Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam năm 2024 đạt 38,23 tỷ USD, giảm 3,0% so với năm trước, trong khi vốn đầu tư thực hiện tăng 9,4%, đạt 25,35 tỷ USD. Dòng vốn mới tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến, chế tạo và bất động sản, với Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc dẫn đầu danh sách nhà đầu tư. Sự tăng trưởng tích cực ở các dự án điều chỉnh vốn và vốn thực hiện đã khẳng định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.
Tháng 12/2024, cả nước ghi nhận gần 10.000 doanh nghiệp thành lập mới với hơn 96.400 tỷ đồng vốn đăng ký, giảm mạnh so với tháng trước và cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 14,8% so với tháng trước và tăng 38,3% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực trong bối cảnh kinh tế nhiều thách thức.
Nhìn lại năm 2024, TS. Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) cho biết, doanh nghiệp vừa trải qua một năm rất khó khăn do kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động.
Nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đặt mục tiêu mỗi năm huy động thành công khoảng 3,5 tỷ USD cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và các công ty cổ phần tư nhân có tiềm năng, chưa niêm yết tại Việt Nam.
Việc doanh nghiệp không thể tiếp cận chính sách giảm thuế nhập khẩu khô dầu đậu tương đang ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và cạnh tranh của ngành chăn nuôi.
Nhận định về tình hình phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh cho rằng, năm 2025, những diễn biến bất lợi trên thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, công nghiệp, xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư của Việt Nam.
Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) trên các chuyến bay từ châu Âu. Theo đó, từ ngày 1/1/2025, tất cả chuyến bay của hãng khởi hành từ các sân bay Châu Âu đều sử dụng SAF.
Với định hướng trở thành tập đoàn tiên phong trong việc “xanh hóa” ngành cơ khí chế tạo và kết cấu thép, Đại Dũng Group không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Doanh thu hợp nhất của Viettel năm 2024 là 190 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 103% kế hoạch, tăng trưởng 10,3% - mức tăng cao nhất ngành. Lợi nhuận trước thuế 51 nghìn tỷ đồng, đạt 111% kế hoạch, tăng trưởng 11,3%.
Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Theo CNN Indonesia, với sự chèo lái của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, trong năm 2024, VinFast không chỉ làm nên lịch sử khi trở thành hãng xe số 1 tại Việt Nam mà còn ghi dấu ấn đậm nét tại nhiều thị trường trên khắp thế giới.
Với những nỗ lực không ngừng, nhiều doanh nghiệp cả trong lẫn ngoài nước đã đánh giá cao môi trường và tiềm năng đầu tư tại TP. Đà Nẵng. Điều này là cơ sở quan trọng giúp thu hút ngày càng nhiều nguồn lực đầu tư từ trong và ngoài nước…
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), doanh nghiệp ngành này đang đứng trước cơ hội lớn khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Điều này giúp doanh nghiệp cơ khí có ưu thế hơn khi xuất khẩu, mở rộng thị trường, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài vào.
UBND tỉnh Bình Dương vừa trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 dự án của doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 42.000 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD), trong đó có 20 dự án được trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
Ngày 02/01/2025, được sự chấp thuận từ Bộ Tài chính, Công ty TNHH BHNT Generali Việt Nam (Generali Việt Nam) chính thức công bố tăng vốn thêm 1.000 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ hiện tại từ 7.202.600.000.000 đồng lên 8.202.600.000.000 đồng. Việc tăng vốn điều lệ tiếp tục khẳng định cam kết đầu tư dài hạn của Tập đoàn Generali tại thị trường Việt Nam.