Mảng tài chính tiêu dùng hấp dẫn khối ngoại
Tài chính tiêu dùng gặp khó vì khách hàng “rủ nhau” bùng nợ Tháo gỡ khó khăn cho tài chính tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen Tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, đẩy lùi tín dụng đen |
M&A nhắm vào ngân hàng bán lẻ
VPBank - một ngân hàng có thế mạnh trong mảng tài chính tiêu dùng vừa hoàn tất giao dịch phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) tương đương với giá trị hơn 35.900 tỷ đồng (gần 1,5 tỷ USD) chính thức đưa ngân hàng Nhật Bản này trở thành đối tác chiến lược.
Giới kinh doanh nhìn nhận, ngân hàng lớn thứ hai của Nhật Bản gần đây có sự quan tâm đặc biệt đến mảng tài chính tiêu dùng Việt Nam thông qua hoạt động M&A. Năm 2021, SMBC cho công ty tài chính SMBC Consumer Finance mua lại 49% vốn điều lệ FE Credit - công ty tài chính của VPBank với giá trị gần 1,4 tỷ USD. Trong khi đó, VPBank có kế hoạch nâng cao năng lực tài chính trong giai đoạn 2022 - 2026 với tham vọng mở rộng mảng cho vay tiêu dùng ra các tỉnh phía Bắc sau khi đã vững mạnh ở khu vực phía Nam. Từ tháng 3 năm nay, VPBank chào bán hơn 1,19 tỷ cổ phiếu cho SMBC, trong đó 10% đối tác đặt cọc, 90% còn lại được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu ngân hàng sau khi hoàn tất giao dịch. Theo đó tổng vốn chủ sở hữu của VPBank được nâng từ mức 103.500 tỷ đồng lên khoảng 140.000 tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng, theo tính toán của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s, sẽ tăng lên gần 19% – dẫn đầu trong các ngân hàng tại Việt Nam được tổ chức này đánh giá.
Mảng tài chính tiêu dùng gần đây còn có một thương vụ lớn khác, khi SeABank thông báo ký kết hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Công ty tài chính TNHH MTV Bưu Điện (PTE) cho AEON Financial Service Co., Ltd – công ty này sở hữu thương hiệu ACS chuyên cho vay trả góp tại các cửa hàng điện tử, điện máy, xe máy… trong nhiều năm qua tại Việt Nam. AEON một nhà bán lẻ hàng hóa đã tham gia đầu tư các đại siêu thị tại Việt Nam. Nay với việc mua lại mảng tài chính của SeABank tại PTE, nhà đầu tư này sẽ mở rộng cơ hội cung cấp sản phẩm mua trước trả sau đang trở thành xu hướng tiêu dùng hiện nay. Số liệu thống kê cho thấy, đến đầu năm 2023, AEON Financial đã có mạng lưới đối tác với hơn 6.700 máy chấp nhận thẻ (POS) trên khắp 63 tỉnh thành phố Việt Nam, với 48 triệu khách hàng sử dụng thẻ tín dụng.
Bà Amanda Murphy, Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp, khu vực Nam và Đông Nam Á, HSBC châu Á – Thái Bình Dương nhận định, câu chuyện tiêu dùng là một trong những yếu tố cần chú ý đối với doanh nghiệp quốc tế trong bối cảnh ứng dụng số và chi tiêu trong nước gia tăng.
Ngân hàng M&A đối với nhà đầu tư nước ngoài tăng vốn, tăng khả năng quản trị điều hành |
Làn sóng M&A sẽ tiếp tục sôi động
Cũng bán vốn mảng tài chính tiêu dùng, SHB vừa qua đã hoàn tất chuyển nhượng 50% vốn điều lệ SHB Finance cho đối tác Krungsri và theo thỏa thuận hai bên sẽ tiếp tục chuyển nhượng 50% vốn còn lại sau ba năm nữa. Một số nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc trong thời gian qua đã tiếp cận SHB, khi ngân hàng này đánh tiếng sẽ bán 20% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài để củng cố thêm tiềm lực tài chính. Thương vụ này được cho là có giá trị từ 2-2,2 tỷ USD, và có thể thực hiện trong cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Tại đại hội cổ đông năm nay, SHB cũng đã thông qua kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư ngoại và tìm đối tác chiến lược.
Tương tự LPBank cũng có kế hoạch phát hành riêng lẻ 300 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, nếu được NHNN chấp thuận. Cổ phiếu bán cho nhà đầu tư ngoại sẽ giới hạn chuyển nhượng trong 3 năm đối với đối tác chiến lược, một năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Một số NHTM có vốn nhà nước chi phối cũng có kế hoạch phát hành cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư ngoại bao gồm: BIDV (9%), Vietcombank (6,5%)…
Theo giới chuyên gia, hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) ngân hàng hứa hẹn nhiều thương vụ lớn trong thời gian tới khi NHNN đẩy mạnh tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém. Tại Chỉ thị 01/2023/CT-NHNN nêu rõ, triển khai phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu; nâng cao năng lực quản trị, điều hành. Trong đó, bám sát Quyết định 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1382/QĐ-NHNN ngày 12/8/2022 của NHNN và các văn bản hướng dẫn của NHNN để xây dựng phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
NHNN yêu cầu các TCTD yếu kém chủ động đề xuất, xây dựng phương án cơ cấu lại, khắc phục các tồn tại, hạn chế, yếu kém trong hoạt động, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, không để tiếp tục xảy ra các rủi ro, sai phạm; phối hợp chặt chẽ với NHTM tham gia cơ cấu lại, xử lý TCTD để triển khai các giải pháp từng bước khôi phục hoạt động của TCTD. Xây dựng và trình NHNN phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021 - 2023 đối với các NHTM cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank theo Nghị quyết 11/2022/NQ-CP về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai nghị quyết số 43/2022/QH15 của quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ.
Trên cơ sở đó, chấp hành các quy định của pháp luật về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ tại TCTD; kiểm soát chặt chẽ lãi dự thu đúng quy định. Triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa việc phát sinh mới nợ xấu.