Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Lãi suất và phục hồi tăng trưởng

Lê Đỗ
Lê Đỗ  - 
Theo các chuyên gia, môi trường lãi suất cao là một trong những yếu tố rủi ro đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và khả năng hồi phục tăng trưởng.
aa
lai suat va phuc hoi tang truong Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam ở mức 6,5%
lai suat va phuc hoi tang truong Tìm điểm cân bằng của chính sách tiền tệ trước nhiều biến số

Nhiều yếu tố khiến mặt bằng lãi suất còn cao

Phát biểu tại Tọa đàm “Tác động môi trường lãi suất cao tới ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng năm 2023”, do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cùng Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) Việt Nam tổ chức ngày 11/5, ông Florian Feyerabend, Trưởng đại diện Văn phòng KAS tại Việt Nam ghi nhận, việc có tới 2,7 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2023 (tăng gấp 30 lần cùng kỳ năm 2022 và đạt 1/3 mục tiêu đề ra cho năm 2023) là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế quý I. Tuy nhiên, những điểm sáng như vậy chưa nhiều và tăng trưởng GDP quý I chỉ khoảng 3,3%, với sản lượng công nghiệp, xuất khẩu… đều giảm. Điều đó cho thấy, mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực giải quyết những nút thắt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế song vẫn còn nhiều thách thức. Trong đó, lãi suất cao vẫn là một hạn chế đối với các hoạt động kinh doanh.

“Lãi suất cao sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế - động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Do đó, cần có những giải pháp cụ thể để thúc đẩy nền kinh tế phát triển…”, theo ông Florian Feyerabend.

lai suat va phuc hoi tang truong
Tọa đàm “Tác động môi trường lãi suất cao tới ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng năm 2023”.

Báo cáo của nhóm nghiên cứu được trình bày tại Tọa đàm cho thấy, mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng trong khoảng thời gian từ tháng 7/2022 đến tháng 2/2023. Theo TS. Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, môi trường lãi suất cao không chỉ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện hành mà còn ảnh hưởng đến nhu cầu khởi nghiệp, lớn hơn là đến đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhìn nhận, lãi suất tại Việt Nam trong so sánh với các nước đang ở mức “trung bình cao”. TS. Lực cho rằng điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đơn cử hiện mức độ xếp hạng tín nhiệm của quốc gia, của bản thân các doanh nghiệp mới ở mức khoảng 2B+ theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế, thấp hơn Trung Quốc, hay các nước trong khu vực như Indonesia, Philippines…

“Tức là mức độ rủi ro của Việt Nam vẫn cao hơn, mà như thế lãi suất sẽ phải cao hơn”, TS. Lực nói.

Một thực trạng khác được chỉ ra là hiện vẫn còn một số tổ chức tín dụng yếu kém và họ thường đẩy mặt bằng lãi suất huy động lên cao khiến mặt bằng lãi suất bị đẩy lên một cách thiếu lành mạnh…

Có dư địa và điều kiện để giảm thêm lãi suất

Thực tế trong thời gian vừa qua, 2 lần giảm các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tạo thông điệp và định hướng tích cực cho các ngân hàng thương mại trong việc giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay. Các ngân hàng hầu hết đã có sự chủ động trong việc giảm lãi suất, rõ nét nhất là trong tháng Tư và đầu tháng Năm này.

Theo số liệu từ NHNN đến cuối tháng 4, lãi suất huy động chung của tất cả các tổ chức tín dụng đã giảm khoảng 1-1,2%; lãi suất cho vay giảm khoảng 0,5-0,65%. Riêng các ngân hàng thương mại Nhà nước, mức giảm tích cực hơn (phần lãi suất huy động giảm từ 1-1,5%; lãi suất cho vay giảm từ 1,5-2%). Qua đó, đưa các khoản tiền gửi mới và các khoản tín dụng mới về các mức bình quân tương ứng với tiền gửi là 6,0-6,1% (cộng tất cả kỳ hạn lại chia bình quân); cho vay từ 9-9,2%. Đây là những con số cho thấy tốc độ giảm lãi suất đang khá tích cực trong thời gian vừa qua.

"Trong bối cảnh ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế là hết sức cần thiết lúc này, thực tế cung tiền có xu hướng giảm (liên tục giảm từ 2021 đến nay), trong khi Việt Nam có xu hướng duy trì được vị thế là nước xuất khẩu vốn (có thặng dư cán cân vãng lai)", TS. Nguyễn Tú Anh cho rằng có dư địa để tiếp tục giảm thêm lãi suất.

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực cho rằng nếu dung hòa, cân bằng tốt được các chính sách, Việt Nam vẫn có dư địa để giảm thêm lãi suất ở mức 1-2% nữa trong năm nay. Các yếu tố chính để giảm lãi suất được chỉ ra bao gồm: (i) Xu hướng lạm phát trong nước đã và đang giảm dần, kể cả có tăng lên quanh mức 4% thì vẫn chấp nhận được; (ii) Áp lực lạm phát, lãi suất, tỷ giá trên toàn cầu hiện đã giảm đi rất nhiều so với năm ngoái; (iii) Thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện nay tốt hơn so với quý IV/2022; (iv) Giải ngân vốn đầu tư công sẽ tốt lên, giúp giảm bớt các ách tắc khi tiền nằm ở kho bạc Nhà nước, nằm ở hệ thống ngân hàng và giảm bớt chuyện nợ đọng vốn lẫn nhau ở các doanh nghiệp.

Theo đó, vòng quay tiền sẽ nhanh hơn, lượng cung tiền năm nay dự báo khoảng 10% cao hơn mức chỉ 6,2% của năm ngoái.

Đại diện nhóm nghiên cứu, TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng VEPR cũng nhấn mạnh, việc tiếp tục cải cách thể chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hiệu quả, thống nhất cho doanh nghiệp là quan trọng nhất hiện nay. Cùng với đó, trong cân bằng giữa mục tiêu duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, cần đồng thời tìm kiếm các giải pháp chính sách, trong đó có khơi thông sự luân chuyển của dòng vốn nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế.

Lê Đỗ

Tin liên quan

Tin khác

MB: Dư nợ tín dụng xanh đạt 65.063 tỷ đồng, chiếm 8,5% tổng tín dụng

MB: Dư nợ tín dụng xanh đạt 65.063 tỷ đồng, chiếm 8,5% tổng tín dụng

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã: MBB) đang nổi lên như một trong những tổ chức tín dụng tiên phong tại Việt Nam tích hợp các yếu tố bền vững vào chiến lược tăng trưởng dài hạn. Theo báo cáo thường niên năm 2024, dư nợ tín dụng xanh tại MB đã đạt 65.063 tỷ đồng - tương đương 8,5% tổng dư nợ của ngân hàng, đưa MB vào nhóm đầu các ngân hàng thương mại trong hệ thống xét theo tỷ trọng tín dụng xanh.
Tín dụng tiếp tục là điểm sáng ngành Ngân hàng

Tín dụng tiếp tục là điểm sáng ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng bước vào quý I/2025 với tăng trưởng tín dụng cải thiện tích cực nhưng lợi nhuận vẫn chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt. Trong bức tranh kinh tế còn tiềm ẩn rủi ro bên ngoài, tín dụng đang nổi lên như một điểm sáng, phản ánh phần nào sự hồi phục nhu cầu vốn và sự linh hoạt trong điều hành của hệ thống ngân hàng.
VPBank dẫn đầu về tăng trưởng huy động trong những tháng đầu năm 2025

VPBank dẫn đầu về tăng trưởng huy động trong những tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh ngành Ngân hàng bước vào năm 2025 với nhiều thách thức, từ rủi ro bên ngoài như căng thẳng thuế quan cho tới áp lực nội tại do biên lãi thuần (NIM) bị thu hẹp, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) nổi bật là điểm sáng hiếm hoi với tốc độ tăng trưởng huy động dẫn đầu ngành ngay trong quý I, đồng thời duy trì hiệu quả kinh doanh và củng cố nền tảng phát triển dài hạn.
Một cổ phiếu ngân hàng chất lượng cao đang bị thị trường “bỏ quên”

Một cổ phiếu ngân hàng chất lượng cao đang bị thị trường “bỏ quên”

Trong bối cảnh ngành ngân hàng đối mặt với áp lực tăng trưởng tín dụng và gia tăng rủi ro tài sản, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) vẫn cho thấy năng lực vận hành ổn định và hiệu quả, nhưng thị giá cổ phiếu lại đang phản ánh mức định giá thấp hơn đáng kể so với giá trị nội tại. Theo đánh giá mới cập nhật của SSI Research, VCB là một trong những cổ phiếu ngân hàng có định giá hấp dẫn trong nhóm các ngân hàng thương mại.
BVBank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 71.700 tỷ đồng

BVBank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 71.700 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2025, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, mã: BVB) ghi nhận những kết quả tài chính tích cực, cho thấy sự đúng hướng trong chiến lược tập trung vào ngân hàng bán lẻ hiện đại và đẩy mạnh số hóa. Với tổng tài sản vượt mốc 110.100 tỷ đồng, tăng 6,4% so với đầu năm, BVBank tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng có tốc độ phát triển bền vững trong nhóm ngân hàng cỡ vừa.
KienlongBank: Hơn 95% giao dịch khách hàng qua kênh số

KienlongBank: Hơn 95% giao dịch khách hàng qua kênh số

Trong quý I/2025, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận tăng trưởng 66% so với cùng kỳ năm 2024. Thành quả này đến từ sự kết hợp giữa tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng số và chiến lược phân lớp khách hàng linh hoạt - ba trụ cột đang định hình lại mô hình tăng trưởng bền vững của ngân hàng trong kỷ nguyên số.
Tổng tài sản của VietBank đạt 174.377 tỷ đồng

Tổng tài sản của VietBank đạt 174.377 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, mã: VBB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với những kết quả tích cực, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô tài sản lẫn hiệu quả kinh doanh.
VietABank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt 84.910 tỷ đồng

VietABank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt 84.910 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, mã: VAB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tích cực. Lợi nhuận trước thuế đạt 352,9 tỷ đồng, tăng mạnh 42,5% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 292,9 tỷ đồng, tăng 44,5%.
Tổng tài sản của PVcomBank đạt 241.202 tỷ đồng

Tổng tài sản của PVcomBank đạt 241.202 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVComBank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2025 với thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự đạt 4.054,5 tỷ đồng, tăng 15,6% so với quý 1/2024. Ở chiều ngược lại, chi phí lãi giảm 12,8% so với cùng kỳ về còn 2.841 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí trả lãi tiền gửi giảm 24,6% còn 2.033 tỷ đồng.
VIB: CASA cuối quý I tăng 17% so với đầu năm

VIB: CASA cuối quý I tăng 17% so với đầu năm

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với hoạt động tín dụng và huy động tăng trưởng tích cực, trong đó CASA tăng 17% so với đầu năm góp phần vào chiến lược cải thiện biên lãi ròng và tối ưu hóa chi phí vốn.