Ngôn ngữ thời @
Kể chuyện đời sống bằng ngôn ngữ điện ảnh | |
300 đại biểu tham dự Hội nghị Quốc tế về dịch thuật và ngôn ngữ tại Hà Nội |
Còn trong đời sống, lối nói cũng có những kiểu biến thể sử dụng địa danh, con người với nghĩa chỉ có ở từ cuối, nhưng không chỉ giới trẻ nhà nhiều bậc trung niên cũng sử dụng chẳng hạn như: “Bắc Cạn” đi, các ông ơi!; “Lệ Quyên” vào đi chơi thôi!; hay “Trần Tiến” lên đi, không có “Anh hùng Núp” đâu!; Thôi, tôi “Lương Văn Can” ông, đừng đến đấy!…
Để phát huy sự trong sáng của tiếng Việt cần phải có sự phối hợp từ nhiều phía |
Sự “biến ảo” của ngôn ngữ nói thậm chí có thể sử dụng bất cứ tên gọi nào, miễn từ cuối cùng có ý nghĩa mà người nói muốn đề cập, như: Em “cà-rốt” quá chị ạ, biết tay ấy “Lê Văn Sỹ” thế thì em phải mở nhiều bia cho hắn “Lục Tốn”!; hay tên quốc gia, tên người nước ngoài cũng được sử dụng rộng rãi: Này, hết bao nhiêu đấy, để còn “Campuchia”?; Từ đây đến đấy còn “Natasa” không mày?; Bố mua đồ chơi “hoành tá tràng” (hoành tráng) quá! Bên cạnh đó, một số cụm từ viết tắt cũng theo chào lưu được sử dụng, chẳng hạn như: “Gato” quá! Có nghĩa là “Ghen ăn tức ở quá”…
Bạn Nguyễn Xuân Lê (Thanh Hóa) chia sẻ, lúc đầu thấy đơn giản, hay hay thì dùng, mãi rồi thành quen nên thấy bình thường. Với lại sử dụng từ ngữ này bố mẹ có kiểm tra cũng không đọc được nội dung và khó mà hiểu được nội dung mình muốn nói nên em cảm thấy tự do hơn trong trò chuyện với bạn bè…
Và đúng là lối nói chuyện đó của giới trẻ đang “làm khó” những người cao tuổi. Bác Nguyễn Xuân Hà (Hà Nội) chia sẻ, quả thực tôi không hiểu chúng nó viết gì và không đọc nổi chúng viết gì nữa. Dò hỏi mãi thì mới được biết đó là ngôn ngữ mạng xã hội và để đọc được ngôn ngữ này tôi phải dùng phần mềm chuyển đổi ngôn ngữ từ tiếng Việt sang… tiếng Việt.
“Nói thật thì đây là một sáng tạo của giới trẻ, song dường như sáng tạo này đã đi quá giới hạn của ngôn ngữ thông thường, nó làm biến dạng và méo mó tiếng Việt”, bác Hà chia sẻ quan điểm.
Theo một giáo sư ngôn ngữ thì trong một xã hội luôn vận động và phát triển, chúng ta cần ghi nhận những sáng tạo làm giàu, lành mạnh hóa tiếng Việt, nhưng cũng cần có định hướng, biện pháp để đẩy lùi những sáng tạo bất hợp lý, từ đó làm lành mạnh hóa hệ thống chính tả, khắc phục những bất hợp lý của hệ thống chữ viết ghi âm, làm trong sáng và chuẩn hóa tiếng Việt.
Năm 2000, Viện Ngôn ngữ học đã cho công bố cuốn Từ điển từ mới tiếng Việt, thống kê hơn 2.000 từ mới xuất hiện trong giao tiếp tiếng Việt trong khoảng thời gian 15 năm (1985-2000). Trong số các từ nội sinh, có không ít từ ngoại nhập như: bao tiêu, gái gọi, đề đóm, tin tặc, cát tặc, vàng tặc, bê tông tươi, cập nhật, con chip, pê đê, hattrick, cave, hooligan, shopping, lobby, marketing, PR… Như thế, do nhu cầu xã hội đòi hỏi từ hiện thực cuộc sống, các từ ngữ mới, các lối nói mới đã xuất hiện.
Bên cạnh việc làm phong phú thêm cho tiếng Việt thì ngôn ngữ thời @ cũng có những biến tướng như: tiền thành xiền, tình yêu thành tình iu, ghét như con bọ chét, nhỏ như con thỏ, tin vịt, chạy mất dép, bó tay.com, bốc hơi (biến mất), đít chai (kính), 2 (hi-chào), 4U (for you - cho bạn), 2NT (Tonight - tối nay), G92U (Good night to you)…
Trước hiện tượng biến tướng này, thầy giáo Nguyễn Văn Thịnh (Bắc Giang) đã buồn rầu nói: “Nhiều em nói tiếng Việt còn chưa xong, viết không đúng, thêm ba cái tiếng không giống ai này nữa rồi cứ viết loạn cả lên. Nhiều khi chấm bài văn mấy em viết với thứ ngôn ngữ pha tạp lung tung mà tôi đâm lo. Nếu các em cứ dùng kiểu câu chữ ấy mãi thành thói quen thì rất dễ viết sai tiếng mẹ đẻ…
Thực tế cho thấy, phát triển ngôn ngữ vốn là một hiện tượng xã hội, vì vậy những điều chỉnh dù nhỏ nhất cũng cần có sự tham gia của xã hội, cộng đồng. Theo các nhà ngôn ngữ, để phát huy sự trong sáng của tiếng Việt cần phải có sự phối hợp từ nhiều phía mà trước hết là thầy, cô giáo - những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ, những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình.
Thầy, cô phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ, cần thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngữ của học sinh.
Tiếp đó, nhà trường cần định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt để từ đó nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; tạo thêm nhiều cơ hội, cũng như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những em đi ngược lại xu thế đó.
Ngoài ra, cơ quan chủ quản cần xây dựng một chương trình học tiếng Việt phù hợp trên tinh thần giảm tải những kiến thức về ngôn ngữ học tiếng Việt, coi trọng kỹ năng giao tiếp, bao gồm cả nói và viết tiếng Việt, các yếu tố thẩm mỹ, văn hóa trong giao tiếp tiếng Việt…