Ngành thời trang đang “vỡ vụn”
Theo ông Achim Berg, chuyên gia trong lĩnh vực thị trường thời trang, thuộc công ty tư vấn quản lý quỹ toàn cầu Mỹ là McKinsey& Company, khi người dân bị buộc ở nhà, nhu cầu mua quần áo mới cũng giảm xuống mức tối thiểu. Mặc dù vẫn còn một số nhà bán lẻ kinh doanh qua mạng, nhưng nguồn doanh thu của nhiều công ty lớn nhất thế giới gần như về số 0. Trong khi đó, tiền thuê mặt bằng và lương nhân viên đang ăn vào chi phí và hàng tồn kho thì tăng theo cấp số nhân. Kết quả khảo sát mới nhất trong tháng 5/2020 của McKinsey trên toàn cầu cho thấy, có tới 1/3 công ty thời trang toàn cầu, trong đó có các thương hiệu bán lẻ và trung tâm thương mại tổng hợp sẽ không thể tồn tại sau dịch. Cả chuỗi cung ứng phức tạp của ngành thời trang thế giới trị giá lên tới 2.500 tỷ USD cũng đang tan rã. Các cửa hàng kinh doanh thời trang từ bình dân đến cao cấp đóng cửa do phong tỏa ở châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã nhanh chóng dẫn đến sự đóng cửa hàng loạt của các nhà máy may mặc ở nhiều nước như Bangladesh, Việt Nam... Và tồn kho bông vải đang chất cao tại các trang trại trồng bông ở Ấn Độ.
![]() |
Ngành thời trang đang phải đối mặt với nhiều khó khăn |
Thiệt hại do sự phong tỏa tại các thị trường phương Tây khiến cho các nhà sản xuất nhỏ trong chuỗi cung ứng thời trang toàn cầu gần như mất khả năng phục hồi sau dịch. Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất và Xuất khẩu may mặc Bangladesh, từ khi khủng hoảng nổ ra, các công ty may của Bangladesh đã mất hơn 3 tỷ USD do không được thanh toán tiền hàng, trong khi ngành may mặc chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu xuất khẩu của nước này và là công việc mưu sinh của hơn 4 triệu người, chủ yếu là phụ nữ. Hiện ngành may mặc ở Bangladesh ước tính đã cho thôi việc hơn 50% lực lượng lao động. Tại Việt Nam, một số DNVVN trong ngành may mặc cũng ngưng hoạt động. Bà Hoàng Ngọc Ánh, Quyền Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cho biết, trong bối cảnh hiện nay, các DN may Việt Nam có thể mất hơn 500 triệu USD doanh thu. Tuy nhiên, con số thực tế còn cao hơn rất nhiều, vì số liệu chính thức không thống kê thiệt hại của các hộ sản xuất gia đình và nhiều nhà cung cấp nhỏ. Đến đầu tháng 6/2020, đã có khoảng 400.000 người lao động trong ngành may mặc đã mất việc.
Ở cấp thấp hơn của chuỗi cung ứng trong ngành thời trang, nông dân trồng bông Ấn Độ đã phải chứng kiến gần 40% đơn hàng đã bị cắt một phần hoặc hoàn toàn. Giá bán bông thì giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 15 năm qua. Các nước Bangladesh, Việt Nam, Sri Lanka... trong những thập niên gần đây đã trở thành các trung tâm sản xuất toàn cầu, thay cho Trung Quốc khi các nhà bán lẻ thời trang tìm cách giảm chi phí nhân công. Cùng lúc đó, các nhà bán lẻ cũng muốn thúc đẩy tiêu dùng thường xuyên đối với các hàng hóa rẻ hơn, mà được gọi là thời trang nhanh, nhằm đẩy mạnh doanh thu, bằng cách thay hàng mới cứ mỗi tuần. Vì vậy, các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia trên thế giới trước đây chọn đến các nước Đông Nam Á để đặt hàng. Nhưng hiện tại, sự tê liệt của thị trường tiêu thụ trên toàn cầu, đã khiến nhiều nhà bán lẻ thu hẹp kinh doanh mảng thời trang, nhất là thời trang cao cấp.
Ông Achim Berg cho rằng, đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong ngành thời trang 100 năm qua và sẽ tạo ra thay đổi lớn trong chuỗi cung cấp thời trang thế giới. Cụ thể, khách hàng sẽ có xu hướng muốn thời gian giao hàng nhanh hơn, chủng loại hàng hóa đa dạng hơn, phân khúc giá cũng nhiều hơn, càng dành cho nhiều đối tượng sử dụng (tính phổ biến cao) càng tốt. Đây như một cơ hội nhỏ có thể nhìn thấy được trong tương lai của ngành thời trang thế giới lúc này.
Các tin khác

GDP của Singapore tăng trưởng 0,4% so với cùng kỳ trong quý I

Fitch đặt Hoa Kỳ vào tình trạng triển vọng “tiêu cực”

Dầu thô nối dài đà khởi sắc, kim loại vẫn “đỏ lửa”

Lạm phát của Anh giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm

New Zealand tiếp tục tăng lãi suất, phát tín hiệu sẽ không thắt chặt thêm

Giá đồng giảm tạo đà bứt tốc cho năng lượng tái tạo Việt Nam

Hoạt động kinh doanh ở Mỹ tăng cao nhất trong vòng 13 tháng

Nhật Bản: Tâm lý kinh doanh tích cực hơn khi nền kinh tế phục hồi

Kim loại nối dài đà suy yếu, giá dầu khởi sắc

Lạm phát lõi tháng 4 của Singapore tăng 5%, vượt dự báo

Không có thỏa thuận mới nào về vấn đề trần nợ của Mỹ

Tiền lương thực tế năm tài khóa 2022 của Nhật Bản giảm mạnh nhất trong 8 năm

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa

Israel tăng lãi suất lên cao nhất kể từ năm 2006

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

“Nhà ngân hàng tương lai năm 2023” - nâng cao kiến thức tài chính cho giới trẻ

Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
Bà Rịa - Vũng Tàu: 4 tháng tín dụng tăng gần 4.500 tỷ đồng
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

OCB mở rộng cho vay doanh nghiệp SMEs từ khoản vay mới 100 triệu USD của IFC
