Chỉ số kinh tế:
Ngày 16/5/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.960 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước là 23.762/26.158 đồng/USD. Tháng 4/2025, CPI tăng 0,07% so với tháng trước; bình quân 4 tháng đầu năm, CPI tăng 3,2%, lạm phát cơ bản tăng 3,05% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 2,5% so với tháng trước nhưng tăng 7,4% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 74,32 tỷ USD, giảm 1,4% nhưng tăng 21,3% so với cùng kỳ. Lượng khách quốc tế đạt 1,65 triệu lượt. Tính đến 30/4, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9%; vốn FDI thực hiện ước đạt 6,74 tỷ USD, tăng 7,3%.

Đưa ngân hàng về gần dân: Hướng tới tài chính toàn diện

Nghi Lộc
Nghi Lộc  - 
Tín dụng ngân hàng là một trong những “đòn bẩy” quan trọng giúp người dân vùng nông thôn, miền núi cải thiện đời sống và phát triển kinh tế. Những năm gần đây, việc các tổ chức tín dụng (TCTD) chú trọng mở rộng mạng lưới đến các vùng sâu, vùng xa không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, mà còn thể hiện tinh thần đồng hành, sẻ chia với cộng đồng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tài chính toàn diện mà Chính phủ đang hướng tới.
aa

Cánh tay nối dài” về vùng sâu, vùng xa

Phú Yên hiện có 21 TCTD hoạt động trên địa bàn, bao gồm 4 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước, 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, 12 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần và 4 quỹ tín dụng nhân dân. Gần đây, song song với việc đầu tư phát triển ngân hàng số, cải tiến công nghệ, các TCTD vẫn chú trọng mở rộng sự hiện diện tại những khu vực khó tiếp cận, đặc biệt là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi người dân còn hạn chế trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức.

Tại huyện miền núi Sông Hinh, nơi có đến 47,7% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số như Ê Đê, Ba Na, Chăm, Tày, Nùng, Dao… việc mở rộng mạng lưới ngân hàng mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Mới đây, Sacombank Phú Yên đã khánh thành Phòng giao dịch Sông Hinh tại thị trấn Hai Riêng với quy mô 3 tầng, tổng diện tích sàn lên đến 1.070m². Theo đại diện Sacombank Phú Yên, việc đầu tư một trụ sở khang trang không chỉ là sự khẳng định cam kết đồng hành lâu dài với địa phương, mà còn nhằm giúp người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi kịp thời để phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.

Ông Trần Văn Ngôn, một người dân xã Ea Bá, Sông Hinh cho biết: “Từ khi có thêm các phòng giao dịch ngân hàng ở đây, người dân chúng tôi đỡ vất vả hơn trong việc vay vốn, chuyển tiền, gửi tiết kiệm... Có nhiều ngân hàng cạnh tranh cũng tốt, bởi họ sẽ phục vụ mình chu đáo hơn”.

Một buổi giao dịch lưu động bằng ô tô của Agribank Phú Yên
Một buổi giao dịch lưu động bằng ô tô ở khu vực miền núi của Agribank Phú Yên

Không chỉ Sacombank, Agribank cũng là một trong những ngân hàng tiên phong đưa tín dụng về vùng xa ở Phú Yên. Trước đó, Agribank Phú Yên cũng đã triển khai các điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, như điểm tại xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa - nơi vẫn còn nhiều khó khăn, giao thông cách trở. Mỗi tháng, xe ngân hàng “hành trình” về xã hai lần, phục vụ người dân tại ba xã Ea Chà Rang, Suối Trai và Kông Pa, địa bàn vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn của Sơn Hòa.

Tại các điểm giao dịch lưu động, người dân có thể thực hiện đầy đủ các dịch vụ tài chính từ gửi tiết kiệm, mở tài khoản, nhận kiều hối đến vay vốn. Mô hình ngân hàng lưu động này như một “cánh tay nối dài” của hệ thống ngân hàng, rút ngắn khoảng cách địa lý, tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, đồng thời tăng cường sự an toàn và minh bạch trong giao dịch. Điểm đáng chú ý là các hoạt động giao dịch lưu động này còn được tổ chức kết hợp với các tổ vay vốn và các cấp hội đoàn địa phương, tạo ra sự kết nối giữa ngân hàng và cộng đồng, góp phần đẩy lùi tín dụng đen tại các khu vực dễ bị tổn thương về tài chính.

Tín dụng ngân hàng đã và đang lan tỏa đến tận các bản làng hay vùng sâu, vùng xa.
Tín dụng ngân hàng đã và đang lan tỏa đến tận các bản làng vùng sâu, vùng xa.

Hướng đến mục tiêu tài chính toàn diện

Không chỉ Phú Yên, nhiều tỉnh, thành lân cận cũng đang chứng kiến sự lan tỏa của tín dụng chính thức đến tận các bản làng hay vùng nông thôn. Tại Bình Định, mạng lưới ngân hàng đang từng bước phủ rộng đến các vùng nông thôn, miền núi, nơi trước đây bị xem là “vùng trũng” của tài chính.

Một mô hình nổi bật là việc LPBank Bình Định hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thị xã thành lập hàng trăm tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn. Các tổ này không chỉ đóng vai trò trung gian kết nối người dân với ngân hàng mà còn là kênh để ngân hàng nắm bắt nhu cầu thực tế, từ đó xây dựng các gói tín dụng “may đo” chuẩn chỉnh cho từng nhóm khách hàng.

Việc thẩm định hồ sơ và giải ngân cũng được cán bộ tín dụng của ngân hàng trực tiếp thực hiện sát với thực tế, giúp giảm thiểu rủi ro, tránh việc người dân sử dụng vốn sai mục đích hoặc bị “chìm” trong các khoản vay không kiểm soát. Đồng thời, đây cũng là cách giúp ngân hàng giữ chân khách hàng lâu dài, mở rộng mạng lưới khách hàng và giảm nợ xấu.

Việc mở rộng mạng lưới ngân hàng mang ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở khu vực vùng sâu, vùng xa
Việc mở rộng mạng lưới ngân hàng mang ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở khu vực vùng sâu, vùng xa.

Trên thực tế, không ít ngân hàng đã triển khai các chiến lược tiếp cận tương tự, “bắt tay” với các tổ chức hội, đoàn thể để mở rộng tín dụng ở khu vực nông thôn. Hướng đi này cho thấy hiệu quả khi vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn, vừa đảm bảo được chất lượng tín dụng đầu ra.

Theo đại diện chính quyền các địa phương, sự xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng tại khu vực nông thôn đã giúp người dân, doanh nghiệp có thêm lựa chọn trong giao dịch tài chính, từ chuyển tiền, vay vốn đến thanh toán hóa đơn điện, nước. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh khiến các ngân hàng phải cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Có thể nói, mở rộng mạng lưới ngân hàng ở nông thôn không chỉ là bài toán về thị phần, mà còn là chiến lược dài hạn để thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện quốc gia. Một khi người dân ở những nơi xa nhất cũng có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính hiện đại, đó là lúc niềm tin với hệ thống ngân hàng được củng cố, đồng thời giúp đẩy lùi các hình thức tín dụng phi chính thức đầy rủi ro.

Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

“Điểm sáng” tín dụng ưu đãi ở vùng biên

“Điểm sáng” tín dụng ưu đãi ở vùng biên

Tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã góp phần giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực; bảo đảm an sinh xã hội nơi vùng biên.
Cơ hội mở rộng cho vay tín chấp ngành lúa gạo

Cơ hội mở rộng cho vay tín chấp ngành lúa gạo

Hàng nghìn nông hộ sản xuất lúa đã tiếp cận được các khoản vay không có tài sản đảm bảo từ các NHTM. Song cầu vay vốn tín chấp của bà con rất lớn. Do đó cơ chế cho vay tín chấp lĩnh vực lúa gạo đang được xem xét triển khai nhân rộng tại các mô hình liên kết chuỗi giá trị và các mô hình tham gia Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao.
Tín dụng chính sách tiếp sức giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận

Tín dụng chính sách tiếp sức giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận

Tín dụng chính sách là một trong những “trụ cột” góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới ở Ninh Thuận...
Agribank thúc đẩy phát triển nông nghiệp sạch, hiện đại hóa sản xuất

Agribank thúc đẩy phát triển nông nghiệp sạch, hiện đại hóa sản xuất

Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, việc phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không chỉ là xu hướng tất yếu, mà còn là đòi hỏi cấp thiết để đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Agribank Lam Sơn: Bệ phóng cho nông nghiệp sạch và công nghệ cao tại Thanh Hóa

Agribank Lam Sơn: Bệ phóng cho nông nghiệp sạch và công nghệ cao tại Thanh Hóa

Trong hành trình phát triển nông nghiệp hiện đại, Agribank Lam Sơn đã khẳng định vai trò tiên phong trong việc hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Với phương châm "Nông thôn là thị trường, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chính", chi nhánh đã triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Thanh Hóa: 17.645 tỷ đồng đổ vào chăn nuôi công nghệ cao

Thanh Hóa: 17.645 tỷ đồng đổ vào chăn nuôi công nghệ cao

Trong những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã nổi lên như một điểm sáng trong việc phát triển chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao, góp phần quan trọng vào sự chuyển mình của ngành nông nghiệp địa phương. Với tầm nhìn chiến lược và sự đầu tư mạnh mẽ, Thanh Hóa đang từng bước khẳng định vị thế là trung tâm chăn nuôi công nghệ cao của khu vực Bắc Trung Bộ.
Người dân làm giàu từ vốn vay Agribank Thanh Hoá

Người dân làm giàu từ vốn vay Agribank Thanh Hoá

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nông nghiệp, nông dân và nông thôn (tam nông) luôn giữ vai trò then chốt. Đặc biệt tại Thanh Hóa, địa phương có diện tích và dân số lớn, Agribank đã khẳng định vai trò là ngân hàng thương mại chủ lực, tiên phong trong việc triển khai tín dụng phục vụ phát triển tam nông.
Tín dụng chính sách chắp cánh ước mơ cho người dân Thành phố mang tên Bác

Tín dụng chính sách chắp cánh ước mơ cho người dân Thành phố mang tên Bác

Năm 2025 - năm đánh dấu nửa thế kỷ kể từ ngày non sông liền một dải, đất nước Việt Nam thu về một mối. Thành phố Hồ Chí Minh sau 50 năm đã không ngừng đổi thay và vươn mình mạnh mẽ, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục hàng đầu của cả nước. Trong hành trình đó, có một lực lượng âm thầm là những “chiến sỹ sen hồng” - những cán bộ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).
Những đổi thay từ dòng vốn nghĩa tình

Những đổi thay từ dòng vốn nghĩa tình

Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai trở thành chiếc cầu nối, giúp hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có thêm cơ hội vươn lên trong cuộc sống.
Tín dụng chính sách ở Gia Lai: Phủ xanh hy vọng trên vùng đất đỏ

Tín dụng chính sách ở Gia Lai: Phủ xanh hy vọng trên vùng đất đỏ

Gia Lai, vùng đất đỏ bazan vốn là nơi nghèo khó “có hạng” nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, đang đổi thay từng ngày nhờ sự tiếp sức từ nguồn vốn tín dụng chính sách. Hàng nghìn hộ gia đình, đặc biệt là người dân tộc thiểu số tại các buôn làng ở vùng sâu, vùng biên giới… đã vượt khó, cải thiện chất lượng cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.