Gỡ vướng pháp lý, đẩy nhanh thu hồi nợ
Tại Hội thảo “Các vấn đề pháp lý liên quan đến Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp và giải quyết tranh chấp tại Tòa án” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Tòa án Nhân dân (TAND) TP. Hà Nội tổ chức, TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký VNBA Việt Nam cho biết, thời gian qua cơ quan này đã nhận được nhiều đơn phản ánh từ các TCTD hội viên đề nghị can thiệp bảo vệ quyền lợi từ các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại, tín dụng, ngân hàng. Có một số vụ án sau khi nhận được văn bản của Hiệp hội, tòa án đã xem xét, thậm chí hoãn xét xử để điều tra bổ sung. Tuy nhiên, trong quá trình đó, Hiệp hội cũng nhận thấy nhiều phát sinh vướng mắc do quan điểm giải quyết tranh chấp của các cơ quan tố tụng từ khâu thụ lý đến quá trình giải quyết tại tòa án chưa có sự thống nhất trong nhiều nội dung quan trọng như: xác định người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, xác định địa chỉ của người bị kiện; việc xem xét, thẩm định tại chỗ đối với tài sản bảo đảm (TSBĐ)...
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Chia sẻ cụ thể hơn về vướng mắc, ông Nguyễn Thành Long - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng cho biết, trên thực tế nhiều giao dịch bảo đảm của các TCTD, trong đó tập trung vào TSBĐ là quyền sử dụng đất bị tòa án tuyên vô hiệu do giao dịch liên quan đến tài sản trước đó bị tuyên vô hiệu (giao dịch về mua bán, thừa kế, tặng cho… do bên bảo đảm thực hiện). Lý do là khi nhận tài sản thế chấp là quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất, các TCTD thường chỉ căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) hợp pháp được cơ quan có thẩm quyền cấp, để xác định chủ sở hữu tài sản và thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
“Các TCTD không thể biết, không có điều kiện để biết và cũng không thể lường trước được việc sẽ phát sinh tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản giữa Bên bảo đảm và Chủ sở hữu cũ. Không có quy định nào của pháp luật quy định TCTD phải có trách nhiệm thẩm tra các giao dịch chuyển giao trước khi tài sản được cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận, cũng như quy định TCTD có chức năng, thẩm quyền để thẩm tra nguồn gốc hình thành tài sản theo Giấy chứng nhận đó”, ông Long thông tin và đề nghị Tòa án áp dụng thống nhất quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 về bảo vệ người thứ ba ngay tình trong các tình huống cụ thể như giao dịch chuyển nhượng nhà đất trên cơ sở ủy quyền/đại diện... Đồng thời, đề nghị TAND tối cao xem xét về việc nâng các nội dung hướng dẫn trong Công văn số 64 để ban hành thành Nghị quyết; có đính chính/hủy bỏ tình huống về xác định “người thứ ba ngay tình” tại Văn bản số 02.
Một vướng mắc nữa được các ngân hàng chia sẻ đó là việc tòa án chậm trễ thụ lý vụ án. Đại diện một NHTM lớn cho biết, tuy trong hồ sơ khởi kiện của ngân hàng đã chuẩn bị đầy đủ theo quy định của luật và hướng dẫn của tòa án, nhưng tòa vẫn yêu cầu cung cấp giấy tờ mà quy định pháp luật không yêu cầu. Đơn cử, ngân hàng này nộp đơn khởi kiện một khách hàng từ năm 2018 tại Tòa án quận Thanh Xuân, nhưng đến nay chưa được thụ lý do tòa yêu cầu ngân hàng phải xin xác nhận địa chỉ cư trú mới nhất từ cơ quan có thẩm quyền đối với khách hàng dù khách hàng này vẫn ở địa chỉ hiện tại nhiều năm qua. Chưa kể, khi cán bộ ngân hàng gặp đại diện công an phường thì được trả lời nội dung xác nhận này không thuộc trách nhiệm, quyền hạn của họ và quy định pháp luật không yêu cầu phải nộp xác nhận trên. Do đó, đại diện ngân hàng đề nghị TAND TP. Hà Nội hướng dẫn các Tòa án địa phương về hồ sơ và các điều kiện tránh tình trạng thụ lý vụ án quá chậm trễ như hiện nay...
Ở góc độ cơ quan quản lý, đại diện Vụ Pháp chế NHNN bày tỏ mong muốn lãnh đạo TAND các quận, huyện trên địa bàn TP. Hà Nội tiếp tục quan tâm, phối hợp với ngành Ngân hàng, VNBA và các TCTD trong việc giải quyết các vụ việc/vụ án theo thẩm quyền đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các TCTD; xem xét, ghi nhận và chỉ đạo xử lý, giải quyết đối với các vướng mắc, bất cập tại các cấp toà án trên địa bàn Hà Nội theo các vụ việc/vụ án mà các TCTD đề cập. Qua đó góp phần giúp các TCTD đẩy nhanh việc xử lý tranh chấp tại tòa, sớm thu hồi nợ vay phù hợp với quy định của pháp luật.
Ông Nguyễn Hữu Chính – Chánh án TAND TP. Hà Nội cũng ghi nhận, qua giải quyết án tín dụng nổi lên một số vấn đề như có sự khác biệt về quan điểm giữa TAND TP. Hà Nội và ngân hàng. Thống kê lượng án liên quan tín dụng không thể xử ngày càng tăng. Trong số 5.419 vụ án mà Tòa án Hà Nội đang giải quyết trong 6 tháng đầu năm 2022 thì có tới 1.223 vụ án tranh chấp tín dụng, chiếm 23%. Việc giải quyết các vụ án của tòa án đối với các vụ án tranh chấp về tín dụng có phần chậm…
Lắng nghe ý kiến đóng góp, ông Nguyễn Hữu Chính đề nghị tất cả các ngân hàng tổng hợp lại các vụ án cụ thể, những vụ việc giải quyết quá chậm, phía Tòa án Hà Nội sẽ đôn đốc và giải thích rõ nguyên nhân gây ra sự chậm trễ này để tránh hiểu sai vấn đề. Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý ngân hàng nên thẩm định tài sản thế chấp chặt chẽ; kiểm tra, giám sát tài sản thế chấp để tránh những phát sinh, vướng mắc dẫn đến việc giải quyết án tín dụng còn chậm.
Về phía VNBA, TS. Nguyễn Quốc Hùng cũng đề nghị các hội viên rà soát lại hồ sơ theo đúng quy trình pháp luật. Trường hợp nào thực sự khó khăn vướng mắc, nguy cơ xảy ra oan sai, Hiệp hội sẽ tổng hợp gửi lên Tòa án đồng thời làm việc với các cơ quan có thẩm quyền cũng như để đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp các hội viên.
Các tin khác

Quảng Nam: Tuyên truyền, hướng dẫn cho vay hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất

Tỷ giá sáng 27/9: Tỷ giá trung tâm tiếp tục nhích nhẹ

Thanh toán thẻ đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống

Tỷ giá sáng 26/9: Tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Vay tiêu dùng: Rẻ và dễ

LPBank ký hợp đồng mua Corebanking - T24 của Temenos Thụy Sỹ

Đắk Lắk: Hiệu quả từ đầu tư vốn đối với cây sầu riêng

Tỷ giá sáng 25/9: Tỷ giá trung tâm tăng 16 đồng

Sacombank tiếp tục giảm lãi, đưa vốn vay ưu đãi đến người dân, doanh nghiệp 3 tháng cuối năm

Chủ động phòng ngừa rủi ro rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa

Tỷ giá sáng 22/9: Tỷ giá trung tâm giảm phiên thứ hai liên tiếp

Xanh hóa ngành ngân hàng cho mục tiêu phát triển bền vững

Thanh toán bằng thẻ dần thay thế cho tiền mặt

Ngân hàng “bắt tay” Fintech: Gia tăng lợi ích cho khách hàng

Cải cách về quản lý vốn của ADB giúp khai mở 100 tỷ USD vốn tài trợ mới trong thập niên tới

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

Có nên cấm xây dựng, kinh doanh nhà chung cư mini?
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’
Tiền Giang: Ngành Ngân hàng tích cực phối hợp chống tham nhũng
Thái Bình: Sơ kết thực hiện phối hợp công tác giữa Công an và Ngân hàng Nhà nước

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam
