Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Gỡ “nút thắt” thể chế để doanh nghiệp bứt phá

Hải Yến
Hải Yến  - 
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang đối mặt với những rào cản thể chế khiến họ khó thâm nhập chuỗi cung ứng toàn cầu và phát triển bền vững. Đó là chính sách thiếu minh bạch, thủ tục hành chính rườm rà, chi phí tuân thủ cao… Các nút thắt này đòi hỏi phải được tháo gỡ triệt để, không chỉ để cải thiện môi trường kinh doanh, mà còn tạo đột phá, khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp.
aa
Một doanh nghiệp Việt được các “ông lớn” hàng không thế giới săn đón mua tín chỉ carbon 35.000 tỷ đồng vốn ưu đãi từ HDBank - Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số

Gánh nặng cản bước doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những rào cản thể chế lớn, hạn chế khả năng cạnh tranh và phát triển. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược Trần Thị Hồng Minh cho rằng, phần lớn doanh nghiệp trong nước hoạt động đơn lẻ, thiếu chủ động trong việc thiết lập quan hệ đối tác và liên kết. Điều này khiến họ khó thâm nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thống kê cho thấy, hiện chỉ khoảng 300 trong số hơn 1.800 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp FDI, và chủ yếu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đơn giản có giá trị gia tăng thấp.

Bà Minh nhận định, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chưa đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, nâng cao năng lực, và tham gia vào chuỗi cung ứng trong nước lẫn quốc tế. Việt Nam thiếu các chính sách đặc thù thúc đẩy liên kết doanh nghiệp, đặc biệt là các ưu đãi về thuế, tiếp cận vốn, bảo lãnh tín dụng, và mặt bằng sản xuất kinh doanh được thiết kế dựa trên mức độ tham gia vào chuỗi giá trị. Các quy định hiện hành cũng chưa đủ thông thoáng để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các hình thức cấp vốn theo chuỗi cung ứng, khiến nhiều cơ hội bị bỏ lỡ.

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cũng chỉ ra những bất cập trong Luật Đấu thầu, tạo ra rào cản lớn cho doanh nghiệp. Ông chia sẻ trường hợp một doanh nghiệp trúng thầu dự án theo hình thức liên danh tại một tỉnh miền núi, nhưng sự rút lui bất ngờ của đối tác đã đẩy doanh nghiệp vào vòng luẩn quẩn suốt 8 tháng mà không có giải pháp pháp lý. Nguyên nhân sâu xa nằm ở sự thiếu minh bạch và rõ ràng trong các văn bản chính sách. Ông Hiệp còn chỉ ra những rào cản thủ tục hành chính trong lĩnh vực bất động sản với nhiều thủ tục vẫn rườm rà, kéo dài, và yêu cầu tới 5-6 con dấu. Ông kiến nghị, cần cải cách mạnh mẽ, hướng tới chỉ cần một con dấu duy nhất để tạo điều kiện thuận lợi thực chất cho doanh nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp lên tiếng về nhu cầu tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn
Nhiều doanh nghiệp lên tiếng về nhu cầu tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn

Đột phá để khơi thông nguồn lực

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Đức Hiếu nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước biến động, cải cách thể chế cần tạo ra những đột phá mạnh mẽ để khơi thông nguồn lực. Thể chế, vốn là công cụ thiết yếu để Nhà nước quản lý, có nguy cơ trở thành rào cản nếu không được xây dựng và thực thi một cách hiệu quả. Hiện nay, ngoài các thủ tục hành chính, doanh nghiệp còn chịu nhiều chi phí như phí, lệ phí, chi phí tuân thủ, chi phí cơ hội, và các chi phí không chính thức, làm gia tăng gánh nặng vận hành.

Trên cơ sở đó, ông Hiếu đề xuất 3 nhiệm vụ cấp bách để cải cách thể chế, bao gồm nâng cao chất lượng các quy định hiện hành; tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật theo đúng tinh thần của các bộ luật; và đảm bảo tính thống nhất, chất lượng của các quy định pháp luật mới ban hành. Thay vì chỉ sửa đổi, ông kiến nghị bãi bỏ các quy định, văn bản, nghị định không còn phù hợp sau quá trình rà soát kỹ lưỡng. Ông cũng đề xuất thành lập một cơ quan chuyên môn có thẩm quyền để giám sát và thúc đẩy cải cách thể chế, chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng quy trình soạn thảo văn bản, xác định các lĩnh vực trọng tâm cần cải thiện, hệ thống hóa công tác cải cách; làm đầu mối phối hợp, và xây dựng các công cụ, hướng dẫn, đào tạo để cập nhật các thông lệ quốc tế.

Bà Minh bổ sung, việc tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, pháp luật, và môi trường kinh doanh là nhiệm vụ cấp thiết. Cải cách cần tập trung vào cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính thông qua chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ hiện đại. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hạ tầng số đồng bộ, an ninh, và hiệu quả, coi đây là nền tảng để quản lý nhà nước trên môi trường số, đạt được mục tiêu giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Việc hoàn thiện, kết nối, và chia sẻ các cơ sở dữ liệu quốc gia, ngành và doanh nghiệp sẽ tạo ra một hệ thống thông tin thống nhất, liên thông, giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn.

Các doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn có một môi trường kinh doanh thông thoáng, nơi các rào cản về thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ, và chính sách thiếu minh bạch được gỡ bỏ, tạo điều kiện để bứt phá và nâng cao vị thế cạnh tranh.

Hải Yến

Tin liên quan

Tin khác

Bảo hiểm nhân thọ trong cuộc đua tìm khách hàng

Bảo hiểm nhân thọ trong cuộc đua tìm khách hàng

Kết thúc năm 2024, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam giảm 5,7%, chỉ đạt khoảng 148.000 tỷ đồng. Các dự báo cho năm nay hầu hết đều nhận định rằng chỉ tiêu này có thể sẽ tiếp tục sụt giảm khoảng 1,3% khiến tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ năm 2025 chỉ còn 146.100 tỷ đồng.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Việc Chính phủ trình Quốc hội thông qua Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam đánh dấu một sự kiện đặc biệt nổi trội, mở ra cánh cửa để Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển trong kỷ nguyên mới.
Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông tăng cao

Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông tăng cao

Ngày 16/6, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 8 tỉnh, thành phố, gồm Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình.
Chỉ 6.000 đồng/ngày đã có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

Chỉ 6.000 đồng/ngày đã có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

Công ty cổ phần Công nghệ KiotViet chính thức công bố chương trình ưu đãi đặc biệt: Giảm 30% chi phí phần mềm quản lý bán hàng để đồng hành, hỗ trợ hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ trong quá trình triển khai hóa đơn điện tử có mã khởi tạo từ máy tính tiền theo quy định mới của Chính phủ.
EVN đảm bảo cung ứng điện ổn định, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân

EVN đảm bảo cung ứng điện ổn định, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã công bố những kết quả đáng ghi nhận trong tháng 5/2025 và đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm cho tháng 6/2025, thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân.
Vietnam Airlines khởi công đồng thời 2 dự án hạ tầng quy mô gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Vietnam Airlines khởi công đồng thời 2 dự án hạ tầng quy mô gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Ngày 15/6/2025 vừa qua, tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Vietnam Airlines cùng các đơn vị thành viên đã tổ chức lễ khởi công đồng loạt hai dự án dịch vụ hàng không quy mô lớn gồm: Dự án cung cấp suất ăn hàng không số 1 và Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay số 1.
Tạo động lực để hộ kinh doanh “nâng cấp” thành doanh nghiệp

Tạo động lực để hộ kinh doanh “nâng cấp” thành doanh nghiệp

Việc chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp là một chủ trương lớn của Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế phi chính thức, đưa họ trở thành một phần năng động và chính thức của nền kinh tế. Mặc dù có nhiều lợi ích và ưu đãi hấp dẫn, nhưng vẫn đang có những e ngại nhất định từ chính các hộ kinh doanh.
MB chính thức tặng miễn phí App quản lý bán hàng, xuất hóa đơn điện tử

MB chính thức tặng miễn phí App quản lý bán hàng, xuất hóa đơn điện tử

Hưởng ứng Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ về tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, vừa qua Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức công bố triển khai chương trình tặng miễn phí ứng dụng mSeller - giải pháp hỗ trợ bán hàng và phát hành hóa đơn điện tử dành riêng cho hộ kinh doanh, tiểu thương và doanh nghiệp siêu nhỏ. ​
Liên kết là chìa khóa để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Liên kết là chìa khóa để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo Cục Thống kê, hiện cả nước có khoảng 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 97%. Trong 5 tháng năm 2025, cả nước có gần 66.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 647,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 453.900.
Từ thanh toán không tiền mặt đến tương lai tài chính toàn diện

Từ thanh toán không tiền mặt đến tương lai tài chính toàn diện

Vai trò của trung gian thanh toán và ví điện tử không chỉ giới hạn ở vấn đề thanh toán mà còn giúp cho ngân hàng, tổ chức tài chính có thể tiếp cận khách hàng.