Lan truyền tình yêu nghệ thuật truyền thống
Cùng gìn giữ, quảng bá nghệ thuật truyền thống dân tộc Nghệ thuật truyền thống giao duyên với điện ảnh |
Các phương tiện truyền thông trong nước cũng đã đề cập, báo chí nước ngoài cũng có bài viết. Có thể nói, thông qua việc làm của mình, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã làm mới các sản phẩm du lịch ở làng cổ Đường Lâm, góp phần thu hút du khách đến với ngôi làng Việt truyền thống này…
Làng cổ Đường Lâm là địa chỉ đã quá quen thuộc của nhiều du khách. Nhưng điểm đến quen thuộc này cần có sự làm mới để hấp dẫn hơn, đó cũng chính là mong muốn của nhiều người Hà Nội và một số tỉnh lân cận, để họ có thể trở lại thăm thú chứ không chỉ “đi một lần cho biết”.
Dường như thấu hiểu điều đó nên nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát luôn làm mới với những dự án cá nhân và kết nối cộng đồng. Mùa nào dường như anh cũng nghĩ ra nhiều “chiêu” để thu hút du khách gần xa. Như mùa hè vừa rồi, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát bắt đầu triển khai hoạt động làm tranh in khắc gỗ miễn phí. Đây không chỉ là một trải nghiệm thú vị mà còn giúp tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ và mang lại niềm vui cho khách du lịch.
![]() |
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tổ chức hoạt động dạy làm gốm miễn phí khi du khách đến tham quan Đường Lâm |
“Khi tham gia hoạt động làm tranh in khắc gỗ, khách du lịch sẽ được hướng dẫn và trải nghiệm các kỹ thuật và kỹ năng cần thiết để hoàn thành tác phẩm của mình. Đồng thời, hoạt động này còn giúp phát triển tư duy sáng tạo của khách du lịch. Bên cạnh đó, khi tham gia hoạt động làm tranh in khắc gỗ, khách du lịch có cơ hội giao lưu và kết nối với người địa phương, chia sẻ kinh nghiệm và tạo ra những mối quan hệ mới", nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát chia sẻ, đồng thời cho biết, nội dung trên tranh được các bạn nhỏ hướng đến là hình tượng làng cổ Đường Lâm.
Sau mấy tháng triển khai, những đoàn khách đến trải nghiệm hoạt động này càng đông hơn, trong đó có rất nhiều em nhỏ đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Chia sẻ về điều này, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát cho biết, anh rất hạnh phúc khi thấy các em nhỏ ở nhiều nơi trên thế giới bước vào studio của mình. Anh nhận thấy sự hào hứng, thích thú của các em khi tìm hiểu kỹ thuật làm tranh in khắc gỗ. Bên cạnh đó, du khách khi đến đây cũng cảm thấy đây là một hoạt động hấp dẫn, mới mẻ. “Qua hoạt động này tôi có thêm nhiều động lực để tiếp tục thực hiện các hoạt động có ý nghĩa với cộng đồng hơn nữa", anh bày tỏ.
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát là chủ nhân của nhiều công trình thiết kế sản phẩm du lịch của các tỉnh thành trên cả nước và đạt nhiều giải thưởng. Năm 2017, anh được UBND thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội”.
|
Mới đây, anh lại tiếp tục thực hiện khơi dậy nghề làm gốm cũ tại Sơn Tây. Theo nghệ nhân Tấn Phát, trước năm 1945 tại vùng đất này cũng có những lò gốm ngày đêm nhả khói. Sản phẩm của những lò gốm này là gốm đỏ bàn xoay, nổi tiếng với nồi đình. Những sản phẩm này theo thương lái ngược sông Hồng đi Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang…; hoặc xuôi về các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, nhiều thập niên trôi qua, nghề gốm nơi đây đã mai một. Nếu không có hành động thiết thực để phục hồi, lan tỏa thì thế hệ trẻ hôm nay sẽ không biết đến nghề truyền thống xưa của vùng đất Sơn Tây này…
Quan sát những hoạt động của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, thấy anh biết cách phát huy những thế mạnh của quê hương để thu hút du khách. Anh chia sẻ: “Là một nghệ sĩ, nghệ nhân sống trên mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, tôi hiểu được giá trị đặc biệt của vùng đất này. Sau quá trình học tập tại trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, được giao lưu, tham gia nhiều hiệp hội làng nghề, bạn bè trong nhiều lĩnh vực, tôi học hỏi được nhiều và hiểu rằng văn hóa của mỗi miền là một nét riêng, có những câu chuyện riêng. Văn hóa được hình thành từ nếp sống, địa lý, địa chất, thổ nhưỡng mỗi vùng đất. Vì thế, không thể có vùng đất nào giống hệt vùng đất nào. Chúng ta ở mỗi nơi hoàn toàn có thể phát huy hết năng lực và những giá trị riêng bởi thực sự chỉ có những con người sinh ra, lớn lên, dành trọn cuộc đời cho nơi ấy thì mới có thể thấu hiểu, phát huy hết những giá trị đó”.
Cái “lãi” mà Nguyễn Tấn Phát thu được là từ những ý tưởng của mình, suốt chục năm qua, mấy trăm học viên là trẻ nhỏ, người lớn tại Đường Lâm hoặc đến từ khắp nơi trên đất nước mình và cả du khách nước ngoài, mỗi người sẽ mang theo về nụ cười hiền lành của người nghệ sĩ tâm huyết với nghề; mang theo trong mình những dấu ấn khó phai với Đường Lâm và nhen nhóm những ký ức về sơn mài, tranh khắc gỗ…
Cũng như nhiều nơi, Đường Lâm đang thiếu những sản phẩm lưu niệm mang dấu ấn địa phương đặc trưng để quảng bá hình ảnh của mình sâu rộng hơn nữa. Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đang từng ngày nâng tầm du lịch Đường Lâm, Sơn Tây xứ Đoài bằng chính sự sáng tạo và tâm huyết của mình.
Theo nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, hội nhập không nhất thiết phải đưa sản phẩm đi khắp năm châu. Muốn như thế thì ngay tại “sân nhà”, các sản phẩm ấy trước hết phải được hiểu, được yêu chuộng và người làm nghề, người làng nghề phải sống được, sống khỏe đã.
Anh cũng không giấu giếm tham vọng làm ra những tác phẩm nghệ thuật, có thể đặt trong không gian nghệ thuật và cũng có khi là những sản phẩm mini, hộp đựng đồ, là những thứ ai cũng có thể sử dụng trong cuộc sống thường ngày.
Các tin khác

Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam

Thiên Vương “thở dốc”, Kiều Linh “chạy mất dép” khi thực hiện thử thách góp sức mang về giải thưởng 90 triệu đồng cho trẻ em mồ côi

Tour đặc biệt biệt Nhà máy Xe lửa Gia Lâm trong lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023

Đà Nẵng muốn được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù

Đắk Lắk: Đặt mục tiêu vươn lên “Top” 25 tỉnh có quy mô kinh tế đứng đầu cả nước

Ngành sản xuất tìm cách tiết kiệm điện

Nghiên cứu hoàn trả phí khám chữa bệnh BHYT

Từ HDBank Priority đến sự trở lại của huyền thoại saxophone Kenny G ở Việt Nam

Sắp diễn ra chương trình ‘Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2023’

Xúc tiến điểm đến du lịch liên vùng với các tỉnh Tây Nguyên

Văn Cao trong tâm tưởng người ở lại

TPBank mời Bạn ‘bung hết mình’ tại TPBank 2in1 Concert

Ngày Việt Nam tại Pháp 2023: Khám phá văn hóa Việt qua các hoạt động trải nghiệm đa giác quan

8Wonder Winter - Wake Up Festival và “mô hình mẫu” đánh thức du lịch Phú Quốc

Phát triển ngành công nghiệp văn hóa

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng
Thừa Thiên Huế: Phó Bí thư Tỉnh ủy nói chuyện với cán bộ, đảng viên và người lao động ngành Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng tiêu dùng giảm

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ

VPBank đón đầu xu hướng quản lý tài sản “may đo” riêng cho khách hàng VIP
