‘Không hãng bay nào có lãi nếu chỉ kinh doanh vận tải hàng không'
Chặng đường phục hồi vẫn còn nhiều “chông gai”
Nhận định của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) về thị trường hàng không dân dụng thế giới cho thấy tới năm 2024, tổng thị trường sản lượng hành khách quay về năm 2019 - chiếm 103%. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau dịch COVID-19 hồi phục chậm nhất và năm 2024-2025 mới quay về như năm 2019.
IATA cũng đưa ra dự báo mức lỗ của các hãng hàng không trên thế giới năm 2022 dự kiến là 9,7 tỷ USD (mức lỗ năm 2020 là 133 tỷ USD) và có thể xấu hơn. Riêng khu vực châu Á sẽ lỗ 8,9 tỷ USD do phục hồi chậm với lý do Trung Quốc và Hong Kong, Đài Loan còn đóng cửa và hạn chế khai thác bay đi - đến các nước này.
Với Việt Nam, thời gian qua, nội địa hồi phục và có khoảng thời gian quay lại như trước dịch (năm 2019). Đơn cử như mức tăng trưởng cao nhất là tháng 7-8/2022 cao hơn lần lượt 40% và 35% so với thời điểm năm 2019.
“Việt Nam được đánh giá là thị trường quay lại phục hồi nhanh nhất trên bình diện nội địa sau đại dịch COVID-19. Có 2 nhóm đường bay tốc độ phục hồi nhanh nhất là đường bay du lịch và đường bay đến các địa phương như Pleiku, Đồng Hới, Chu Lai và một số đường bay khách công vụ TP. Hồ Chí Minh - Đà Nẵng đạt 80% so với 2019”, đại diện Vietnam Airlines tiết lộ.
Đối với thị trường quốc tế, mặc dù Việt Nam là nước mở cửa sớm cho khách chưa tiêm vaccine được nhập cảnh, tuy nhiên đại diện Vietnam Airlines thừa nhận mức độ phục hồi của Vietnam Airlines còn xa so với 2019 và vẫn còn nhiều khó khăn hơn là thuận lợi.
Theo vị đại diện này, tính chung 8 tháng đầu năm nay, thị phần khách bay quốc tế mới đạt 18% so với năm 2019. Riêng trong tháng Tám, thị phần đường bay quốc tế chỉ đạt 38% so với 2019; khá hơn là thị trường Australia, Singapore đạt 45% so với 2019. Tại các thị trường trọng điểm, thị phần còn rất thấp như Trung Quốc bằng 0%, Đài Loan khách bay chỉ chiếm hơn 10%.
Hiện, đội máy bay của Vietnam Airlines vẫn dư thừa khoảng 25% năng lực, do thị trường quốc tế chưa phục hồi, chỉ tập trung khai thác thị trường nội địa. Khi thị trường quốc tế chưa phục hồi, các hãng sẽ đưa máy bay vào khai thác bay nội địa dẫn đến dư thừa cung ứng và “chiến tranh về giá vé”.
“Các hãng bay trong nước đều đưa máy bay vào thị trường nội địa nên dư thừa cung ứng và cạnh tranh về giá cao như tháng 7-8 giá vé bay tăng quá cao so với giai đoạn trước đó. Còn nếu so cao điểm tháng 6-7/2019 thì mức giá chỉ đạt tương đương. Tính chung từ tháng 1-8/2022, giá vé đang thấp hơn 11% so với 2019”, đại diện Vietnam Airlines cho hay.
Phía Vietnam Airlines cũng chỉ ra các rủi ro thách thức đến việc phục hồi của ngành hàng không trong thời gian tới gồm xung đột Nga - Ukraine; giá nhiên liệu cao từ tháng Năm đến nay và dự kiến duy trì mức cao, như giá dầu Jet A1 là 130 USD/thùng so với mức bình quân 74 USD/thùng năm 2019. Đáng lưu ý, giá 1 USD nhiên liệu tăng thì Vietnam Airlines sẽ gánh thêm tổng chi phí 140-150 tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, nhiều thị trường lớn còn hạn chế khách nhập cảnh, chưa có kế hoạch mở cửa rõ ràng (như Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong); biến động về tỷ giá khiến chi phí tăng (chi phí bằng USD đang tăng giá, các đồng tiền doanh thu quan trọng như euro, yên Nhật mất giá mạnh).
“Như vậy, có thể đánh giá thị trường hàng không Việt Nam vẫn còn khó khăn trong năm nay và năm 2023. Do đó, các hãng hàng không cần nhiều phương án để duy trì hoạt động tiến tới thoát khỏi khủng hoảng và có lãi”, đại diện Vietnam Airlines cho hay.
Kỳ vọng có lãi từ năm 2023
Trả lời câu hỏi tại sao Vietnam Airlines lỗ trong khi vẫn có hãng hàng không đã báo lãi, đại diện Vietnam Airlines cho rằng nhìn vào báo cáo tài chính thì không có hãng nào có lãi nếu chỉ tính riêng kinh doanh vận tải hàng không đơn thuần.
“Hãng hàng không khác lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào kết quả từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác bổ trợ cho hoạt động vận tải hàng không và phương thức hạch toán được doanh nghiệp đó áp dụng. Trong khi đó, Vietnam Airlines cơ bản không có hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài vận tải hàng không. Cổ đông lớn nhất là Nhà nước thì cũng không có giải pháp gì ngoài hỗ trợ vay ưu đãi và phát hành thêm cổ phiếu”, vị này lý giải thêm.
Theo kế hoạch, mức lỗ cả năm 2022 của Vietnam Airlines có thể lên tới 9.335 tỷ đồng. Hãng coi con số này là mức trần nhưng chắc chắn sẽ giảm tốt hơn so với dự kiến đưa ra.
Về giải pháp khắc phục, giảm lỗ, đại diện hãng cho hay trong nửa đầu năm nay, số lỗ đã giảm đáng kể so với kế hoạch đặt ra (giảm lỗ được 1.440 tỷ đồng). Hãng cũng đẩy mạnh tái cơ cấu tài sản (trọng tâm là bán máy bay cũ, bán và thuê lại một số máy bay), danh mục đầu tư để có thêm nguồn tiền; từng bước triển khai tái cơ cấu tổng thể khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt là phương án phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn.
“Vietnam Airlines kỳ vọng nếu không có các yếu tố bất thường xảy ra, hãng sẽ bắt đầu có lãi từ năm 2023”, đại diện hãng nói.
Các tin khác

9 tháng, vốn FDI đăng ký vượt 20 tỷ USD, giải ngân 15,9 tỷ USD

Bac A Bank chính thức phát hành hơn 3.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng

Giá lúa mì lao dốc: Doanh nghiệp Việt cần có chiến lược mua hàng thận trọng

37 dự án vào Chung kết cuộc thi Dự án Khởi nghiệp xanh lần thứ 9

Thêm nhiều doanh nghiệp có tiềm năng tham gia dự án đường dây 500 kV mạch 3 kéo dài

Doanh nghiệp Nhà nước: Nhìn lại và hướng tới

Xây dựng phương án hỗ trợ đầu tư công nghệ cao

ABIC Hải Phòng chi trả quyền lợi bảo hiểm Bảo an tài khoản cho khách hàng

Doanh nghiệp Nhà nước đang chậm chuyển mình

Nghiên cứu Xu hướng Du lịch toàn cầu (GTI) 2023 có nhiều điểm thú vị

PNJ liên tiếp nhận giải thưởng Best Retail Marketing

VietnamPrintPack 2023 thúc đẩy sự đổi mới trong ngành bao bì và in ấn

Kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Tín chỉ carbon giúp doanh nghiệp giữ vững thị trường xuất khẩu

Phần mềm độc hại tấn công nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

ADB: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 ở mức 5,8%

Có nên cấm xây dựng, kinh doanh nhà chung cư mini?

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Tiền Giang: Ngành Ngân hàng tích cực phối hợp chống tham nhũng
Thái Bình: Sơ kết thực hiện phối hợp công tác giữa Công an và Ngân hàng Nhà nước
NHNN Tiền Giang tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản về hoạt động của QTDND

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp
