Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Gia tăng mua bán hoá đơn đỏ

Bài và ảnh Nghi Lộc
Bài và ảnh Nghi Lộc  - 
Lợi dụng chính sách mua, bán hàng hoá có sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT), được khấu trừ thuế, vấn nạn mua bán hoá đơn đỏ đang có dấu hiệu gia tăng tại TP. Đà Nẵng cũng như ở một vài địa phương khác. Đặc biệt, vào thời điểm cuối năm như hiện nay. Hệ lụy là gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến môi trường sản xuất, kinh doanh, phát sinh các vụ án tranh chấp cả kinh tế lẫn hình sự.
aa
Gia tăng mua bán hoá đơn đỏ Hà Nội: Triệt phá đường dây lập công ty ma buôn bán hóa đơn GTGT
Gia tăng mua bán hoá đơn đỏ Mua bán hóa đơn với số lượng lớn
Gia tăng mua bán hoá đơn đỏ
Vấn nạn mua bán hoá đơn đỏ đang diễn ra khá phức tạp

Mua bán với số lượng lớn

Mới đây, công an TP. Đà Nẵng đã triệt phá đường dây mua bán hoá đơn đỏ lên đến hàng trăm tỷ đồng, tuy vậy theo cơ quan điều tra đây cũng chưa phải là con số cuối cùng. Trước đó, công an TP. Đà Nẵng đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Phước Toàn, trú quận Tân Phú, (TP. Hồ Chí Minh) để mở rộng điều tra về hành vi “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ, thu nộp ngân sách Nhà nước”.

Theo đó, tháng 9/2014 Toàn đã đứng ra thành lập Công ty Tâm Khang Nguyễn có trụ sở tại quận Sơn Trà. Sau đó, Toàn còn thành lập thêm một DN khác, là Công ty Nguyên Gia Bảo, trụ sở tại quận Thanh Khê. Những DN này được đăng ký kinh doanh trên các lĩnh vực như, vận chuyển phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây dựng, bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế… Tuy nhiên, trong thực tế lại không hề kinh doanh mặt hàng này mà chỉ in ấn, mua bán hóa đơn trái phép.

Theo cơ quan điều tra, sau khi có giấy phép kinh doanh trong tay Nguyễn Phước Toàn cùng đồng bọn tiến hành mua bán hóa đơn khống để trục lợi. Từ khi thành lập DN đường dây mua bán hoá đơn trái phép này đã mua bán tổng cộng hơn 1.500 hóa đơn khống cho hàng trăm “đối tác” có nhu cầu với doanh số khoảng 100 tỷ đồng. Với số lượng lớn hóa đơn đã mua bán, các đối tượng thu lợi số tiền không nhỏ.

Theo Trung tá Huỳnh Đức Tuấn, Phòng Cảnh sát Kinh tế, công an TP. Đà Nẵng thủ đoạn của các đối tượng là in ấn trái phép và mua vào một số hóa đơn VAT của một số DN để cân đối, báo cáo với cơ quan thuế, nhằm hợp thức hóa việc bán hóa đơn trái phép của mình. Để giao dịch, Toàn cũng mở nhiều tài khoản cá nhân để tạo lòng tin với khách hàng.

Mới đây, tiếp tục mở rộng án, công an TP. Đà Nẵng đã làm rõ thêm nhiều đối tượng khác liên quan đến đường dây mua bán hoá đơn đỏ với số lượng lớn này. Cơ quan điều tra cũng đã thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở của 2 đối tượng liên quan đến đường dây gồm Nguyễn Thị Phượng và Trần Thị Thu cùng trú tại Đà Nẵng. Qua khám xét nhà riêng của Phượng, cơ quan điều tra phát hiện hàng chục cuốn hóa đơn VAT, liên quan đến các công ty “ma” mà Phượng và Toàn đã lập ra.

Thủ đoạn tinh vi

Trước đó, đối tượng Đỗ Thị Hoa có hộ khẩu quận Sơn Trà, cũng đã lập ra ba công ty TNHH. Các DN này đều đăng ký với ngành thuế, tự in hóa đơn riêng và tự báo thuế. Nhưng, sau thời gian đầu, các công ty này in hóa đơn vượt số lượng, kiểu “nối bản” và chuyển sang kinh doanh hóa đơn VAT bất hợp pháp, thu lợi bất chính.

Thủ đoạn của Đỗ Thị Hoa cho các DN nói trên mua qua, bán lại với giá trị hàng hóa rất nhỏ. Từ đó, ngụy tạo ra bên bán không phát sinh, hoặc phát sinh lãi rất ít. Còn bên mua qua việc xuất hóa đơn nhiều lần được khấu trừ lại thuế rất cao.

Một trong những “chiêu” thường được các đối tượng sử dụng để mua bán hoá đơn đỏ là thành lập DN “ma”, bằng cách thuê người đứng tên làm giám đốc, thực chất là giám đốc “rởm” để lập công ty. Sau đó, đăng ký với ngành thuế, để tự in, tự phát hành hóa đơn.

Trở lại với vụ án Nguyễn Phước Toàn cùng đồng bọn mua bán hoá đơn đỏ, trong quá trình xác minh, cơ quan điều tra đã phát hiện dù giấy phép kinh doanh đăng ký các lĩnh vực kinh doanh như vận chuyển phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây dựng, bán lẻ đồ điện gia dụng… tuy nhiên các DN hoàn toàn không kinh doanh những mặt hàng này, mà chỉ in ấn, mua bán trái phép hoá đơn.

Ngoài ra, mọi chữ ký uỷ quyền để làm thủ tục đăng ký kinh doanh đều là giả chữ ký của người đứng tên trong CMND. Trước đó, để qua mặt các cơ quan chức năng, Toàn đã mua CMND của người khác trôi nổi ngoài thị trường để thành lập DN.

Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã xác định Nguyễn Phước Toàn cùng đồng bọn đã sử dụng được 3 CMND, sau đó hợp thức hóa bằng việc làm hồ sơ người có tên trong CMND ủy quyền cho người khác đi làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, thành lập DN.

Trong quá trình điều tra, người có tên trong CMND cho biết đã bị mất giấy tờ tùy thân và không có tham gia lập DN. Cơ quan điều tra đã tiến hành đối chiếu với một số chữ ký nhưng không thấy có sự giống nhau với chữ ký đã đăng ký trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các DN do Nguyễn Phước Toàn đã lập ra.

Theo đại diện Cục Thuế Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay 2016, các lực lượng nghiệp vụ thuộc đơn vị đã kiểm tra công tác hoàn thuế VAT được 1.851 DN. Trong đó, thanh tra thuế 125 DN, qua đó, truy thu và phạt trốn thuế 119 tỷ đồng; không cho hoàn thuế 55 tỷ đồng; giảm lỗ khoảng 315 tỷ đồng... tất cả đều liên quan việc sử dụng sai hóa đơn VAT.

Do vậy, có thể nói tình trạng sử dụng sai trái hóa đơn VAT trái phép ở TP. Đà Nẵng đã đến lúc báo động. Dư luận đang rất mong muốn các cơ quan chức năng, trong đó nòng cốt là lực lượng công an và các cơ quan Thuế ở TP. Đà Nẵng tiến công quyết liệt hơn vào loại tội phạm kinh tế, ngăn chặn vấn nạn này có thể sẽ bùng phát mạnh hơn vào dịp cuối năm như hiện nay.

Bài và ảnh Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

Cẩn trọng trước bẫy đơn hàng 0 đồng và chuyển khoản nhầm

Cẩn trọng trước bẫy đơn hàng 0 đồng và chuyển khoản nhầm

Dù đã có sự cảnh báo từ các cơ quan chức năng nhưng vẫn còn không ít người đã trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo. Đặc biệt, khi quy mô và kịch bản mà kẻ xấu dàn dựng rất bài bản và chi tiết khiến nạn nhân nhanh chóng mắc bẫy.
Hành trình pháp lý cho tài sản số và tín chỉ carbon tại Việt Nam

Hành trình pháp lý cho tài sản số và tín chỉ carbon tại Việt Nam

Trả lời phỏng vấn phóng viên Thời báo Ngân hàng, TS. Lê Thị Giang, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, việc công nhận tài sản số và tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm là chìa khóa thúc đẩy kinh tế số và kinh tế xanh. Tuy nhiên, bà cảnh báo khoảng trống pháp lý, từ định nghĩa chưa rõ ràng đến thách thức về định giá, lưu trữ, và xử lý tài sản, đòi hỏi khung pháp lý chặt chẽ và hạ tầng công nghệ mạnh mẽ để đảm bảo an toàn giao dịch, khai thác tiềm năng lớn của các tài sản này.
Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Huỳnh Thị Kim Oanh (sinh năm 1985, thường trú TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đào Trọng Quân (sinh năm 1992, thường trú tỉnh Thái Bình) về các hành vi mua bán tài khoản ngân hàng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.
Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi:  Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Dự thảo Luật Kế toán đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, vấn còn một số nội dung cần bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tế.
Luật Quản lý thuế sửa đổi: Tránh tăng thêm trách nhiệm và chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân

Luật Quản lý thuế sửa đổi: Tránh tăng thêm trách nhiệm và chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp nội dung chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập và luật quản lý thuế trong dự thảo sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức là về quản lý thuế. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng nhiều quy định quản lý thuế gây khó trong thực thi, thậm chí không khả thi, tạo gánh nặng cho DN và người dân.
NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Mới đây, NHNN chi nhánh Phú Yên phối hợp với Công an tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng năm 2024.
Đồng Nai: Tăng cường giải pháp ngăn ngừa tín dụng đen

Đồng Nai: Tăng cường giải pháp ngăn ngừa tín dụng đen

Tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành địa phương chủ động phối hợp với hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng độ phủ của tín dụng vi mô nhằm hạn chế tình trạng người dân có nhu cầu vay vốn chính đáng không tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức phải tìm đến tín dụng đen.
Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Cần định hình được vị thế và chiến lược riêng của Việt Nam

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Cần định hình được vị thế và chiến lược riêng của Việt Nam

Góp ý vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, các chuyên gia chỉ ra Ban soạn thảo chưa thể hiện rõ tầm nhìn của việc tại sao lại cần ban hành Luật CNCNS, đồng thời chưa có các chính sách chiến lược và hiệu quả để thu hút đầu tư với lĩnh vực này.
Luật công nghiệp công nghệ số: Cần quy định rõ ràng, hợp lý, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Luật công nghiệp công nghệ số: Cần quy định rõ ràng, hợp lý, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tham luận Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia cho rằng một số quy định còn chưa được rõ ràng, thiếu hợp lý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề và khó khăn cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị kế hoạch tuân thủ.