Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD

19:00 | 08/01/2018 Chính sách
aa
Ngày 20/11/2017, Quốc hội khóa 14 kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật số 17/2017/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD). Ngày 14/12/2017, Chủ tịch Nước đã ký Lệnh số 14/2017/L-CTN công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD. Luật số 17/2017/QH14 có hiệu lực từ 15/01/2018. 
Sửa đổi quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD
Công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD

Đây là văn bản pháp lý quan trọng tạo lập khuôn khổ pháp lý về xử lý TCTD yếu kém và là giải pháp quan trọng để thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD
Ảnh minh họa

Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu các nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các TCTD (Luật Các TCTD sửa đổi 2017).

I. Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Các TCTD 2010

Đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” ban hành kèm Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 cho thấy việc cơ cấu lại hệ thống TCTD đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như sau:

Thứ nhất, các TCTD yếu kém được nhận diện và được cơ cấu lại, không để xảy ra đổ vỡ TCTD ngoài tầm kiểm soát, đảm bảo giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD, tài sản của Nhà nước, nhân dân được bảo đảm an toàn;

Thứ hai, hoạt động sáp nhập, hợp nhất diễn ra trên cơ sở tự nguyện, huy động được các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động cơ cấu lại;

Thứ ba, sở hữu chéo, đầu tư chéo được xử lý một bước; tình trạng lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn thao túng ngân hàng đã được nhận diện và xử lý một bước cơ bản;

Thứ tư, năng lực tài chính, quy mô hoạt động của TCTD đã được cải thiện, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; Thứ năm, khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng đã được hoàn thiện một bước phù hợp hơn với chuẩn mực, thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam.

Tuy nhiên, quá trình triển khai cơ cấu lại hệ thống các TCTD cho thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế như:

(i) Hiệu quả kinh doanh chưa cao do hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, áp lực xử lý nợ xấu lớn; (ii) Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã kiểm soát ở mức dưới 3% nhưng nợ xấu, nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu có nguy cơ tăng trở lại do khâu xử lý tài sản bảo đảm và xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết; (iii) Việc xử lý TCTD yếu kém gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn rủi ro lớn cho hệ thống TCTD và nền kinh tế.

Kết quả tổng kết Đề án 254 cho thấy một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong quá trình triển khai cơ cấu lại hệ thống các TCTD là cơ chế, chính sách về xử lý TCTD yếu kém còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề mới, phức tạp phát sinh trong quá trình xử lý TCTD yếu kém mà pháp luật chưa có quy định hoặc chưa được điều chỉnh kịp thời.

Để khắc phục bất cập nêu trên và để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với nợ xấu giai đoạn 2016-2020 ban hành theo Quyết định 1058/QĐ-TTg, việc sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD là yêu cầu cấp thiết.

II. Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các TCTD đã sửa đổi, bổ sung 32 Điều; bổ sung mới 28 Điều của Luật Các TCTD 2010 với các nội dung cơ bản sau đây:

1. Về nâng cao năng lực quản trị, điều hành của TCTD

Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã bổ sung một số quy định nhằm nâng cao năng lực quản trị, điều hành của TCTD, hạn chế, ngăn ngừa việc lạm dụng quyền quản trị, điều hành để phục vụ cho các lợi ích liên quan, cụ thể:

Thứ nhất, khắc phục bất cập của quy định về người có liên quan của Luật Các TCTD 2010 (chủ yếu xác định người có liên quan theo yếu tố định lượng), Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã mở rộng phạm vi người liên quan dựa trên mức độ rủi ro của mối quan hệ giữa những người này với hoạt động của TCTD.

Theo đó, Luật các TCTD sửa đổi 2017 quy định người có liên quan bao gồm cả pháp nhân, cá nhân có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định theo quy định nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua hoạt động thanh tra, giám sát đối với từng trường hợp cụ thể.

Thứ hai, để hạn chế, ngăn ngừa các hành vi vi phạm của người quản lý, điều hành trong quá trình quản trị, điều hành TCTD, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã bổ sung thêm trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ (điểm h Khoản 1 Điều 33) là các cá nhân phải chịu trách nhiệm theo kết luận thanh tra dẫn đến việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với một số hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn hoạt động ngân hàng như hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn.

Thứ ba, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã bổ sung quy định (khoản 4 Điều 34) không cho phép Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác để hạn chế, ngăn ngừa việc lạm dụng quyền đồng thời là người quản trị, điều hành tại TCTD và doanh nghiệp để thực hiện hoạt động đầu tư, cấp tín dụng không trên cơ sở thị trường, tạo ra rủi ro lớn cho hoạt động của TCTD.

Thứ tư, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với các chức danh thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của các TCTD (khoản 1 và khoản 4 Điều 50) theo hướng kinh nghiệm quản trị, điều hành là điều kiện bắt buộc.

Cụ thể: (i) Bên cạnh việc các điều kiện khác, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị bắt buộc phải có ít nhất 03 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là người quản lý, người điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc của doanh nghiệp khác có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình TCTD tương ứng hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;

(ii) Tương tự, bên cạnh các điều kiện khác, Tổng giám đốc của TCTD bắt buộc phải có ít nhất 05 năm là người điều hành của TCTD hoặc có ít nhất 05 năm là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình TCTD tương ứng và có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.

Thứ năm, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã sửa đổi, bổ sung quy định (Khoản 2 Điều 75) yêu cầu danh sách nhân sự người quản trị, người điều hành, kiểm soát dự kiến của quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã phải được NHNN chấp thuận trước để bảo đảm năng lực của người quản trị, người điều hành, kiểm soát của quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã.

2. Về minh bạch hóa nguồn vốn góp, xử lý sở hữu chéo.

Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã sửa đổi, bổ sung một số điều khoản nhằm minh bạch hóa nguồn vốn góp, xử lý sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng, cụ thể như sau:

Một là, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã bổ sung thêm trách nhiệm của TCTD (khoản 4 vào Điều 39) phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước các thông tin về lợi ích liên quan của người quản lý, người điều hành TCTD trong vòng 07 ngày làm việc kể từ nhận được thông tin. Các thông tin này là dữ liệu đầu vào cho hoạt động giám sát, thanh tra của NHNN, đặc biệt là việc tuân thủ các quy định về giới hạn sở hữu cổ phần, giới hạn, hạn chế cấp tín dụng của TCTD cho người quản lý, điều hành, người liên quan.

Hai là, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã bổ sung thêm quy định (điểm c khoản 1 Điều 54) yêu cầu cổ đông: (i) Không được sử dụng nguồn vốn do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của TCTD; và (ii) Không được góp vốn, mua cổ phần của TCTD dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức. Quy định này của Luật Các TCTD sửa đổi năm 2017 là nhằm xử lý tình trạng tăng vốn ảo (bằng vốn vay TCTD khác), hạn chế sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng, xử lý tình trạng nhờ người đứng tên sở hữu hộ cổ phần tại TCTD để lách quy định giới hạn sở hữu cổ phần của Luật.

Ba là, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 55 để bổ sung thêm một hạn chế về giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông tại nhiều TCTD nhằm hạn chế tình trạng cổ đông, nhóm cổ đông lạm dụng vị thế cổ đông lớn tại nhiều TCTD để phục vụ cho các lợi ích liên quan. Theo đó, từ ngày 15/01/2018, một cổ đông lớn và những người có liên quan tại một TCTD không được sở hữu từ 5% vốn điều lệ tại TCTD khác.

Bốn là, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã hoàn thiện các quy định về không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng tại Luật Các TCTD 2010, cụ thể như sau: (i) Bổ sung quy định việc mua, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được coi là hoạt động cấp tín dụng để tuân thủ các quy định cấm cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng tại các điều 126, 127 Luật Các TCTD 2010; việc mua, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp do khách hàng và người có liên quan của khách hàng phát hành được coi là hoạt động cấp tín dụng để tuân thủ quy định về giới hạn cấp tín dụng tại khoản 1, 2 Điều 128 Luật Các TCTD 2010 (iii) TCTD không được cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần của TCTD; (iv) Giao NHNN hướng dẫn giới hạn, điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp; (v) Giao Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn cụ thể về điều kiện, hồ sơ, trình tự để chấp thuận cấp tín dụng vượt giới hạn cấp tín dụng thông thường.

3. Về cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính

Thực hiện định hướng cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của TCTD, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã rà soát, bãi bỏ một số điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính không cần thiết:

(i) Bỏ thủ tục chấp thuận của NHNN khi TCTD thay đổi tên chi nhánh; (ii) Bỏ thủ tục chấp thuận của NHNN khi TCTD niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước; (iii) Bỏ thủ tục xác nhận đăng ký Điều lệ của TCTD; (iv) Tăng thời gian ngừng hoạt động phải có chấp thuận của NHNN từ 1 ngày lên từ 05 ngày làm việc trở lên.

4. Về áp dụng can thiệp sớm

Để tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho việc phát hiện, xử lý sớm các TCTD yếu kém, hạn chế việc áp dụng kiểm soát đặc biệt đối với TCTD, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã bổ sung cơ chế áp dụng can thiệp sớm đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc bổ sung thêm cơ chế can thiệp góp phần tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý TCTD từ việc cảnh báo sớm đối với các rủi ro tiềm ẩn, can thiệp sớm để xử lý các vi phạm đến đặt vào kiểm soát đặc biệt.

4.1. Về trường hợp áp dụng can thiệp sớm

Theo Luật Các TCTD sửa đổi 2017, NHNN xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với TCTD lâm vào một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa được đặt vào kiểm soát đặc biệt: (i) Không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật Các TCTD 2010 trong thời gian 03 tháng liên tục; (ii) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật Các TCTD 2010 trong thời gian 06 tháng liên tục; (iii) Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của NHNN.

Theo Luật Các TCTD sửa đổi 2017, NHNN cũng sẽ xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

4.2. Về trình tự áp dụng can thiệp sớm

Theo Luật Các TCTD sửa đổi 2017, trình tự áp dụng can thiệp sớm như sau: (i) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản áp dụng can thiệp sớm của NHNN; TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo NHNN thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục tình trạng dẫn đến TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị áp dụng can thiệp sớm và tổ chức triển khai thực hiện phương án. Thời hạn thực hiện phương án khắc phục tối đa là 01 năm, kể từ ngày có văn bản áp dụng can thiệp sớm của NHNN;

(ii) Trường hợp TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không xây dựng được phương án khắc phục hoặc hết thời hạn thực hiện phương án mà không khắc phục được tình trạng dẫn đến bị áp dụng can thiệp sớm thì tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, NHNN yêu cầu TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện một hoặc một số biện pháp khắc phục;

(iii) NHNN có văn bản chấm dứt áp dụng can thiệp sớm sau khi TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục được tình trạng dẫn đến bị áp dụng can thiệp sớm hoặc khi TCTD được đặt vào kiểm soát đặc biệt.

4.3. Về các biện pháp khắc phục

Các biện pháp khắc phục tình trạng dẫn đến phải áp dụng can thiệp sớm bao gồm: (i) Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động, hạn chế các giao dịch lớn; (ii) Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản và thực hiện các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng; (iii) Hạn chế chi trả cổ tức, phân phối lợi nhuận; (iv) Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý; hạn chế trả thù lao, lương, thưởng đối với người quản lý, người điều hành; (v) Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản lý, cắt giảm nhân sự; (vi) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

5. Về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý TCTD yếu kém

Để khắc phục các bất cập, vướng mắc của pháp luật về xử lý TCTD yếu kém đã nảy sinh, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã sửa đổi toàn diện khuôn khổ pháp lý về xử lý TCTD yếu kém bằng việc sửa đổi 1 mục, bổ sung thêm 05 mục mới tại chương VIII. Cụ thể như sau:

5.1. Về sửa đổi toàn diện các quy định về kiểm soát đặc biệt đối với TCTD

So với Luật Các TCTD 2010, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung liên quan đến kiểm soát đặc biệt:

Thứ nhất, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã bổ sung thêm 02 trường hợp NHNN xem xét đặt TCTD vào kiểm soát đặc biệt là khi TCTD: (i) Mất khả năng chi trả và (ii) Mất khả năng thanh toán.

Thứ hai, sửa đổi quy định về chấm dứt kiểm soát đặc biệt; đồng thời bổ sung trường hợp chấm dứt kiểm soát đặc biệt là khi TCTD được kiểm soát đặc biệt bị giải thể.

Thứ ba, phân định rõ thẩm quyền của cơ quan Nhà nước trong quá trình kiểm soát đặc biệt. Cụ thể, căn cứ vào loại hình TCTD, tầm ảnh hưởng tới hệ thống các tổ chức tín dụng, Luật các TCTD sửa đổi 2017 quy định: (i) Chính phủ quyết định chủ trương và phê duyệt phương án phá sản, giải thể, chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo đề nghị của NHNN; (ii) Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương và phê duyệt phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được kiểm soát đặc biệt; quyết định việc cho vay đặc biệt của NHNN với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; (iii) NHNN quyết định chủ trương và phê duyệt phương án phục hồi, phương án xử lý sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô trừ nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trên đây.

Đồng thời, về trách nhiệm quyền hạn của NHNN, Ban kiểm soát đặc biệt, các cơ quan quản trị, điều hành của TCTD được kiểm soát đặc biệt, so với quy định hiện hành, Luật Các TCTD sửa đổi 2010 đã quy định cụ thể hơn thẩm quyền của NHNN; bổ sung quy định về trách nhiệm của TCTD được kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD được kiểm soát đặc biệt, bổ sung quy định về thẩm quyền của Ban kiểm soát đặc biệt trong việc chỉ đạo các TCTD áp dụng ngay các biện pháp cần thiết trước khi thực hiện phương án cơ cấu lại (như rà soát mạng lưới, cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh và thực hiện cắt giảm chi phí, xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm...) và một số nội dung cần thiết khác.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định về vay đặc biệt. Theo đó, TCTD được kiểm soát đặc biệt ngoài được vay đặc biệt của NHNN, TCTD khác như quy định hiện hành, còn được vay đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (đối với tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân), Ngân hàng hợp tác xã (đối với quỹ tín dụng nhân dân); Luật các TCTD sửa đổi 2017 cũng cụ thể hơn các trường hợp được vay đặc biệt, việc ưu tiên hoàn trả khoản vay đặc biệt.

Thứ năm, trên thực tế, các TCTD yếu kém không thể đáp ứng các quy định về an toàn hoạt động và không đủ điều kiện đáp ứng về giới hạn cấp tín dụng, điều kiện huy động vốn, ... để triển khai một số hoạt động kinh doanh như một TCTD bình thường do thực trạng tài chính yếu kém.

Tuy nhiên, Luật Các TCTD 2010 chưa có các quy định điều chỉnh riêng về quản trị, điều hành và hoạt động của TCTD được kiểm soát đặc biệt nên việc triển khai các biện pháp phục hồi gặp nhiều khó khăn, khó có thể phục hồi được tổ chức tín dụng yếu kém.

Do đó, để khắc phục bất cập nêu trên, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã bổ sung quy định về quản trị, điều hành và hoạt động của TCTD được kiểm soát đặc biệt. Theo đó, NHNN quyết định nội dung, phạm vi hoạt động của TCTD được kiểm soát đặc biệt, các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn tại các điều 128, 130, 131, 140 đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt; TCTD được kiểm soát đặc biệt không phải áp dụng dự trữ bắt buộc, miễn phí bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt.

5.2. Về đánh giá thực trạng và đề xuất phương án xử lý

Nhằm đảm bảo việc xem xét lựa chọn phương án xử lý phù hợp với thực trạng của từng TCTD, Luật đã bổ sung mục 1a vào sau Mục 1 Chương VIII về đánh giá thực trạng và đề xuất, phê duyệt chủ trương xử lý TCTD được kiểm soát đặc biệt.

Thứ nhất, về đánh giá thực trạng, Luật Các TCTD sửa đổi, bổ sung 2017 quy định trách nhiệm đánh giá thực trạng TCTD được kiểm soát đặc biệt hiện đang quy định tại văn bản dưới luật và bổ sung các quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, thời hạn đánh giá thực trạng và đề xuất chủ trương xử lý TCTD được kiểm soát đặc biệt như sau:

(i) Thời hạn đánh giá và đề xuất: tối đa 05 tháng; (ii) Trách nhiệm xây dựng: Ban Kiểm soát đặc biệt của NHNN, TCTD; (iii) Nội dung đánh giá: Tình hình tài chính, xác định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ (trên cơ sở báo cáo kiểm toán độc lập); Thực trạng về tổ chức, quản trị, điều hành, hệ thống công nghệ thông tin; Thực trạng hoạt động, kinh doanh.

Thứ hai, về đề xuất phương án xử lý, Luật Các TCTD sửa đổi, bổ sung 2017 quy định cụ thể đối tượng đề xuất, thẩm quyền phê duyệt chủ trương phù hợp với từng loại hình TCTD được kiểm soát đặc biệt dựa trên kết quả đánh giá tổng thể thực trạng của TCTD được kiểm soát đặc biệt, theo đó, trên cơ sở đề xuất của Ban kiểm soát đặc biệt, NHNN xem xét, quyết định hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương xử lý TCTD được kiểm soát đặc biệt.

5.3. Về các phương án cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt

Để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về các phương án xử lý TCTD yếu kém, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã bổ sung các Mục 1b, 1c, 1d, 1đ, 1e vào sau Mục 1 Chương VIII để điều chỉnh các quy định chi tiết về từng phương án cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt.

Thứ nhất, đối với phương án phục hồi, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 quy định cụ thể thời hạn, trách nhiệm, trình tự, thẩm quyền xây dựng, phê duyệt phương án, nội dung phương án, các biện pháp hỗ trợ phục hồi và việc tổ chức thực hiện phương án phục hồi TCTD được kiểm soát đặc biệt.

Trong đó, nội dung phương án phục hồi quy định rõ những vấn đề tối thiểu phải có tại phương án phục hồi như: (i) Phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện đối với trường hợp giá trị thực của vốn điều lệ thấp hơn vốn pháp định; trường hợp tỷ lệ an toàn vốn dưới mức quy định của NHNN hoặc các trường hợp khác theo yêu cầu của NHNN để bảo đảm an toàn cho hoạt động của TCTD; (ii) Phương án hoạt động kinh doanh trong giai đoạn phục hồi; (iii) Phương án cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành; (iv) Phương án xử lý các tồn tại, yếu kém về tài chính, nợ xấu, tài sản bảo đảm và các biện pháp khắc phục các vi phạm pháp luật; (v) Phương án xử lý tiền gửi của khách hàng là pháp nhân; tiền gửi và tiền vay của TCTD khác; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay bao gồm cả khoản vay tái cấp vốn được chuyển thành khoản vay đặc biệt; (vi) Các biện pháp hỗ trợ cần áp dụng; (vii) Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án phục hồi.

Trường hợp NHNN chỉ định TCTD hỗ trợ, ngoài các nội dung trên, phương án cần bổ sung các nội dung sau đây: Phương án hỗ trợ của TCTD hỗ trợ đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt; phương án hỗ trợ đối với TCTD hỗ trợ; phương án trả lương, thù lao, tiền thưởng và các chế độ khác đối với người được biệt phái tham gia hỗ trợ quản trị, điều hành TCTD được kiểm soát đặc biệt; Phương án trả lương cho người lao động của TCTD được kiểm soát đặc biệt trong thời hạn kiểm soát đặc biệt.

Ngoài ra, để bảo đảm tính khả thi, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã bổ sung các quy định về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của TCTD hỗ trợ; các biện pháp tài chính hỗ trợ phục hồi khi thực hiện phương án. Theo đó, tùy thực trạng của từng TCTD, phương án phục hồi được phê duyệt sẽ xác định cụ thể việc áp dụng một hoặc một số các biện pháp hỗ trợ phục hồi bao gồm cả thời hạn áp dụng, quy mô biện pháp hỗ trợ.

Đồng thời, Luật Các TCTD sửa đổi năm 2017 quy định về việc tổ chức thực hiện phương án phục hồi bao gồm trách nhiệm và thẩm quyền cách thức tổ chức thực hiện; sửa đổi, bổ sung phương án và hình thức xử lý khi TCTD được kiểm soát đặc biệt không phục hồi được theo phương án hoặc NHNN nhận thấy không có khả năng phục hồi.

Thứ hai, đối với phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt, Luật Các TCTD sửa đổi năm 2017quy định cụ thể việc xây dựng, phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, điều kiện áp dụng, nội dung phương án, biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án.

Trong đó, điều kiện áp dụng phương án này gồm: (i) Sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc NHNN quyết định chủ trương xử lý theo thẩm quyền hoặc khi không xây dựng được hoặc không được phê duyệt phương án hoặc không thực hiện được phương án phục hồi; (ii) Có TCTD nhận sáp nhập, hợp nhất, nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật; (iii) TCTD sau sáp nhập, hợp nhất bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định và đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này.

Về nội dung phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, Luật Các TCTD sửa đổi năm 2017quy định phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:

(i)Tên phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp và quy trình thực hiện phương án; (ii) Thông tin về TCTD bị sáp nhập, nhận sáp nhập, bị hợp nhất, nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, bao gồm nội dung chứng minh năng lực, điều kiện theo quy định của pháp luật; (iii) Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, bao gồm cả việc tích hợp, chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất; (iv) Phương án hoạt động kinh doanh trong thời gian 03 năm sau sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, bao gồm cả dự kiến các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật; (iv) Phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay tái cấp vốn được chuyển thành khoản vay đặc biệt; (v) Biện pháp hỗ trợ cần áp dụng; (vi) Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án phải có nội dung về phương án khắc phục tình trạng dẫn đến TCTD được đặt vào kiểm soát đặc biệt. Về các biện pháp hỗ trợ, Luật quy định cụ thể các nhóm biện pháp hỗ trợ phù hợp với hình thức xử lý của phương án là sáp nhập, hợp nhất hay chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp.

Luật Các TCTD sửa đổi năm 2017 cũng quy định việc tổ chức thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, bao gồm trách nhiệm và thẩm quyền cách thức tổ chức thực hiện; sửa đổi, bổ sung, gia hạn thời hạn thực hiện hoặc thay đổi phương án.

Thứ ba, đối với phương án giải thể TCTD được kiểm soát đặc biệt, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 quy định trường hợp, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương giải thể bắt buộc đối với TCTD không có khả năng phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp và có đủ điều kiện giải thể. Trong trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt không đủ điều kiện để thực hiện biện pháp giải thể thì TCTD được kiểm soát đặc biệt phải thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của Luật.

Thứ tư, đối với phương án chuyển giao bắt buộc, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã bổ sung các quy định cụ thể về đối tượng chuyển giao, nhận chuyển giao, điều kiện nhận chuyển giao, trình tự xây dựng, phê duyệt, nội dung phương án và tổ chức thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc để thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.

Trong đó, đối tượng chuyển giao chỉ bao gồm Ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt, bên nhận chuyển giao là TCTD hoặc nhà đầu tư khác đề nghị được nhận chuyển giao. Điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc bao gồm:

(i) Khi ngân hàng thương mại không xây dựng hoặc không được phê duyệt hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp mà không phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được hoặc NHNN xét thấy ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt không có khả năng phục hồi theo phương án đã được phê duyệt; (ii) giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ở mức âm; (iii) Có đề nghị của bên nhận chuyển giao.

Nội dung Phương án chuyển giao bắt buộc gồm: (i) Thông tin về bên nhận chuyển giao; (ii) Phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện; (iii) Phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với thực trạng của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt trong từng giai đoạn; (iv) Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành; (v) Phương án xử lý tồn tại, yếu kém, nợ xấu, tài sản bảo đảm; (vi) Phương án xử lý tiền gửi của khách hàng là pháp nhân, tiền gửi và tiền vay của tổ chức tín dụng khác; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay tái cấp vốn được chuyển thành khoản vay đặc biệt; (vii) Phương án xử lý cổ phần, phần vốn góp của bên nhận chuyển giao tại ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc vượt giới hạn quy định áp dụng đối với TCTD không được kiểm soát đặc biệt hoặc xử lý pháp nhân đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc thông qua việc tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư mới, sáp nhập hoặc hợp nhất với TCTD khác; (viii) Biện pháp hỗ trợ cần áp dụng; (ix) Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.

Luật Các TCTD sửa đổi 2017 cũng quy định cụ thể về điều kiện và quyền của bên nhận chuyển giao, các biện pháp hỗ trợ phục hồi cho ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được chuyển giao bắt buộc; quy định về xử lý cổ phần, phần vốn góp vượt giới hạn quy định và xử lý pháp nhân đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc.

Thứ năm, đối với phương án phá sản TCTD được kiểm soát đặc biệt, khắc phục bất cập, vướng mắc đã nảy sinh trước đây tại Luật Các TCTD 2010 và Luật phá sản 2014, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã hoàn thiện thêm một bước các quy định về phá sản TCTD yếu kém, cụ thể quy định đầy đủ hơn về trường hợp, trình tự, thủ tục phê duyệt, nội dung phương án phá sản.

Về nội dung phương án phá sản gồm: (i) Đánh giá thực trạng và quá trình xử lý TCTD được kiểm soát đặc biệt được quyết định chủ trương phá sản; (ii) Đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản TCTD được kiểm soát đặc biệt đối với sự an toàn của hệ thống TCTD; (iii) Phương án chi trả tiền gửi của khách hàng là cá nhân; (iv) Lộ trình thực hiện và trách nhiệm triển khai phương án phá sản.

Để bảo đảm tổ chức thực hiện phương án, Luật quy định về trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện phương án cũng như thẩm quyền và cách thức sửa đổi, bổ sung phương án phá sản. Việc thực hiện phá sản TCTD được kiểm soát đặc biệt được áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật về phá sản TCTD.

Trong quá trình cơ cấu lại TCTD yếu kém, quan điểm nhất quán là phải bảo đảm các mục tiêu giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống TCTD, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, củng cố lòng tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Do vậy, về cơ bản, trong các phương án nêu trên, phương án phục hồi, bán, chuyển nhượng cho nhà đầu tư mới là các phương án luôn được ưu tiên áp dụng; phương án phá sản chỉ được xem xét áp dụng như là phương án sau cùng và việc áp dụng phương án này phải bảo đảm tuân thủ nguyên tắc nêu trên.

6. Về quy định chuyển tiếp

Để tạo lập khuôn khổ pháp lý cho việc xử lý các NHTM đã mua bắt buộc trước đây, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 đã bổ sung quy định chuyển tiếp quy định về cơ chế xử lý trong trường hợp sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, xây dựng mới phương án xử lý ngân hàng thương mại đã mua bắt buộc và các nguyên tắc thực hiện việc chuyển nhượng các ngân hàng trên cho TCTD, nhà đầu tư khác; quy định chuyển tiếp do thay đổi điều kiện về tiêu chuẩn người quản trị, điều hành của TCTD, các hạn chế về cấp tín dụng và xử lý chuyển tiếp đối với trường hợp sở hữu cổ phần vượt mức theo quy định của Luật này.

Với các nội dung nêu trên, Luật Các TCTD sửa đổi 2017 cùng với Nghị quyết 42/2017/QH14 là giải pháp quan trọng cho việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với nợ xấu giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, để các chính sách của Luật nhanh chóng đi vào cuộc sống, việc ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn Luật, việc thực thi đồng bộ, thống nhất các quy định của Luật có vai trò quan trọng.

Nguồn: SBV

Các tin khác

SHB đặt mục tiêu năm 2024 vốn điều lệ tăng 12% lên 40.658 tỷ đồng và chia cổ tức 18%

SHB đặt mục tiêu năm 2024 vốn điều lệ tăng 12% lên 40.658 tỷ đồng và chia cổ tức 18%

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước.Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Triển khai Thông tư 15 đúng thời hạn, có chất lượng, hiệu quả

Triển khai Thông tư 15 đúng thời hạn, có chất lượng, hiệu quả

Đó là chỉ đạo của Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng tại Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức sáng ngày 26/4/2024. Hội nghị được tổ chức nhằm giới thiệu về Thông tư 15 và Quyết định 573/QĐ-NHNN ngày 29/3/2024 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu TTTD.
Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng, ông Phạm Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Thanh toán, ông Đoàn Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (NHNN) đồng chủ trì họp báo.
Khơi thông nguồn vốn cho kinh tế tập thể

Khơi thông nguồn vốn cho kinh tế tập thể

Ngày 23/4/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức hội thảo “Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể”.
Đồng bộ chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Đồng bộ chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Ngày 19/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức họp báo để thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng Quý I/2024. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo.
Sẵn sàng can thiệp để ổn định tỷ giá

Sẵn sàng can thiệp để ổn định tỷ giá

Phát biểu tại buổi Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý I/2024, nói về việc điều hành tỷ giá, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định, quan điểm điều hành tỷ giá của Việt Nam rất linh hoạt, NHNN sẵn sàng can thiệp nếu như tỷ giá tiếp tục có những tác động bất lợi, cả kể là can thiệp ngay từ ngày hôm nay.
Đến hết 29/3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34%

Đến hết 29/3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34%

Theo NHNN, nhờ tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tín dụng trong tháng 3/2024 đã tăng tích cực trở lại sau khi giảm trong 2 tháng đầu năm do yếu tố mùa vụ. Đến ngày 29/3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34% so với cuối năm 2023.
Tận dụng công nghệ thúc đẩy ngân hàng bán lẻ

Tận dụng công nghệ thúc đẩy ngân hàng bán lẻ

Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, các TCTD sẽ tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ thanh toán cung cấp cho khách hàng theo hướng đa kênh, đa tiện ích sử dụng trên nền tảng công nghệ số, tích hợp ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại trong thanh toán liên ngân hàng…
SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

Ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 11.286 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền mặt và 11% bằng cổ phiếu.
Quy định mới về hoạt động Thông tin Tín dụng và hệ thống chỉ tiêu của NHNN Việt Nam

Quy định mới về hoạt động Thông tin Tín dụng và hệ thống chỉ tiêu của NHNN Việt Nam

Liên quan đến thông tin tín dụng, vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ký ban hành Thông tư số 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng (TTTD) của NHNN Việt Nam. Tiếp theo đó ngày 29/3/2024, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 573/QĐ-NHNN về Hệ thống chỉ tiêu TTTD.
Sắp Công bố Ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2023

Sắp Công bố Ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2023

Theo thông lệ hàng năm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia để đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024, đồng thời công bố Ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2023 của Trường. Chủ đề của Hội thảo cũng như của Ấn phẩm thường niên năm nay là “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”.
Thông tư 15: Cơ sở nâng cao chất lượng thông tin tín dụng ngành Ngân hàng

Thông tư 15: Cơ sở nâng cao chất lượng thông tin tín dụng ngành Ngân hàng

Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, ông Cao Văn Bình - Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) nêu nhận định, Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam (Thông tư 15) sẽ góp phần củng cố các quy định về hoạt động thông tin tín dụng (TTTD) của NHNN. Từ đó, tạo điều kiện để hoạt động TTTD ngày càng đóng vai trò quan trọng, là một trong những trụ cột hỗ trợ ngành Ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả.
LPBank công bố các nội dung sửa đổi, bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2024

LPBank công bố các nội dung sửa đổi, bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2024

Ngày 12/04/2024, LPBank công bố cập nhật các nội dung sửa đổi, bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2024.
Lâm, thủy sản luôn là lĩnh vực ưu tiên tín dụng

Lâm, thủy sản luôn là lĩnh vực ưu tiên tín dụng

Chiều 12/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Báo Lao động tổ chức Hội thảo “Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỷ USD”.
Bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục III, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

Bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục III, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Thống đốc NHNN về việc bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng III (Cục III), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN. Buổi Lễ có sự tham dự của Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú; đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Đảng ủy cơ quan NHTW; Ban Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cùng toàn thể các cán bộ của Cục III.
Xem thêm
Đừng bỏ lỡ Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Đừng bỏ lỡ Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Chỉ còn vài ngày nữa Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 sẽ chính thức diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Nghề ngân hàng trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo

Nghề ngân hàng trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo

Ngày 3/5/2024 tại Hà Nội, Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “Nghề ngân hàng trong bối cảnh Trí tuệ nhân tạo”. Tham dự có ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo chuyển đổi số Ng
Cần phối hợp quản lý thị trường vàng

Cần phối hợp quản lý thị trường vàng

Việc sửa đổi chính sách quản lý thị trường vàng theo nhận định chung là cần thiết, nhưng phải được tiến hành một cách thận trọng. Mọi thay đổi chính sách đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng về mặt pháp lý và kinh tế, tránh gây ra những hậu quả không lường trước được
san sang dong hanh cung chuyen doi so nganh ngan hang

Sẵn sàng đồng hành cùng chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Nhằm đánh giá, tổng kết những thành tựu đã đạt được và đề ra định hướng chuyển đổi số trong thời gian tới, dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan tổ chức Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Đồng hành cùng Sự kiện không chỉ có các ngân hàng, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trong nước mà còn có tổ chức quốc tế quan tâm đến Sự kiện là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Văn phòng Hợp tác, Ban Thư ký Nhà nước Thụy Sĩ về các vấn đề kinh tế (SECO)
trung tam thong tin tin dung quoc gia viet nam trien khai thong tu 15 chat luong hieu qua

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam triển khai Thông tư 15 chất lượng, hiệu quả

Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN ngày 5/12/2023 để giới thiệu về Thông tư và Quyết định 573/QĐ-NHNN ngày 29/3/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng.
hop bao cong bo su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024

Họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng, ông Phạm Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Thanh toán, ông Đoàn Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (NHNN) đồng chủ trì họp báo.
su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng diễn ra ngày 08/5/2024 sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo điện tử và các kênh truyền thông của Thời báo Ngân hàng...
doan cong tac nhnn lam viec voi tinh hoa binh

Đoàn công tác NHNN làm việc với tỉnh Hòa Bình

Ngày 22/2/2024, Đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc với tỉnh Hòa Bình về hoạt động ngân hàng, tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh.
nganh ngan hang thuc day tang truong tin dung nam 2024

Ngành Ngân hàng: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng năm 2024

Ngày 20/2/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Hội nghị do Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đồng chủ trì.
thong doc nguyen thi hong thap tung thu tuong tham du hoi nghi thuong nien lan thu 54 wef davos 2024

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tháp tùng Thủ tướng tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 WEF Davos 2024

Từ ngày 16-23/1/2024, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã tham gia tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania.
ngan hang hop tac xa viet nam trien khai nhiem vu nam 2024

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngày 11/1/2024, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự và chỉ đạo Hội nghị.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 15 21012024

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày 15-21/01/2024

Trong tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024; Từ ngày 16 đến 18/1/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng tham gia Đoàn Chính phủ Việt Nam tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên năm 2024 tại Davos, Thụy Sỹ; Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Công đoàn Ngân hàng Việt Nam khóa VII nhiệm kỳ 2023-2028…
cic tru co t quan tro ng cu a co so ha ta ng ta i chi nh quo c gia

CIC - Trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia

Ngày 16/1/2024, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức “Hội nghị Tổng kết hoạt động thông tin tín dụng năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024”.
hoi nghi trien khai nhiem vu nganh ngan hang nam 2024

Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 8/1/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam tổ chức Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Bình Thuận: Củng cố vững chắc hoạt động của hệ thống QTDND

Bình Thuận: Củng cố vững chắc hoạt động của hệ thống QTDND

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị Giao ban hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) quý I năm 2024 gắn với đánh giá thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 về tăng cường các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND.
Đồng Tháp: Tháng 4/2024, dư nợ tín dụng tăng khoảng 870 tỷ đồng

Đồng Tháp: Tháng 4/2024, dư nợ tín dụng tăng khoảng 870 tỷ đồng

Tính đến cuối tháng 4/2024 dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng tại Đồng Tháp đạt khoảng 109.482 tỷ đồng. Hơn 9.300 hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, người dân đã được các ngân hàng giải ngân cho vay.
Ngành Ngân hàng Phú Yên: Triển khai nhiều giải pháp khơi thông dòng tín dụng

Ngành Ngân hàng Phú Yên: Triển khai nhiều giải pháp khơi thông dòng tín dụng

Trong bối cảnh sức hấp thụ tín dụng đầu năm còn yếu, các TCTD trên địa bàn Phú Yên đã đẩy mạnh triển khai nhiều gói cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng với lãi suất ưu đãi nhằm khơi thông dòng vốn…
Wyndham Grand KN Paradise Cam Ranh - nơi tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 trọn vẹn

Wyndham Grand KN Paradise Cam Ranh - nơi tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 trọn vẹn

Tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 trọn vẹn tại Wyndham Grand KN Paradise (Bãi Dài, Cam Ranh) - nơi mang đến cho bạn trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp, nhiều hoạt động thú vị bên bờ biển Bãi Dài thơ mộng.
Dịch vụ VNPAY Taxi trên app ngân hàng đạt top 10 Sao Khuê 2024

Dịch vụ VNPAY Taxi trên app ngân hàng đạt top 10 Sao Khuê 2024

Dịch vụ VNPAY Taxi chính thức nằm trong Top 10 sản phẩm xuất sắc tại Lễ trao giải Sao Khuê 2024.
Ngỡ ngàng với những tiện ích, dịch vụ “may đo” cho giới thượng lưu tại Vinhomes Royal Island

Ngỡ ngàng với những tiện ích, dịch vụ “may đo” cho giới thượng lưu tại Vinhomes Royal Island

Mở ra một không gian sống xa hoa, nơi sự sang trọng và tiện nghi hòa quyện một cách hoàn hảo, Vinhomes Royal Island gợi nhắc tới các đảo thượng lưu nổi tiếng trên thế giới với hàng loạt tiện ích độc bản được thiết kế riêng cho giới nhà giàu trong và ngoài nước.
Uống gì để bản thân “tươi xinh yêu” hơn mỗi ngày?

Uống gì để bản thân “tươi xinh yêu” hơn mỗi ngày?

Với người trẻ, phong cách cá nhân không chỉ đơn giản là outfit chất lừ mà còn là thói quen chăm sóc sức khỏe như cách thanh lọc cơ thể để luôn tươi mát, “xinh yêu” hơn mỗi ngày, đó là “tấm gương” phản chiếu gu sống cực chất của người trẻ.
ACB áp dụng chính sách đặc quyền mới cho chủ thẻ tín dụng quốc tế

ACB áp dụng chính sách đặc quyền mới cho chủ thẻ tín dụng quốc tế

Theo đại diện Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), từ nay, chủ thẻ ACB Visa Infinite, ACB Privilege Signature và ACB Visa Signature khi đi nước ngoài hoặc thanh toán trực tuyến các trang web nước ngoài sẽ được hưởng mức phí giao dịch ngoại tệ chỉ từ 0% đến 1,9%.
BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ trên nền tảng InfoPlus

BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ trên nền tảng InfoPlus

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hợp tác với đối tác công nghệ InfoPlus để tích hợp toàn diện các dịch vụ thu chi hộ của ngân hàng trên nền tảng của đối tác thông qua kết nối Open API. Theo đó, khách hàng doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ sẽ được trải nghiệm tiện ích quản lý tài chính thông minh cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
ABBANK cho vay lãi suất 5%/năm

ABBANK cho vay lãi suất 5%/năm

Với mục tiêu đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp SME phát triển kinh doanh bền vững, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai chương trình gói tín dụng “Kết nối nhu cầu – Mở rộng giải pháp” với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm và tổng hạn mức của các gói vay lên tới 5.000 tỷ đồng. Chương trình gói vay ưu đãi này được triển khai từ nay đến hết 30/9/2024.
App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

Với tính năng bảo mật hai lớp, xác thực sinh trắc học trên App MBBank, người dùng có thể “gấp đôi” an tâm khi chuyển tiền qua ứng dụng ngân hàng, đặc biệt là đối với những giao dịch lớn.
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

Khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.
Techcombank Rewards: Cộng giá trị, thêm gắn kết, tặng đặc quyền

Techcombank Rewards: Cộng giá trị, thêm gắn kết, tặng đặc quyền

Chỉ cần bật tính năng Techcombank Rewards, mỗi giao dịch của khách hàng đều được tặng điểm để quy đổi thành quà tặng hoặc thành tiền. Quà tặng ra mắt có tổng giá trị đến 412 tỷ đồng.
Mở tài khoản cá tính bằng nickname trên ứng dụng NCB iziMobile

Mở tài khoản cá tính bằng nickname trên ứng dụng NCB iziMobile

Từ 23/4/2024, khách hàng của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) có thể sở hữu các tài khoản ngân hàng dễ nhớ, mang cá tính riêng bằng nickname thay cho số tài khoản truyền thống chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng ngân hàng số NCB iziMobile.
LOTTE Finance ra mắt bộ đôi thẻ tín dụng

LOTTE Finance ra mắt bộ đôi thẻ tín dụng

Công ty Tài chính TNHH MTV Lotte Việt Nam (LOTTE Finance) vừa qua đã cho ra mắt bộ đôi thẻ tín dụng THE LOTTE và THE LOTTE PREMIUM dành tặng các tín đồ shopping với hàng loạt đặc quyền khi mua sắm trong hệ sinh thái của Lotte trên toàn quốc.
Phiên bản di động