Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vượt thách thức
15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Singapore, đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào Chủ nhật tuần qua. Các quốc gia này có tổng dân số hơn 2 tỷ người và tổng GDP hơn 26 nghìn tỷ USD - và chiếm khoảng 30% dân số thế giới và nền kinh tế toàn cầu.
Ảnh minh họa |
10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký RCEP với các đối tác thương mại hàng đầu của họ là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Các quốc gia tạo thành ASEAN là: Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Brunei, Campuchia, Myanmar và Lào.
Điểm đáng chú ý là Hiệp định này không có sự tham gia của Hoa Kỳ và điều đó có thể tạo điều kiện cho Trung Quốc củng cố vị thế của mình như một đối tác thương mại quan trọng đối với Đông Nam Á và các quốc gia khác trong khu vực.
Theo ông Iswaran, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Singapore, RCEP là một bước phát triển quan trọng nhưng cũng là một tín hiệu rất quan trọng đối với các thị trường toàn cầu rằng ngay cả khi chúng ta đang chiến đấu với thách thức (đại dịch coronavirus), thách thức về chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng như thách thức về kinh tế, chúng ta cần tiếp tục xây dựng cầu nối và hội nhập kinh tế. Ông Iswaran cũng là bộ trưởng phụ trách quan hệ thương mại và giám sát các cuộc đàm phán thương mại song phương và đa phương của thành phố-bang tại Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore.
Thỏa thuận RCEP đưa ra các điều khoản về quyền tiếp cận ưu đãi trong giao dịch hàng hóa, các quy tắc tiêu chuẩn xung quanh đầu tư và các quy tắc quản lý, các biện pháp tạo thuận lợi thương mại tăng cường cũng như “các khía cạnh hướng tới tương lai” như thương mại điện tử và luật cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ.
Với quy mô và sự đa dạng của các thành viên, RCEP báo hiệu một cam kết và mức độ tham vọng về hội nhập kinh tế, đó là một chặng đường dài hơn tám năm và đó là kết quả xứng đáng với những nỗ lực của các nước trong khu vực.
Việc ký kết đã được các nhà lãnh đạo của 15 quốc gia tán thành và thể hiện “ý chí và cam kết chính trị” để hoàn thành mọi việc theo thỏa thuận. Động lực xuất phát từ thực tế là các chính phủ nhận ra rằng hoàn cảnh hiện tại đang rất nghiêm trọng do đại dịch coronavirus gây ra, đòi hỏi họ phải nhanh chóng thực hiện các sáng kiến kinh tế nhằm mở ra cơ hội cho người dân và doanh nghiệp của họ. Một trong những cách để làm điều đó là liên kết với các nền kinh tế khu vực và toàn cầu thông qua các thỏa thuận như RCEP, ông Iswaran nhấn mạnh thêm.
Ông Lavanya Venkateswaran, nhà kinh tế tại Bộ phận Tài chính châu Á & châu Đại Dương của Ngân hàng Mizuho cho rằng, thỏa thuận nhằm mục đích bãi bỏ khoảng 92% thuế quan hàng hóa trao đổi và nó góp phần quan trọng trong việc tăng cường liên kết chuỗi cung ứng với việc tiếp cận lĩnh vực dịch vụ, với tham vọng khoảng 65% lĩnh vực dịch vụ được mở cửa hoàn toàn theo RCEP.
RCEP là một dây chuyền rất cần thiết và dài hạn cho thương mại toàn cầu dựa trên sự hợp tác, cam kết và quy tắc thương mại đa bên. Có thể cho rằng, RCEP cũng có những hy vọng giúp thúc đẩy phục hồi thương mại khu vực và thương mại toàn cầu.