Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Nhóm G7 tìm kiếm sự đồng thuận giữa căng thẳng thuế quan

Đại Hùng
Đại Hùng  - 
Các lãnh đạo tài chính Nhóm G7 đang nỗ lực duy trì tính gắn kết trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng liên quan đến chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
aa
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan Lãnh đạo nhóm G7 tìm kiếm đồng thuận phi thuế quan

Cuộc họp tại Banff, Alberta (Canada) hôm thứ Tư đánh dấu nỗ lực tìm tiếng nói chung, đặc biệt về các vấn đề ngoài thuế, nhằm bảo đảm một tuyên bố chung có thể được thông qua.

Nhóm G7 tìm kiếm sự đồng thuận giữa căng thẳng thuế quan
Nhóm G7 tìm kiếm sự đồng thuận giữa căng thẳng thuế quan

Theo các đại biểu tham dự, nội dung thảo luận bao trùm lên hàng loạt chủ đề, từ phản ứng trước các chính sách kinh tế phi thị trường của Trung Quốc, cho tới các biện pháp phòng chống tội phạm tài chính và buôn bán ma túy.

Tình hình gợi nhớ cuộc họp G7 năm 2018, cũng tại Canada, khi chính sách thuế đối với thép và nhôm của Trump khiến nhóm không thể ra tuyên bố chung - thời điểm được mô tả là “G6 + 1”. Hiện nay, phạm vi áp thuế của Mỹ thậm chí còn mở rộng hơn. Nhưng theo các nguồn tin từ hội nghị, các nước vẫn đang cố gắng tìm cách thỏa hiệp với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent.

"Italy đang thúc đẩy để đạt được tuyên bố chung, điều mà chúng tôi coi là then chốt", Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Ý Giancarlo Giorgetti chia sẻ trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đều xem tuyên bố chung là điều kiện tiên quyết. Bộ trưởng Tài chính Pháp Eric Lombard cho rằng sự đồng thuận về định hướng chính sách quan trọng hơn. “Điều quan trọng là tiến bộ thực chất, không chỉ là một văn bản", ông nói.

“Chưa có sự đồng thuận nào về bản tuyên bố chung, nhưng việc đạt được một tuyên bố là rất quan trọng. Nếu không, đây sẽ là tín hiệu tiêu cực”, một quan chức châu Âu nói và thêm rằng: “Cuối cùng, chúng ta chỉ là bảy quốc gia”.

Theo các quan chức châu Âu, Bộ trưởng Bessent đang thể hiện lập trường linh hoạt trong tiếp xúc song phương, tạo cảm giác ổn định trong một kỳ họp nhiều áp lực. Một quan chức tiết lộ rằng “ông ấy tỏ ra cởi mở trong bữa tối hôm trước, sẵn sàng tìm giải pháp”.

Một nguồn tin Mỹ cho biết Washington sẽ không chấp thuận tuyên bố chung trừ khi văn bản phản ánh các ưu tiên của Mỹ, bao gồm các biện pháp mạnh mẽ hơn từ G7 nhằm chống lại các hành vi phi thị trường như trợ cấp công nghiệp của Trung Quốc gây dư thừa công suất toàn cầu.

Trong khi đó, một quan chức châu Âu khác cho biết: “Thông điệp chúng tôi chuyển tới ông Bessent là thuế quan không phải là công cụ đúng đắn để giải quyết mất cân đối toàn cầu”.

Ông Bessent đã có các cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato. Hai bên nhất trí rằng tỷ giá USD/JPY hiện tại phản ánh yếu tố cơ bản của thị trường, nhưng không thảo luận về mức cụ thể.

Nhật Bản đang tìm cách đàm phán với Mỹ về một thỏa thuận thương mại nhằm giảm thuế.

Ông Bessent cũng đã gặp Bộ trưởng Tài chính Pháp Eric Lombard và Bộ trưởng Tài chính Canada Francois-Philippe Champagne hôm thứ Tư, sau cuộc gặp với Tân Bộ trưởng Tài chính Đức Lars Klingbeil.

Một nguồn tin từ phía Đức cho biết cuộc gặp diễn ra cởi mở, mang tính xây dựng và kéo dài lâu hơn dự kiến. Hai bên đã thống nhất sẽ gặp lại tại Washington sau khi ông Bessent mời phía Đức tới thăm.

Hiện Nhật Bản, Đức, Pháp và Ý đều đang đối mặt nguy cơ Mỹ tăng gấp đôi mức thuế lên 20% hoặc hơn vào đầu tháng Bảy. Anh đã đạt được một thỏa thuận thương mại giới hạn, song vẫn phải chịu mức thuế 10% với phần lớn hàng hóa. Chủ nhà Canada vẫn đang "vật lộn" với mức thuế 25% áp riêng cho nhiều mặt hàng xuất khẩu.

Đại Hùng

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường hàng hóa: MXV-Index giữ chắc đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp

Thị trường hàng hóa: MXV-Index giữ chắc đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, hôm qua, các mặt hàng liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) và Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE-US) tạm ngừng giao dịch do nghỉ lễ liên bang mới (Juneteenth Day). Tuy vậy, dòng tiền vẫn tấp nập chảy về thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới.
Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô lên mức cao nhất kể từ đầu năm

Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô lên mức cao nhất kể từ đầu năm

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, sắc xanh tiếp tục duy trì trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên hôm qua (18/6).
Thị trường hàng hóa: Năng lượng dẫn sóng, MXV-Index tăng 1,2% lên 2.304 điểm

Thị trường hàng hóa: Năng lượng dẫn sóng, MXV-Index tăng 1,2% lên 2.304 điểm

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết sau khi tăng ba phiên liên tiếp, đóng cửa ngày hôm qua, chỉ số MXV-Index tăng hơn 1,2% lên 2.304 điểm. Nhóm năng lượng gây chú ý cho giới đầu tư trong bối cảnh xung đột địa chính trị tại Trung Đông lại nóng. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng nông sản, trong đó có đậu tương, ghi nhận những tín hiệu tích cực.
Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (16/6), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục mở rộng đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng hơn 0,3% lên mức 2.276 điểm.
Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết khép lại tuần giao dịch vừa qua, sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng mạnh gần 2% lên 2.268 điểm.
Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay

Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay

Người tiêu dùng Mỹ bắt đầu cảm thấy lạc quan hơn về triển vọng kinh tế khi Tổng thống Trump đã "mềm mỏng" hơn trong một số quan điểm cứng rắn nhất liên quan đến thuế quan, và người dân dần chấp nhận thực tế rằng các mức thuế này sẽ còn tiếp diễn.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Bạc xanh tăng mạnh, trong khi thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng bật tăng mạnh lên gần 3.450 USD/oz - mức cao nhất trong hơn năm tháng... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế trong sáng 13/6.
Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục những diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (12/6). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ gần 0,1% về mức 2.226 điểm.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên suy yếu, chỉ số MXV-Index đã bật tăng 0,39% lên mức 2.228 điểm vào hôm qua. Sau cuộc đàm phán Mỹ - Trung, giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt gần 5%.
Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về thương mại, các quan chức của cả hai bên cho biết sau hai ngày đàm phán tại London.