Khó khăn bên ngoài gia tăng, xuất khẩu đối mặt với giai đoạn “chững lại”
Ảnh minh họa |
Dữ liệu cũng cho thấy, mặc dù nhu cầu nội địa tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng trong tháng 11 nhưng lạm phát tiếp tục là một vấn đề đáng lưu tâm.
Tháng 9/2022 | Tháng 10/2022 | Tháng 11/2022 | |
PMI | 52,5 | 50,6 | 47,4 |
Xuất khẩu (% so với cùng kỳ năm) | 9,9 | 5,2 | -7,4 |
Nhập khẩu (% so với cùng kỳ năm) | 4,9 | 6,7 | -2,0 |
CPI (% so với cùng kỳ năm) | 3,9 | 4,3 | 4,4 |
Sản xuất công nghiệp (% so với cùng kỳ năm) | 25,3 | 19,1 | 12,6 |
Sau hơn hai năm thương mại bùng nổ, giai đoạn “chững lại” đã đến. Các đơn hàng toàn cầu giảm mạnh, ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu châu Á. Việt Nam cũng không ngoại lệ và thuộc diện “đứng mũi chịu sào” xét về mức độ bị tác động. Trong tháng 11, lần đầu tiên trong vòng hai năm, Việt Nam chứng kiến mức sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước trong tăng trưởng xuất khẩu, suy giảm ở tất cả các lĩnh vực. Cụ thể, dữ liệu tháng 11 cho thấy xuất khẩu giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước, giảm nhiều hơn so với dự báo của HSBC và thị trường (HSBC: -2,3%; BBG: -2,3%).
“Là một ngôi sao đang lên và đã thâm nhập sâu vào hệ sinh thái sản xuất toàn cầu, Việt Nam không tránh khỏi những tác động do đợt thương mại toàn cầu chậm lại đáng kể này. Nói cách khác, giai đoạn chững lại đã tới”, báo cáo đánh giá.
Lần đầu tiên trong vòng hai năm, xuất khẩu của Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. |
Xuất khẩu trong lĩnh vực máy móc và thiết bị cùng với các sản phẩm gỗ đã bắt đầu đi xuống; lĩnh vực điện tử và dệt may/da giày - hai trụ cột xuất khẩu của Việt Nam cũng đã giảm tốc do nhu cầu “hạ nhiệt” ở các nước phương Tây, đặc biệt là do suy giảm của kinh tế Mỹ.
Về diễn biến tình hình tháng 11, báo cáo cho rằng bất chấp các yếu tố bên ngoài suy yếu, nhu cầu trong nước tiếp tục phục hồi đã phần nào hỗ trợ tăng trưởng. Tuy tốc độ bắt đầu giảm nhiệt, doanh thu bán lẻ vẫn là trụ cột vững mạnh cho tăng trưởng trong tháng 11.
Mặc dù vậy, lạm phát đang là một vấn đề ngày càng đáng lưu tâm, khi đã có tháng thứ hai (so với cùng kỳ năm trước) vượt mức 4%.
“Khác với các nước láng giềng trong khu vực, Việt Nam tiếp tục chứng kiến áp lực tăng trong lĩnh vực năng lượng. Mặt khác, cũng giống như các quốc gia khác, lạm phát cơ bản cũng đã tăng mạnh, phản ánh thị trường lao động đang được cải thiện. Vì vậy, cộng với hiệu ứng cơ sở không thuận lợi, chúng tôi dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ còn gia tăng trong vài tháng/quý tới, khiến NHNN nhiều khả năng phải tiếp tục có những biện pháp tiền tệ để “hãm phanh” đà tăng của lạm phát”, báo cáo dự báo.