Nỗ lực gỡ khó trong sản xuất, kinh doanh
![]() | Khu vực trung du và miền núi phía Bắc: Nơi đồng vốn Agribank thúc đẩy tăng trưởng kinh tế |
![]() | Chung tay gỡ khó cho người trồng hồ tiêu |
Cộng hưởng chung hoạt động của Ngành, từ đầu năm đến nay, Agribank đã tiên phong triển khai nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đảm bảo sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo thống kê của NHNN, tính đến ngày 24/9/2019, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế tăng trưởng 8,64% so với cuối năm 2018. Trong đó, tín dụng hướng vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên đều có mức tăng khá như: Tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 22,04%; với lĩnh vực xuất khẩu tăng 13,2%; với DNNVV tăng 11,42%; với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 6%; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 1,85%; Đồng thời, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán được tăng cường kiểm soát.
Tích cực cùng ngành Ngân hàng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, từ đầu năm 2019, Agribank đã cho vay hỗ trợ thu mua lúa gạo vụ Đông - Xuân với doanh số hơn 7.000 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu vốn vay thu mua lúa gạo cho các DN vùng ĐBSCL. Hiện ngân hàng đang tiếp tục bám sát diễn biến vụ lúa Hè - Thu để đảm bảo đủ vốn cho các tổ chức, cá nhân thu mua lúa cho bà con nông dân.
Trước thực trạng dịch tả lợn Châu Phi bùng phát gây thiệt hại cho người chăn nuôi lợn, ngày 18/6/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019. Ngay sau đó, ngày 19/6/2019, NHNN Việt Nam đã có văn bản số 4666/NHNN-TD về việc hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi.
Trên tinh thần các chỉ đạo đó, Agribank luôn theo dõi nắm sát khó khăn của khách hàng bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi, từ đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân, tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố các biện pháp xử lý nợ vay theo quy định tại Nghị định 55, 116 của Chính phủ.
Các chi nhánh Agribank tại địa phương đã thành lập tổ kiểm tra khách hàng vay vốn bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn; chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi gây ra đối với khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm tiền vay, hạ lãi suất cho vay, tiếp tục cho vay mới để tái đàn sau khi dịch kết thúc; thống kê dư nợ cho vay chăn nuôi lợn, dư nợ bị thiệt hại để chủ động có biện pháp xử lý, tháo gỡ cho người chăn nuôi.
Bên cạnh đó, Agribank phối hợp với chính quyền các địa phương, ban ngành đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ người dân trong quá trình xử lý các đề nghị tháo gỡ khó khăn theo quy định, giúp các hộ chăn nuôi lợn có điều kiện để tiếp tục yên tâm sản xuất, phục hồi kinh tế. Dư nợ cho vay chăn nuôi lợn của Agribank đạt gần 20.000 tỷ đồng (chiếm 40% doanh số cho vay của toàn Ngành trong lĩnh vực này).
Cùng với đó, trước những khó khăn của người trồng hồ tiêu bị thiệt hại do mưa lớn kéo dài năm 2018 và hồ tiêu rớt giá, Agribank tại các địa phương có trồng hồ tiêu đã chủ động làm việc với chính quyền địa phương thống kê tình hình thiệt hại thực tế của người dân, rà soát, kiểm tra và phân loại khách hàng. Qua đó thực hiện các biện pháp hỗ trợ kịp thời người trồng hồ tiêu, cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gốc, lãi) cho các hộ vay bị thiệt hại theo hướng phù hợp với nguồn thu nhập và đúng quy định hiện hành, điều chỉnh giảm lãi suất/miễn, giảm lãi, thu nợ gốc trước, thu nợ lãi sau cho các hộ dân có thiện chí trả nợ.
Không chỉ vậy, Agribank còn tạo điều kiện cho khách hàng còn nguồn thu và có thiện chí trả nợ được tiếp tục vay vốn tái đầu tư/chuyển đổi cơ cấu cây trồng/vật nuôi, dần ổn định nguồn thu.
Theo thống kê sơ bộ, dư nợ cho vay trồng, chăm sóc hồ tiêu trên địa bàn 2 tỉnh Đắk Nông và Gia Lai (hai địa phương có diện tích hồ tiêu lớn nhất cả nước) lên tới hơn 4.400 tỷ đồng. Trong đó, riêng dư nợ tại địa bàn tỉnh Gia Lai là trên 3.700 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ gần 19.000 khách hàng. Còn tại tỉnh Đắk Nông, dư nợ cho vay hồ tiêu đạt 827 tỷ đồng...
Mặc dù chịu áp lực lớn về chi phí hoạt động, nhưng để chia sẻ khó khăn với khách hàng, đưa tín dụng ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò thúc đẩy, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế đất nước, từ đầu năm 2019 đến nay, Agribank đã chủ động 2 lần giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên và các chương trình tín dụng của Chính phủ như nông nghiệp, nông thôn; làm hàng xuất khẩu; hỗ trợ DNNVV; DN ứng dụng công nghệ cao; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ…
Mức lãi suất cho vay ngắn hạn của Agribank đối với các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ hiện đang ở mức thấp nhất thị trường 5,5%/năm, thấp hơn 1% so với mức quy định của NHNN là 6,5%/năm.
Thông qua chính sách ưu đãi từ các chương trình tín dụng, vốn tín dụng của Agribank đã luôn phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân, nhất là các đối tượng chính sách và các lĩnh vực ưu tiên, góp phần chung tay cùng các cấp, các ngành đẩy lùi tín dụng đen, tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo trong việc cung ứng nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Tuy nhiên, để lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn phát triển bền vững, theo Tổng giám đốc Agribank Tiết Văn Thành, cần thu hút thêm những DN lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hình thành những nhà máy chế biến sâu nông sản phục vụ cho xuất khẩu…
Các tin khác

An Giang: Hiệu quả nguồn vốn vay phục hồi phát triển kinh tế

Tín dụng chính sách: Động lực để Phú Yên thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp sức cho Tân Kỳ giảm nghèo bền vững

Hợp tác giúp hội viên nông dân tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Quỹ tín dụng muốn xây dựng app trực tuyến

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững ở Đắk Nông

Vốn chính sách giúp phụ nữ Quế Phong thoát nghèo

Quảng Ngãi: Dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 4.709 tỷ đồng

Agribank - 35 năm vững bước cùng “tam nông”

Đồng Tháp: Hệ thống quỹ tín dụng cho vay hơn 900 tỷ đồng

Bến Tre: Chỉ đạo tăng cường cho vay qua tổ vay vốn

Vốn ngân hàng thúc đẩy kinh tế biển phát triển bền vững

KonTum: Thoát nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách

VietinBank ưu đãi lãi suất trong lĩnh vực nông nghiệp

Đẩy mạnh chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

“Nhà ngân hàng tương lai năm 2023” - nâng cao kiến thức tài chính cho giới trẻ

Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
Bà Rịa - Vũng Tàu: 4 tháng tín dụng tăng gần 4.500 tỷ đồng
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

OCB mở rộng cho vay doanh nghiệp SMEs từ khoản vay mới 100 triệu USD của IFC
