Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Những con đường mùa xuân rộng mở

Lữ Mai
Lữ Mai  - 
Cảm giác mướt mát, tươi non, ấm nồng… cứ dâng ngập, bao bọc lấy những dấu chân trên con đường mùa xuân đầy sức sống.
aa

Tôi nhớ thời thơ nhỏ, lũ trẻ được nghỉ học, chờ Tết, chạy lăng xăng khắp nhà này nhà nọ rồi túa ra đường. Sương từ dãy đồi sau làng tràn cả xuống cánh đồng trơ gốc rạ, bò lan lên con đường cỏ đã úa và hoa dại tim tím, hồng hồng nở bừng. Rồi cứ thế, bước chân trẻ chạy tới đâu, sương như tan loãng dần, nắng mơ màng chiếu rọi. Từng tia sáng dịu dàng, dè dặt. Mỗi khi nghĩ về những tia sáng ấy, tôi thường nhớ mẹ biết nhường nào.

Khi chúng tôi hỏi: “Mẹ ơi! Khi nào Tết mới về?” Mẹ luôn nói: “Tết đợi sẵn đằng kia, khi nào tán cây gạo đầu làng gọi về đàn sáo, nghĩa là xuân đến, Tết đến thật rồi”. Mẹ tranh thủ xếp lại tủ quần áo cho cả nhà, phân loại ra, cái đem vắt sổ lại, cái cắt thành khăn, cái gấp ngay ngắn cho vào chiếc rương kỷ niệm... Lũ trẻ chúng tôi vẫn cứ mê mải với những con đường. Đường ruộng kẻ dọc, kẻ ngang như bàn cờ, cỏ ba lá ken dày, lên bông mảnh mai gầy guộc. Đường đê lồng lộng mà mỗi khi chạy chơi hoặc ngồi yên nhìn dòng sông mùa cạn, bao nhiêu tưởng tượng ùa về. Bên kia sông, chỉ cách một chuyến đò, mà xa tít tắp. Bác gái tôi lấy chồng bên ấy, tôi còn được mẹ chỉ cho chiếc nhà ngói nâu bé tin hin cũng nép dưới bờ đê. Nhà bác đó, tôi khôn nguôi tưởng tượng, bác sống thế nào, các chị có đang chạy chơi như tôi, đường đê bên ấy có nhiều lỗ dế, châu chấu voi và đàn bươm bướm trắng rập rờn bay nương theo gió.

Dọc con đường trước Tết còn đi học, ven chân núi là những khóm trinh nữ hoàng cung trắng muốt vừa ngậm sương vừa nở. Loài hoa này cùng họ với loa kèn, có củ như hành tây, cuống hoa vươn ra như thanh kiếm nhỏ. Người quê tôi dùng làm thuốc, cũng trồng làm cảnh. Riêng dọc những con đường thì mọc tự nhiên, lan từ những khóm lớn tít trên sườn đồi xuống tận đường mòn. Yêu hoa, mê mẩn ngắm hoa, nhưng chẳng đứa trẻ nào đưa tay hái. Câu chuyện của bà, của mẹ kể vẫn còn miên man. Rằng thuở xưa có nàng cung nữ nhan sắc tuyệt trần, vì lòng ghen ghét đố kỵ mà bị lãng quên trong cung cấm, nàng qua đời rồi biến thành trinh nữ hoàng cung.

Có một con đường in sâu trong trí nhớ tôi mà dân làng vẫn gọi: Đường Thiêng. Con đường ấy chia đất làng thành hai thế giới âm-dương. Bên này làng mạc, ruộng đồng, bên kia ngập tràn cỏ hoa, sườn đồi là nơi an nghỉ của người đã khuất. Từ tháng Chạp tới mùa xuân, lũ trẻ rất thích băng qua con đường nhỏ, thơ thẩn chơi đùa. Bà tôi kể chuyện, nơi ấy không chỉ có người làng nằm lại, mà thời chiến tranh, các chú bộ đội vào chiến trường chưa qua được bờ bên kia sông đã gặp đạn bom, nằm mãi nơi này. Dưới tận sâu lòng đất, có phải bởi thanh xuân, nguồn sống vẫn bừng lên, mà cỏ hoa luôn rực rỡ, nồng nàn.

Sau này, sống ở phố phường, vào mùa xuân, vẫn có những con đường khiến tôi rung động, cảm giác mềm mại, mướt mềm và khấp khởi hệt tháng ngày tuổi thơ. Nhưng phải chờ qua tháng Chạp, khi lòng người đang miên man nỗi nhớ khoảng trời quê nền nã sắc tím hoa xoan, đỏ bừng hoa gạo thì đường phố trước nhà hoa sưa đã lác đác rụng rơi. Vì sao loài hoa này có cái tên kỳ lạ như vậy? Cho đến bây giờ đó vẫn là điều bí ẩn với những giấc “mộng ứng” giữa khung cảnh “chín tầng mây buông thấp”, “nước lặng sông yên”. Ai trót thầm thương trộm nhớ hoa sưa sẽ cảm nhận được nỗi mong manh, chới với như trước mắt ta là một mùa mây lạ. Điều kỳ diệu nhất là mùa hoa sưa chỉ về sau những cơn mưa. Ấy thế nên có những người đặt cho loài hoa này cái tên “Hoa đón mưa”. Nếu không có mùa hoa chỉ vẻn vẹn một đôi tuần, có lẽ loài sưa đã an phận khép mình giữa ồn ào xuôi ngược để rồi sắc trắng, sắc xanh cứ lặng lẽ hòa vào nhau trong sự thanh khiết như thể lắng đọng bao tinh túy của đất trời. Loài hoa ấy mải miết, quyến luyến con người bằng linh giác, cả khi ta nhắm mắt lại, nhất là trong những giấc mơ. Những ngày xuân không nồm ẩm, mây mù. Những ngày trời trong và nhẹ, hoa mở cánh vừa khi sương sớm từ giã mặt hồ, những luồng nắng xuyên tàng cây tựa hồ bện trong khói... Nhà văn Băng Sơn từng ví von, có lẽ loài hoa này là linh hồn một cô gái ngàn xưa kết tinh thành bạch ngọc, cứ mỗi độ xuân về lại nhớ tình lang nên hiện ra mơ hồ rồi lại bay về hư ảo. Tôi thì hình dung ra dáng dấp của một nàng cung nữ mười mấy tuổi, sắc nước hương trời chịu cảnh cô quạnh chốn lãnh cung. Nàng thoát tục trong bộ xiêm áo trắng muốt, nhẹ như mây. Nàng mãi mãi thuộc về cõi trinh thiêng, lặng lẽ. Để rồi cứ mỗi mùa hoa, bao nhiêu cặp mắt ngước nhìn là bấy nhiêu nỗi đã bâng khuâng ở lại.

Chính độ xuân căng tràn, diệu vợi, những loài hoa mỏng mảnh như mây vờn quanh từng con đường. Tàn hoa rụng vương vít từ hè phố đến tàng cây vì thân phận mỏng manh, dịu nhẹ. Giữa khoảng chơi vơi, lơ lửng của nỗi niềm ai đó chờ mưa, muốn gom mây lại mà đưa nhau về thì mùa hoa đã sắp sửa qua đi với những giọt mưa hồi sinh trong đáy mắt. Xuân đến, trong mùa hoa như trải dài bất tận, tôi có thói quen dạo bước trên những con đường. Nhắm mắt lại mà tưởng tượng, chợt thấy mình được trở về vòm trời ấu thơ, trong tiếng chim non ríu rít, trong hương thơm dịu nhẹ thanh tao từ muôn hướng đường xuân rộng mở.

Lữ Mai

Tin liên quan

Tin khác

Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa

Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa

Sáng Chủ nhật ngày 11/05/2025, Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp cùng Viện Pháp tổ chức buổi tọa đàm “Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa”, đồng thời cho ra mắt 2 cuốn sách “Kí ức kiều bào: Lính thợ - Lao động Việt Nam đến Pháp giữa Thế chiến II” và “Kí ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế Giới” của họa sĩ Clément Baloup. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của một dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam.
Hội đồng Anh khởi động Chương trình tài trợ Kết nối thông qua Văn hóa

Hội đồng Anh khởi động Chương trình tài trợ Kết nối thông qua Văn hóa

Thúc đẩy hợp tác nghệ thuật mạnh mẽ, xuyên biên giới giữa Vương quốc Anh và thế giới
Làng cờ Từ Vân tích cực sản xuất phục vụ đại lễ

Làng cờ Từ Vân tích cực sản xuất phục vụ đại lễ

Trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) năm nay, không khí tại làng nghề truyền thống Từ Vân (xã Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội) trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Các hộ gia đình sản xuất kinh doanh cờ Tổ quốc, tất bật sản xuất từ sáng sớm đến tối muộn, cung ứng hàng nghìn lá cờ mỗi ngày để phục vụ đại lễ trọng đại của toàn dân tộc.
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về CTMTQG phát triển văn hóa

Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về CTMTQG phát triển văn hóa

Chính phủ ban hành Nghị quyết 114/NQ-CP kế hoạch triển khai Nghị quyết 162/2024/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển văn hóa
Sân chơi trong thành phố: Niềm cảm hứng từ nửa vòng trái đất

Sân chơi trong thành phố: Niềm cảm hứng từ nửa vòng trái đất

Với mong muốn bảo vệ môi trường cùng sự khát khao tạo nên những không gian chơi cho trẻ em, kiến trúc sư (KTS) Chu Kim Đức và nhóm Think Playgrounds xây dựng gần 175 sân chơi miễn phí từ những vật liệu tái chế.
Thi đua không phải khẩu hiệu, mà là cam kết hành động

Thi đua không phải khẩu hiệu, mà là cam kết hành động

Ngày 26/4, tại Hà Nội Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tuyên dương Điển hình tiên tiến lần thứ VI (2020 - 2025). Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng đã đến dự và phát biểu tại hội nghị.
Ra mắt Tập 22 Công trình sách “Ký ức người lính”

Ra mắt Tập 22 Công trình sách “Ký ức người lính”

Ngày 25/4/2025, Ban Chỉ đạo, Ban tổ chức, Ban Biên soạn và CLB Truyền thống Kháng chiến Khối Vũ trang Biệt động Quân khu Sài Gòn - Gia Định đã tổ chức lễ ra mắt, giới thiệu Tập 22 Công trình sách “Ký ức người lính”. Tác phẩm này viết riêng về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
[Infographic] Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại Phố cổ Hà Nội

[Infographic] Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại Phố cổ Hà Nội

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc nhằm hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 139 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025), hướng tới kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 1/6, tại Phố cổ Hà Nội, hứa hẹn là điểm đến văn hóa đặc sắc, lan tỏa giá trị truyền thống, lịch sử tới thế hệ trẻ cũng như du khách.
Bước đi mới trong giáo dục khai phóng tại Victoria School

Bước đi mới trong giáo dục khai phóng tại Victoria School

Vào tối 19 và 20/04/2025 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Quốc tế Song ngữ Victoria đã công diễn vở nhạc kịch The Enchanted Crossbow – một tác phẩm sân khấu độc đáo, lấy cảm hứng từ truyền thuyết Chiếc nỏ thần và được thể hiện theo phong cách Broadway hiện đại, hòa quyện cùng tinh thần lãng mạn bi tráng của Romeo & Juliet.
Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.