Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

EVN trả lời đại biểu Quốc hội vấn đề nhập khẩu điện và khoản lỗ 26.000 tỷ đồng

Hoa Hạ
Hoa Hạ  - 
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Trần Đình Nhân vừa ký văn bản gửi đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) làm rõ về vấn đề tại sao lại nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc mà không mua điện gió và điện mặt trời, khoản lỗ 26.000 tỷ đồng.
aa

Nhập khẩu không hẳn vì thiếu mới nhập

Trả lời về vấn đề tại sao lại nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc mà không mua điện gió và điện mặt trời, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sản lượng điện nhập khẩu tương đối nhỏ, trong đó nhập từ Lào khoảng 7 triệu kWh/ngày, Trung Quốc 4 triệu kWh/ngày. Sản lượng điện toàn quốc là trên 850 triệu kWh/ngày, riêng miền Bắc cũng là 450 triệu kWh/ngày trong khi tổng sản lượng điện nhập khẩu khoảng hơn 10 triệu kWh/ngày nên tỷ trọng điện nhập khẩu rất thấp, chưa tới 1,3% toàn quốc.

Những nguồn này không hẳn là thiếu mới nhập. Việt Nam đã mua điện của Trung Quốc từ năm 2005, còn nhập khẩu điện từ Lào theo hiệp định liên Chính phủ. Việt Nam cũng bán điện sang Campuchia từ rất lâu dựa trên các hiệp định giữa các nước láng giềng với nhau.

Hơn thế, năng lượng tái tạo thời gian qua phát triển mạnh nhưng chủ yếu chỉ nằm ở khu vực miền Trung và miền Nam, trong khi khó khăn về cung cấp điện trong một số thời điểm lại diễn ra ở miền Bắc. Đồng thời, do giới hạn về mặt kỹ thuật để bảo đảm vận hành an toàn các đường dây truyền tải điện 500 kV Bắc - Nam nên các nguồn điện bổ sung ở miền Trung và miền Nam cũng không hỗ trợ được cho miền Bắc.

EVN trả lời đại biểu Quốc hội vấn đề nhập khẩu điện và khoản lỗ 26.000 tỷ đồng
Với cơ chế điều tiết giá bán lẻ điện như hiện tại của Chính phủ, EVN có thể tiếp tục lỗ trong các năm tiếp theo

EVN đang gánh lỗ cho khách hàng

EVN cũng thông tin đến đại biểu quốc hội về nguyên nhân chính của khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng của EVN năm 2022. Cụ thể, giá bán lẻ điện bình quân bán cho khách hàng sử dụng điện theo biểu giá điện do Chính phủ quy định thực hiện trong năm 2022 là 1.882,73 đồng/kWh, trong khi đó giá thành mua điện từ các nhà máy điện (bao gồm cả chi phí truyền tải, phân phối - bán lẻ, phụ trợ) là 2.032,26 đồng/kWh. Vì vậy, với mỗi kWh bán cho khách hàng sử dụng điện năm 2022 thì EVN lỗ 149,53 đồng/kWh, làm EVN lỗ sản xuất kinh doanh điện 36.294,15 tỷ đồng năm 2022. Nhờ có thu nhập từ các hoạt động khác liên quan tới sản xuất kinh doanh điện là 10.058,36 tỷ đồng nên số lỗ tổng hợp sản xuất kinh doanh năm 2022 của EVN giảm còn 26.235,78 tỷ đồng.

EVN cho biết giá thành mua điện từ các nhà máy điện bán tới khách hàng bao gồm giá thành khâu phát điện, giá thành khâu truyền tải, khâu phân phối - bán lẻ, khâu phụ trợ. Trong đó, giá thành khâu phát điện chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2022, giá thành khâu phát điện chiếm tỷ trọng 83,6%; các khâu truyền tải, phân phối - bán lẻ và phụ trợ chỉ chiếm tỷ trọng 16,4%. EVN đã nỗ lực và quyết liệt thực hiện các giải pháp nội tại để giảm chi phí như tiết kiệm 10% chi phí thường xuyên, cắt giảm chi phí sửa chữa lớn từ 20% đến 40%... làm cho giá thành khâu truyền tải, phân phối - bán lẻ và phụ trợ năm 2022 giảm 19,69 đồng/kWh so với năm 2021 (chỉ còn 333,81 đồng/kWh năm 2022 so với 353,5 đồng/kWh năm 2021). Nhưng do các thông số đầu vào khâu phát điện năm 2022 (giá nhiên liệu than, dầu, khí) tăng đột biến so với các năm trước đây nên làm giá thành khâu phát điện tăng mạnh, từ 1.506,4 đồng/kWh năm 2021 lên 1.698,45 đồng/kWh trong năm 2022 (tương ứng mức tăng 192,05 đ/kWh). Theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, khi các thông số đầu vào cho sản xuất điện tăng thì giá bán lẻ điện được điều chỉnh tương ứng. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ để ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội, giá điện chưa được cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh theo biến động của thông số đầu vào trong năm 2022 nên EVN không có nguồn thu để bù đắp các chi phí mua điện tăng thêm.

EVN cho biết năm 2022, các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc EVN sản xuất với sản lượng chỉ chiếm 20% tổng sản lượng điện năng của hệ thống với giá điện bình quân là 859,9 đồng/kWh. Với vai trò là người mua duy nhất, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, EVN đã phải mua 80% sản lượng điện năng còn lại từ các nhà máy điện độc lập theo các hợp đồng mua bán điện và giá điện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt với giá điện bình quân 1.757,5 đồng/kWh (chưa bao gồm chi phí truyền tải, phân phối bán lẻ, phụ trợ) để cung cấp cho khách hàng.

Ngoài nhiệm vụ của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện, EVN còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Chính phủ giao trong việc thực hiện đầu tư lưới truyền tải và mạng lưới bán điện đến cả vùng núi, hải đảo và bán thấp hơn giá thành để góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng tại các địa bàn trọng điểm. Nếu thị trường năng lượng được phát triển hoàn chỉnh theo định hướng “phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông giữa các phân ngành điện, than, dầu khí và năng tái tạo” theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị bán lẻ điện được điều chỉnh kịp thời theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì các khách hàng sử dụng điện chịu ngay các chi phí mua điện tăng thêm do thông số đầu vào tăng đột biến năm 2022.

"Tuy nhiên, với cơ chế điều tiết giá bán lẻ điện như hiện tại của Chính phủ, EVN đang là doanh nghiệp đứng ra chịu toàn bộ khoản lỗ sản xuất kinh doanh năm 2022 thay cho các khách hàng sử dụng điện", EVN nêu rõ và cho biết thêm các nguyên nhân trên đã làm EVN lỗ sản xuất kinh doanh năm 2022 và có thể tiếp tục lỗ trong các năm tiếp theo dù EVN đã rất nỗ lực và quyết liệt tiết giảm chi phí...

Công ty con vì sao gửi vạn tỷ đồng tại ngân hàng

Cũng trong văn bản này, EVN lý giải việc trong khi EVN xin tăng giá điện nhưng hàng loạt công ty con đưa hàng vạn tỷ đồng gửi ngân hàng. EVN cho biết, số tiền gửi mà báo chí đề cập cần được xem xét với số dư nợ ngắn hạn tại cùng thời điểm của các tổng công ty điện lực là 60.045 tỷ đồng. Chưa nói khoản dư nợ dài hạn, chỉ xét riêng các khoản dư nợ ngắn hạn trên thì rõ ràng nợ vay tại các đơn vị là rất lớn, nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm nên đòi hỏi các đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay trong thời gian tới.

Ngoài ra, số dư tiền gửi trên được dùng để thanh toán trả nợ cho nhà cung cấp, thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện mặt trời mái, nhà máy thuỷ điện nhỏ vào đầu tháng sau theo các hợp đồng đã ký kết để hệ thống phân phối - bán lẻ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải và chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các tổng công ty điện lực phải chủ động cân đối dòng tiền phù hợp, đảm bảo thanh toán nợ gốc và lãi vay kịp thời cho các đơn vị tín dụng, các nhà cung cấp, các nhà máy điện theo quy định, đồng thời có trách nhiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị mình.

Hoa Hạ

Tin liên quan

Tin khác

“Lên công ty” và “thay thuế khoán”, hộ kinh doanh cần nắm rõ để hưởng ưu đãi

“Lên công ty” và “thay thuế khoán”, hộ kinh doanh cần nắm rõ để hưởng ưu đãi

Nếu có ý định “lên công ty” thì thời điểm này là thời điểm rất nhiều thuận lợi, được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và tận dụng các chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi số, tư vấn quản lý và đặc biệt là rất nhiều các phần mềm quản lý bán hàng đang miễn phí cho các hộ kinh doanh lên doanh nghiệp…
Vietjet ký đơn hàng mới 40 động cơ Trent 7000 với Rolls-Royce

Vietjet ký đơn hàng mới 40 động cơ Trent 7000 với Rolls-Royce

Vietjet và Rolls-Royce vừa chính thức ký kết đặt hàng thêm 40 động cơ Trent 7000 để vận hành 20 máy bay thân rộng Airbus A330neo. Đơn hàng lần này nối tiếp hợp đồng ký tại Triển lãm Hàng không Singapore 2024, nâng tổng số động cơ Trent 7000 mà Vietjet đã đặt lên con số 80. Đơn đặt hàng được Airbus công bố vào tháng 5 vừa qua.
Thị trường trung tâm dữ liệu tăng trưởng ‘thần tốc’

Thị trường trung tâm dữ liệu tăng trưởng ‘thần tốc’

Ngày 17/6/2025, báo cáo thường niên Thị Trường Trung Tâm Dữ Liệu Toàn Cầu 2025 của Cushman & Wakefield (NYSE: CWK) ghi nhận sự bùng nổ của Điện toán Đám mây và Trí tuệ Nhân tạo (AI) đã thúc đẩy thị trường trung tâm dữ liệu tăng trưởng ‘thần tốc’. Năm nay, báo cáo tiếp tục phân tích dữ liệu từ 97 thành phố, khẳng định các tiêu chí then chốt để nhà đầu tư rót vốn chủ yếu nhắm đến nguồn điện, quỹ đất và cơ sở hạ tầng.
Mastercard cam kết đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình xây dựng xã hội không tiền mặt

Mastercard cam kết đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình xây dựng xã hội không tiền mặt

Tại Hội thảo “Ngày không tiền mặt 2025” mới đây, Mastercard đã chia sẻ bức tranh toàn cảnh về sự chuyển mình mạnh mẽ của thanh toán số tại Việt Nam, đồng thời giới thiệu hàng loạt sáng kiến mới góp phần thúc đẩy hành vi chi tiêu không tiền mặt, hiện đại và an toàn hơn.
Fortune công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025

Fortune công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025

Ngày 17/6, Fortune công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500), đánh dấu năm thứ hai liên tiếp Fortune công bố danh sách thường niên này.
Chuẩn hóa thị trường tài sản mã hóa, thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam

Chuẩn hóa thị trường tài sản mã hóa, thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam

Hiện nay trên thế giới, thị trường tài sản mã hóa đang phát triển mạnh, trong khi nhu cầu sở hữu tài sản mã hoá tại Việt Nam cũng rất lớn. Tuy nhiên, để thị trường phát triển lành mạnh và có thể trở thành kênh thu hút đầu tư cần có hành lang pháp lý minh bạch và tầm nhìn dài hạn. Xung quanh vấn đề này, Thời báo Ngân hàng đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Huy Vũ, CEO/Co-founder Kyber Network.
Ngành dược phẩm Việt Nam được dự báo sẽ đạt giá trị 10 tỷ USD vào năm 2026

Ngành dược phẩm Việt Nam được dự báo sẽ đạt giá trị 10 tỷ USD vào năm 2026

Việt Nam, với dân số vượt 100 triệu người và chi tiêu y tế tăng gấp 8,7 lần trong 30 năm qua, đang trở thành thị trường đầy tiềm năng cho ngành dược phẩm và thiết bị y tế. Ngành dược phẩm Việt Nam dự kiến đạt 10 tỷ USD vào năm 2026, vươn lên vị trí thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.
Bảo hiểm nhân thọ trong cuộc đua tìm khách hàng

Bảo hiểm nhân thọ trong cuộc đua tìm khách hàng

Kết thúc năm 2024, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam giảm 5,7%, chỉ đạt khoảng 148.000 tỷ đồng. Các dự báo cho năm nay hầu hết đều nhận định rằng chỉ tiêu này có thể sẽ tiếp tục sụt giảm khoảng 1,3% khiến tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ năm 2025 chỉ còn 146.100 tỷ đồng.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Việc Chính phủ trình Quốc hội thông qua Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam đánh dấu một sự kiện đặc biệt nổi trội, mở ra cánh cửa để Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển trong kỷ nguyên mới.
Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông tăng cao

Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông tăng cao

Ngày 16/6, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 8 tỉnh, thành phố, gồm Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình.