Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Lợi nhuận của CMC tăng trưởng 15% trong năm tài chính 2023

Đức Hiền
Đức Hiền  - 
Vừa qua, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghệ CMC tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 với sự tham dự của đông đảo các cổ đông đại diện cho 78,23% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty. Toàn bộ các báo cáo và tờ trình đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua với tỉ lệ nhất trí cao.
aa

Tại Đại hội, đại diện HĐQT và BKS đã trình bày các báo cáo đánh giá kết quả hoạt động năm 2023 và kế hoạch năm 2024. Đại hội đã nghe Ban điều hành Công ty trình bày các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 và kế hoạch hoạt động 2024, báo cáo tài chính kiểm toán và phương án phân phối lợi nhuận năm 2023.

Theo đó, trong năm tài chính 2023, Tập đoàn Công nghệ CMC hoàn thành tốt kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 461 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ và hoàn thành 95% và 100% kế hoạch mục tiêu và cơ sở. Doanh thu thuần đạt 7.342 tỷ đồng, đạt 83% kế hoạch cơ sở, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 402 tỷ đồng, hoàn thành 99% kế hoạch cơ sở.

Ông Lê Thanh Sơn - Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Công nghệ CMC đại diện Ban điều hành báo cáo về Kết quả kinh doanh của Tập đoàn 2023.
Ông Lê Thanh Sơn - Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Công nghệ CMC đại diện Ban điều hành báo cáo về Kết quả kinh doanh của Tập đoàn năm tài chính 2023.

Năm bùng nổ nhiều sự kiện ghi dấu sự vươn mình của CMC ra thị trường quốc tế

Ghi nhận kết quả tích cực mà CMC đạt được trong năm tài chính 2023, Forbes Việt Nam đánh giá CMC là 1 trong 50 công ty trị giá nhất trên thị trường chứng khoán năm 2023. CMC là 1 trong 2 công ty công nghệ duy nhất lọt danh sách này.

Giữa khó khăn chung của nền kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới, Tập đoàn công nghệ CMC đã thay đổi trạng thái để tập trung vào điểm mạnh của mình, vượt qua thách thức để xây dựng kỳ vọng về tiềm năng của Trí tuệ nhân tạo (AI) và Chuyển đổi số. Nhờ đó, CMC đã lọt vào Top 2 Thương hiệu Công nghệ có chỉ số sức mạnh Thương hiệu cao nhất Việt Nam 2023 theo danh sách được công bố bởi Brand Finance - Hãng tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới. Đồng thời, CMC nằm trong Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023 - Ngành Công nghệ thông tin, Viễn thông do Viet Research bình chọn.

Điểm sáng năm nay là sự tăng trưởng của Khối Hạ tầng số với Doanh thu và lợi nhuận tăng lần lượt là 9% và 22% so với cùng kỳ. Khối Công nghệ & Giải pháp cũng có sự phát triển vượt bậc với lợi nhuận năm tăng trưởng 37% nhờ loạt hoạt động đầu tư có hiệu quả như tăng cường công nghệ, điều chỉnh chiến lược kinh doanh và cải thiện bộ máy tổ chức một cách hiệu quả. Với động lực tăng trưởng chính đến từ thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và APAC, Khối Kinh doanh Quốc tế cũng ghi nhận kết quả tăng trưởng 2 con số cả lợi nhuận lẫn doanh thu ở các thị trường trọng điểm. Bên cạnh đó, Khối Nghiên cứu và Giáo dục cũng phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều dấu ấn lớn. Trường Đại học CMC đã thu hút gần 1.000 thí sinh trúng tuyển và nhập học khoá 2, tăng gần 290% so với năm 2022. Trong khi đó, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ CMC (CMC ATI) đã phát triển hơn 20 giải pháp mang tính ứng dụng cao và đã được vinh danh ở nhiều giải thưởng lớn như: Giải pháp nhận diện khuôn mặt CIVAMS của ATI đã lọt Top 1 Việt Nam và Top 12 thế giới Công nghệ nhận dạng khuôn mặt AI FaceID theo đánh giá của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Mỹ (NIST). Cuối năm 2023, CMC vinh dự nhận 3 giải thưởng tại Make in Vietnam do Bộ TTTT trao tặng, gồm: CMC Cloud - Giải Bạc sản phẩm Kinh tế số; CMC Notary - Top 10 sản phẩm số xuất sắc cho Xã hội số và CMC Robotics Processing Automation – Top 10 Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho thị trường nước ngoài.

Chủ tịch HĐQT/Chủ tịch điều hành - ông Nguyễn Trung Chính phát biểu tại đại hội.
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch điều hành CMC phát biểu tại đại hội.

Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Điều hành Tập đoàn Công nghệ CMC cho biết: “Năm tài chính 2023 là một năm bùng nổ nhiều sự kiện ghi dấu sự vươn mình của CMC ra thị trường quốc tế tạo đà cho sự phát triển năm tài chính 2024. Vừa qua, sự ra mắt của CMC Korea đã đánh dấu một bước tiến mới trong hành trình “Go Global” của Tập đoàn. Thời gian tới đây, CMC sẽ tiếp tục mở rộng thị trường tại những khu vực công nghệ trọng điểm của thế giới như: Mỹ và châu Âu (Anh, Đức). Ở thị trường quốc tế, CMC đặt trọng tâm gia tăng thị phần, mang các giải pháp công nghệ chất lượng cao đến khách hàng quốc tế, nối dài hành trình đầy cảm hứng vươn mình khỏi biên giới Việt Nam. Thị trường Mỹ sẽ là thị trường trọng tâm với việc CMC sẽ mở văn phòng công ty tại Mỹ vào cuối năm 2024 và đặt mục tiêu thách thức doanh thu tại thị trường Mỹ sẽ đóng góp 100 triệu USD vào tổng doanh thu của Tập đoàn trong vòng 5 năm tới”.

Đại diện CMC chụp ảnh lưu niệm cùng Ban lãnh đạo Tập đoàn Samsung và đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hàn Quốc tháng 7/2024.
Đại diện CMC chụp ảnh lưu niệm cùng Ban lãnh đạo Tập đoàn Samsung và đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hàn Quốc tháng 7/2024.

Tại Đại hội, CMC cũng trình cổ đông thông qua chủ trương đầu tư dự án “Trung tâm dữ liệu siêu quy mô” (DC Hyperscale), tại Khu công nghệ cao phường Tăng Nhơn Phú, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM. Tổng mức đầu tư dự kiến 7.677 tỷ đồng. Với quy mô trên diện tích sử dụng đất hơn 3 ha, mục tiêu của CMC là xây dựng trung tâm hạ tầng dữ liệu siêu lớn và phát triển các nền tảng, hệ sinh thái công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, an ninh an toàn thông tin...

CMC đặt tham vọng trở thành Tập đoàn số quy mô toàn cầu

Với kết quả đạt được năm 2023, CMC đang tiếp tục với lộ trình thực hiện chiến lược tới năm 2028 trở thành doanh nghiệp số toàn cầu với đẳng cấp quốc tế với quy mô 10.000- 15.000 nhân sự. Mục tiêu doanh thu năm tài chính 2024 của CMC là 8.824 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với 2023; Lợi nhuận trước chi phí lãi vay, thuế và chi phí khấu hao (EBITDA) là 1.095 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với năm tài chính 2023.

Toàn cảnh đại hội đồng cổ đông thường niên CMC 2024
Toàn cảnh đại hội đồng cổ đông thường niên CMC 2024

Chủ tịch CMC chia sẻ, về quản trị, năm 2024, Tập đoàn CMC tiếp tục chú trọng việc nâng cao chất lượng hệ thống nhân sự và quản trị nhằm tạo đà bứt phá và phát huy năng lực của các nguồn lực sẵn có, đồng thời phát triển thêm mạng lưới nguồn lực mới. CMC sẽ không ngừng nâng cao và tối ưu hóa bộ máy Lãnh đạo, CBNV của tập đoàn, hướng tới mục tiêu mở rộng quy mô 10.000-15.000 nhân sự, trở thành 1 tập đoàn số toàn cầu vào năm 2028.

Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Tập đoàn Công nghệ CMC
Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Tập đoàn Công nghệ CMC

Tập đoàn Công nghệ CMC cam kết giữ vững vai trò doanh nghiệp dẫn dắt, dẫn đầu làn sóng công nghệ mới, không ngừng đổi mới về quản trị, nâng cao chất lượng dịch vụ, đặt sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên hàng đầu, tăng tốc bứt phá doanh thu, mang đến cho Quý Cổ đông những các dự án đầu tư bền vững và có giá trị với cộng đồng, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Trung Chính nhấn mạnh.

Đức Hiền

Tin liên quan

Tin khác

Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Dự kiến vào ngày 2/7 tới đây, tại Hà Nội, “Hội nghị Giao thương Việt Nam – Hàn Quốc ngành Giao thông và Đô thị 2025” sẽ diễn ra tại khách sạn Lotte, quy tụ nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, công nghệ đô thị và xây dựng thông minh. Đây là sự kiện do Viện Phát triển Công nghệ Giao thông Hàn Quốc (KAIA) và Viện Nghiên cứu Công nghệ Xây dựng Hàn Quốc (KICT) tổ chức, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy kết nối giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc với đối tác tiềm năng tại Việt Nam.
Nhượng quyền thương hiệu Việt hướng ra toàn cầu

Nhượng quyền thương hiệu Việt hướng ra toàn cầu

Nhượng quyền thương hiệu gắn với xuất khẩu nguyên liệu đang là mô hình đầu tư lợi nhuận cao, ít rủi ro được nhiều doanh nghiệp lựa chọn như một chiến lược dài hạn mang lại dòng thu nhập bền vững và tăng khả năng quốc tế hóa.
BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bứt phá trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, BIDV đã ra mắt chương trình ưu đãi SME Fast Track với 03 gói tài khoản cùng những ưu đãi chuyên biệt cho doanh nghiệp SME.
Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân và thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, mà còn giúp Việt Nam chuyển mình từ điểm đến sản xuất chi phí thấp sang trung tâm công nghiệp công nghệ cao, minh bạch và bền vững, sẵn sàng đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Các chuyên gia kiến nghị sớm ban hành danh mục phân loại xanh thiết lập bộ tiêu chí đánh giá dự án và hệ thống dữ liệu đánh giá rủi ro môi trường – xã hội.
Khoa học dữ liệu - chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa nghề nghiệp thời đại số

Khoa học dữ liệu - chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa nghề nghiệp thời đại số

Từng bị coi là lựa chọn mạo hiểm và đầy rủi ro, ngành Khoa học dữ liệu (Data Science) giờ đây đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành một trong ba ngành nghề có thu nhập cao nhất tại Việt Nam theo báo cáo thị trường việc làm năm vừa qua. Không còn là lĩnh vực dành riêng cho “dân công nghệ”, Data Science đang chứng minh là “tấm vé vàng” cho những người trẻ sẵn sàng thích nghi với kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo và tự động hóa.
Tái định nghĩa vai trò phòng nhân sự trong doanh nghiệp hiện đại

Tái định nghĩa vai trò phòng nhân sự trong doanh nghiệp hiện đại

Suốt nhiều thập kỷ qua, phòng nhân sự (HR) thường được nhìn nhận như một bộ phận hành chính thuần túy lo thủ tục tuyển dụng, quản lý hồ sơ, chấm công, tính lương. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, công nghệ thay đổi chóng mặt và thế hệ lao động mới coi trọng giá trị cá nhân hơn thu nhập, vai trò của phòng nhân sự đã và đang được tái định nghĩa một cách sâu sắc.
Tạo dựng hệ sinh thái thuế minh bạch cho kinh tế tư nhân

Tạo dựng hệ sinh thái thuế minh bạch cho kinh tế tư nhân

Ngành thuế đang chuyển đổi mạnh mẽ từ quản lý sang phục vụ, lấy hộ kinh doanh làm trung tâm hỗ trợ. Việc số hóa toàn diện, áp dụng công nghệ và minh bạch chính sách, hỗ trợ người nộp thuế là trọng tâm, nhằm tạo dựng một hệ sinh thái thuế hiện đại, công bằng và hiệu quả.
Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong quý 1/2025 cho thấy đà phục hồi vững chắc, nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,93%, cao nhất trong quý đầu tiên của giai đoạn 2020-2025. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi tăng trưởng cân bằng giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, trong đó các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 93% tổng giá trị gia tăng. Đáng chú ý, các ngành sản xuất và chế biến tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính. Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) được hưởng lợi đáng kể từ sự phục hồi kinh tế này , khi niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao thúc đẩy tăng trưởng.
Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam đang trải qua giai đoạn gian nan nhất trong vòng một thập kỷ qua. Giá đường lao dốc, tồn kho chạm đỉnh, trong khi áp lực cạnh tranh từ đường nhập khẩu và hàng lậu ngày càng gay gắt. Trước những “cơn sóng dữ” này, chỉ những giải pháp ngắn hạn như hỗ trợ giá hay siết nhập khẩu là chưa đủ, ngành mía đường cần được tiếp sức bằng một chiến lược phát triển bền vững, dài hạn và toàn diện.