, trước khi có quy định về EPR, phần lớn bao bì sau khi sử dụng được thải trực tiếp ra môi trường. Tuy nhiên, khi Việt Nam đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn, nhất khi áp dụng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, các nhà sản xuất bắt buộc phải tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường.
Bao bì, pin sạc - ắc quy, dầu nhớt, săm lốp, sản phẩm điện, điện tử, phương tiện giao thông nằm trong nhóm danh mục bắt buộc phải đóng góp EPR. Trong đó, các nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì chịu ảnh hưởng chính. Họ là nhà sản xuất bao bì thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, phân bón, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm tẩy rửa, xi măng…
Doanh nghiệp và bài toán tái chế
Ông Đào Nguyên Khánh, Công ty TNHH Siam City Cement Việt Nam, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét tích hợp công nghệ đồng tái chế xi măng trong cơ chế EPR. Ngành xi măng đã triển khai công nghệ đồng xử lý chất thải xi măng, sử dụng chất thải từ ngành công nghệ chất đốt khác trong thu hồi năng lượng, vật chất từ chất thải, được một số quốc gia trên thế giới công nhận công nghệ này.
Trả lời vấn đề trên, ông Lê Ngọc Giang, đại diện Văn phòng EPR cho biết, Quy định 08/2022/NĐ-CP Bộ Nông nghiệp và Môi trường chưa có nội dung như đề xuất. Nhưng hiện Bộ được Chính phủ giao sửa đổi và trao cơ hội hoàn thiện nội dung chính sách về EPR nếu doanh nghiệp, tổ chức đề xuất đầy đủ nội dung, trình báo cáo phân tích đánh giá tác động theo góc nhìn khoa học theo quy định văn bản pháp luật.
Theo ông Hồ Kiên Trung, việc triển khai EPR bắt đầu từ năm 2024, khi mỗi sản phẩm hàng hóa muốn xuất khẩu ra thị trường quốc tế phải có tỷ lệ tái chế bắt buộc trong sản phẩm này. Đến năm 2025, các mặt hàng như sắt, thép, nhôm, phân bón, xi măng… sẽ cần tăng cường tỷ lệ tái chế, xử lý nếu muốn xuất khẩu.
"Việc thực hiện EPR là cần thiết và gấp rút, không chỉ giúp cho môi trường ngày càng xanh, sạch hơn mà còn giúp doanh nghiệp có thể duy trì xuất khẩu, sản phẩm bảo đảm tính bền vững trên thị trường quốc tế", theo ông Hồ Kiên Trung chia sẻ.
Ông Kiên dẫn chứng, trong lĩnh vực may mặc, Việt Nam gần như đứng top đầu thế giới về xuất khẩu nhưng kể từ năm 2024, đã tụt xuống vị trí sau do tỷ lệ tái chế trong lĩnh vực này rất hạn chế, trong khi mua nguyên vật liệu tái chế từ nước ngoài lại đắt đỏ. Theo đó, việc hình thành mô hình tái chế trong nước rất cần thiết và hiệu quả để tăng tỷ lệ tái chế cho từng mặt hàng. Ở mặt khác, thực thi EPR cần sát và thích nghi với các điều kiện của Việt Nam.
Ông Hồ Kiên Trung cũng kêu gọi sự tham gia quyết liệt và nhanh chóng của các doanh nghiệp để hình thành nền công nghiệp tái chế, khi ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu tham gia vào thị trường này.
Liên quan đến thực thi trách nhiệm EPR, ông Trung cho rằng, Nghị định 45/2022/NĐ-CP về bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai trong thực tế còn gặp vướng mắc về việc xử lý hành vi xả thải không qua xử lý. Nghị định đã tăng mức xử phạt với hành vi cố tình xả trộm, xả lén chất thải nhưng việc phát hiện và xử lý hành vi này đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ và công nghệ phù hợp.
Việc thực thi trách nhiệm EPR giúp doanh nghiệp được nâng cao nhận thức, thực thi một cách trách nhiệm hơn nghĩa vụ với bảo vệ môi trường. Từ đó, đáp ứng với những quy định ngày một cao về “tiêu chuẩn xanh” của các thị trường, nhất là trong lĩnh vực dệt may. Không chỉ tạo thêm dư địa xuất khẩu cho các ngành hàng, thực thi EPR còn góp phần quan trọng trong việc giúp Việt Nam phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 như cam kết đưa ra tại COP26.
Các tin khác

Khai trương Trung tâm ươm tạo và phát triển bán dẫn

Cơ hội mới cho doanh nghiệp đầu tư vào Khánh Hòa

Long An và Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và phát triển bền vững

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng

Xây dựng hệ sinh thái cho kinh tế tư nhân vươn mình

Quản lý tài sản mã hóa, hướng nguồn lực phát triển kinh tế trong nước

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần đảm bảo lành mạnh, hiệu quả

Mở cơ hội giao thương giữa doanh nghiệp Việt và quốc tế

PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

Phát triển công nghiệp hỗ trợ cơ khí: Cần tháo gỡ các điểm nghẽn thể chế

Việt Nam - Singapore: Cùng kiến tạo chuỗi giá trị bán dẫn bền vững

VGMF 2025: Góp phần định hình tương lai sản xuất thông minh

“May đo” chính sách để hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể

Thị trường “F&B” khởi sắc nhưng chưa thể “thở phào”
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cẩn trọng mua, bán vàng khi thị trường biến động khó lường
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng
