NIM ngân hàng mỏng dần
![]() |
Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình |
Theo nhận định của SSI, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng có thể chịu áp lực trong thời gian tới. Đâu là nguyên nhân tác động đến NIM của ngân hàng. Việc tỷ lệ NIM mỏng có đáng lo? Các ngân hàng cần phải có giải pháp nào để duy trì khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh? Phóng viên đã trao đổi với chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam để tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Theo ông đâu là nguyên nhân tạo áp lực lên NIM ngân hàng?
NIM của các nhà băng trong thời gian qua có xu hướng giảm do sức ép từ thị trường tiền tệ khi ngân hàng đang phải tăng lãi suất huy động đầu vào nhằm tăng cường huy động vốn từ dân cư để đảm bảo thanh khoản, nhưng lãi suất đầu ra phải duy trì ổn định như hiện tại hoặc không tăng quá nhiều do sức chịu đựng của DN hạn chế sau dịch bệnh. Ngân hàng cũng không thể thay đổi lãi suất theo biên độ mới do đã cam kết với khách hàng. Chi phí vốn tăng lên đã ảnh hưởng trực tiếp đến biên độ lợi nhuận của các nhà băng.
Bên cạnh đó, có thể thấy, các chính sách hỗ trợ DN trong dịch bệnh bắt đầu ngấm vào hệ thống ngân hàng. Đơn cử như chính sách giãn, hoãn, cơ cấu lại khoản nợ đã hết hiệu lực (30/06/2022), hiện đã xuất hiện nhiều DN chưa thể trả nợ do khó khăn sau hai năm dịch bệnh. Tỷ lệ nợ xấu tăng, buộc ngân hàng phải tăng dự phòng bù đắp rủi ro, từ đó tăng chi phí, “ăn mòn” vào lợi nhuận. Bối cảnh trên khiến NIM của ngân hàng đang có xu hướng co lại, mỏng dần so với trước đây.
Đánh giá của ông về triển vọng NIM trong thời gian tới?
Tỷ lệ NIM hợp lý trước tiên phải tính chi phí vốn, chi phí đầu vào, chi phí hoạt động và phải trích đúng, trích đủ dự phòng bù đắp rủi ro để đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng, nếu không sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định trong trung và dài hạn.
Trong thời gian tới, một thực tế cần nhìn nhận đó là NIM sẽ không thể dày dặn như trước đây. Bởi lẽ, áp lực lên lạm phát hiện rất lớn khiến kỳ vọng lạm phát tăng. Ngân hàng phải duy trì mức lãi suất huy động đủ hấp dẫn trong khi vẫn phải nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp sau đại dịch. Như vậy biên độ NIM sẽ giảm. Ngân hàng phải chấp nhận trong vài tháng tới trước khi sức ép lạm phát giảm nhiệt. Muốn có biên độ lợi nhuận cao hơn trong một vài quý tới thì các rủi ro phải được giải quyết trước.
Tuy nhiên, cũng giống như DN, có ngân hàng hoạt động mạnh, tiềm lực tài chính tốt, nhưng có ngân hàng không được như vậy; và chiến lược quản trị rủi ro của mỗi ngân khác nhau, nên NIM trong thời gian tới cũng có sự phân hoá. Đơn cử như về lãi suất huy động cũng đã có sự khác nhau, có ngân hàng lãi suất huy động cao nhất tới 7-8%/năm nhưng cũng có ngân hàng chỉ từ 5-6%/năm mà vẫn đảm bảo được khả năng thanh khoản, thu hút tiền gửi dân cư, điều đó đã tạo sự khác biệt.
Mặt khác, nhiều ngân hàng với trình độ quản lý, ứng dụng công nghệ khác nhau nên chi phí hoạt động sẽ không giống nhau. Mỗi ngân hàng cũng có chiến lược phòng ngừa rủi ro khác nhau. Nhiều ngân hàng khá thận trọng, đã trích lập dự phòng ngay khi nhận thấy rủi ro tiềm tàng giúp họ quản trị tốt hơn. Vì vậy, NIM của nhóm ngân hàng này có thể ảnh hưởng bởi thị trường chung nhưng sẽ không bị suy giảm quá mạnh so với các ngân hàng khác.
Có giải pháp nào để các ngân hàng duy trì khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh, thưa ông?
Với bối cảnh hiện nay, ngân hàng phải tiếp tục nâng cao khả năng, năng lực quản trị về tài chính… Việc quản trị tốt cũng góp phần giúp ngân hàng tiết giảm chi phí hoạt động, cải thiện NIM. Đi kèm với đó là tái cấu trúc sản phẩm, dịch vụ để tăng thu từ mảng này. Hiện nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh mảng dịch vụ như thanh toán, bảo hiểm… những dịch vụ này phát triển sẽ cải thiện NIM của ngân hàng.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh đầu tư công nghệ thông tin, chuyển đổi ngân hàng số, tăng trải nghiệm cho khách hàng… Hoạt động này sẽ mang lại lợi ích lâu dài, giảm bớt chi phí giao dịch cho chính ngân hàng, tăng hiệu quả lợi nhuận biên.
Một điều cần nhấn mạnh lại là các ngân hàng bắt buộc phải điều chỉnh lại chiến lược quản trị rủi ro, hướng tới việc cải thiện NIM trong trung và dài hạn. Chỉ khi đó mới đảm bảo hoạt động ngân hàng được quản trị tốt, giúp NIM ổn định trong thời gian dài, không lên xuống thất thường theo diễn biến của thị trường.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục ổn định

Đông Nam Á không còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của Fed

Ứng dụng công nghệ giúp thay đổi căn bản dịch vụ ngành Tài chính - Ngân hàng

Giải pháp ngân hàng bán vàng sẽ tác động tích cực lên thị trường

"Room” tín dụng vẫn hiệu quả

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin tài chính ngân hàng tuần 24 - 30/3
Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH
NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ
