Linh hoạt thực hiện mục tiêu kép
Triển vọng kém lạc quan hơn
Triển vọng kinh tế đang có xu hướng kém lạc quan hơn trong nửa cuối năm nay. Đây là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Trưởng khoa Tài chính - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Theo vị chuyên gia này, hiện dịch bệnh đã tấn công vào các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp quan trọng, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn, nơi đóng góp khoảng 1/3 thu ngân sách cả nước. “Khi đầu tàu bị chậm lại và chắc chắn sẽ khiến cả đoàn tàu chậm lại”, chuyên gia này cảnh báo.
Triển vọng kém lạc quan hơn nên các tổ chức nghiên cứu đều hạ dự báo về tăng trưởng. Trong dự báo mới nhất của mình, VEPR đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng GDP năm nay. Ở kịch bản cơ sở (nhiều khả năng xảy ra nhất), tăng trưởng cả năm dự báo ở mức 4,5-5,1% với giả định dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý III/2021, tiêm chủng được triển khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý II/2022. Ở kịch bản thuận lợi, tăng trưởng dự báo ở mức 5,4-6,1% với giả thiết dịch bệnh được kiểm soát ngay trong tháng 8/2021, tiêm vắc-xin được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý I/2022. Trong khi đó ở kịch bản bất lợi, tăng trưởng có thể chỉ từ 3,5-4% nếu dịch bệnh chưa thể kiểm soát khống chế được, phải kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, kéo theo các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường cho tới quý IV, đồng thời quá trình tiêm chủng vắc-xin được triển khai chậm do thiếu nguồn cung.
![]() |
Các kịch bản tăng trưởng năm nay theo VERP |
PGS.TS. Phạm Thế Anh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phân tích, 6 tháng đầu năm chúng ta đã đạt tăng trưởng 5,64%, nhưng nếu kịch bản bất lợi xảy ra, tức là 6 tháng cuối năm chỉ tăng trưởng được gần 2%. Dù không kỳ vọng xác suất xảy ra kịch bản này cao, nhưng chuyên gia này lưu ý, con số tăng trưởng rất lạc quan trong quý II và 6 tháng vừa qua chưa phản ánh hết được những khó khăn, thách thức mà nền kinh tế đang phải đối mặt hiện nay, đặc biệt là mức độ bùng phát và phức tạp hơn của đợt dịch lần thứ 4 này. “Chúng tôi e rằng, sự bùng phát mạnh của đợt dịch này khiến cho nền kinh tế đối mặt với nguy cơ đình trệ, khó khăn trong các hoạt động thương mại, đầu tư…”, PGS.TS. Phạm Thế Anh cho biết.
Theo chuyên gia này, triển vọng tăng trưởng những tháng cuối năm sẽ phụ thuộc nhiều vào 3 yếu tố: Tốc độ và quy mô tiêm chủng vắc-xin; Hiệu quả/phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống bệnh dịch; Các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng ở trong nước, đặc biệt là hỗ trợ cho người lao động mất việc và triển khai trên thực tế các dự án đầu tư công, các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng.
Đồng tình trong nhìn nhận về triển vọng kinh tế sẽ khó khăn hơn, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV lưu ý thêm về yếu tố sức cầu cho đến hết 6 tháng đầu năm khá yếu và có thể còn tiếp tục yếu thêm trong quý III này trong bối cảnh dịch bùng phát mạnh và nhiều biện pháp giãn cách buộc phải áp dụng ở nhiều tỉnh, thành hiện nay. Tuy nhiên vẫn giữ góc nhìn lạc quan hơn về triển vọng kinh tế năm nay, TS. Lực đưa ra kịch bản cơ sở dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể đạt từ 5,8-6% (tức là tương đương với mức kịch bản thuận lợi mà VERP đưa ra). Giả thiết của kịch bản này là dịch bệnh sẽ cơ bản được kiểm soát trong tháng 8 tới, tiêm vắc-xin được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý II/2022 và kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định.
Kiên trì mục tiêu kép
Kiên trì mục tiêu kép là quan điểm được hầu hết các chuyên gia đưa ra. Nhưng theo TS. Cấn Văn Lực, nếu chống dịch thái quá thì hệ lụy sẽ kinh khủng. Còn PGS.TS. Phạm Thế Anh đã dẫn ra một loạt ví dụ để cho thấy sự thiếu nhất quán trong việc xử lý các tình huống phòng chống dịch giữa các địa phương, trong đó có nhiều biện pháp của một số tỉnh tương đối “cực đoan” khiến cho việc sản xuất, lưu thông hàng hóa gặp khó khăn, ùn ứ, chậm trễ thậm chí đứng trước nguy cơ bị đứt gãy nếu không kịp thời điều chỉnh.
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Xuân Thành - Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, thực hiện mục tiêu kép vẫn phải làm và không nên đặt ra câu chuyện đánh đổi ở đây. “Thực tế, để có được hoạt động kinh tế trong nước thì phải kiểm soát dịch. Ngược lại, nếu không có hoạt động kinh tế thì cũng không kiểm soát dịch được”, ông Thành nói.
Theo ông, phòng ngừa dịch bệnh, nhưng những hoạt động kinh tế nào vẫn tổ chức được thì phải duy trì. Đặc biệt, động lực tăng trưởng hiện nay là sản xuất công nghiệp phục vụ xuất khẩu nên việc giữ để các khu công nghiệp lớn vẫn duy trì được hoạt động là điều rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần đảm bảo hoạt động sản xuất các mặt hàng thiết yếu cho thị trường nội địa, đảm bảo chuỗi cung ứng và lưu thông không bị đứt gãy.
PGS.TS. Phạm Thế Anh và nhóm nghiên cứu của VERP cũng khuyến nghị, Việt Nam cần có một chiến lược tổng thể và nhất quán đối phó với các tình huống bệnh dịch. Các biện pháp cực đoan của các địa phương cần phải sớm gỡ bỏ. Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nên khẩn trương triển khai và giải ngân các gói hỗ trợ đối với người lao động mất việc, đặc biệt là những lao động trong khu vực phi chính thức. Chính sách tài khóa nên tập trung thúc đẩy giải ngân các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn, làm nền tảng cho giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Song hành với đó, một chính sách tiền tệ thích ứng nên được thực hiện với tăng trưởng cung tiền được kiểm soát ở mức phù hợp (quanh mức 10%) và các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải.
Ngày 22/7, trình bày báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm 2021 và các giải pháp thực hiện chủ yếu 6 tháng cuối năm tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh, Chính phủ kiên định “mục tiêu kép”, nhưng thực hiện linh hoạt, sáng tạo, không máy móc, cứng nhắc. Tùy từng thời điểm, từng địa phương, địa bàn để lựa chọn ưu tiên phù hợp giữa phòng chống dịch và phát triển KT-XH. Báo cáo thẩm tra sau đó của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng nhất trí cao với việc kiên trì mục tiêu này. |
Các tin khác

TP.HCM thành lập Tổ công tác tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ

ADB và VWSA tăng cường hợp tác thúc đẩy ngành nước bền vững

Để đảm bảo quyền và lợi ích, Việt Nam cần khẳng định áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu

Nghệ An tiếp tục duy trì đà tăng trưởng

Việt Nam xếp thứ 46 chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 27/9

Vẫn lo thiếu cát làm đường cao tốc

Vô vàn thách thức chuyển dịch cơ cấu nguồn điện

9 tháng, vốn FDI đăng ký vượt 20 tỷ USD, giải ngân 15,9 tỷ USD

Khai mạc gian hàng Việt Nam tại hội chợ thương mại và đầu tư quốc tế lần thứ 14

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

Tăng cường năng lực xuất khẩu cho nông sản Việt

Nâng cao năng suất lao động để kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 26/9

Xây dựng phương án hỗ trợ đầu tư công nghệ cao

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

ADB: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 ở mức 5,8%

Có nên cấm xây dựng, kinh doanh nhà chung cư mini?
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’
Tiền Giang: Ngành Ngân hàng tích cực phối hợp chống tham nhũng
Thái Bình: Sơ kết thực hiện phối hợp công tác giữa Công an và Ngân hàng Nhà nước

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó
