Quỹ tín dụng muốn xây dựng app trực tuyến
![]() |
Quá trình chuyển đổi số tại các QTDND hiện nay vẫn diễn ra khá chậm so với các mô hình TCTD khác. |
Tại buổi tọa đàm này, nhiều QTDND đã bày tỏ quan điểm mong muốn có một ứng dụng giao dịch trực tuyến tự động (tương tự như các App di động của hệ thống NHTM nhưng quy mô nhỏ và đơn giản hơn) để thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động ở các quỹ.
Ông Nguyễn Văn Quảng, Phó giám đốc QTDND Phường 2, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng cho rằng, hiện nay nhu cầu của khách hàng, thành viên của các quỹ đối với việc sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến, giao dịch vay vốn, gửi tiết kiệm trực tuyến là rất lớn. Tuy nhiên, hầu hết các giao dịch của quỹ Phường 2, TP. Bảo Lộc đều phải làm thủ công. Vì thế quỹ rất mong muốn triển khai phối hợp với các đơn vị cung cấp để hình thành các App di động tăng trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả các hoạt động huy động, cho vay.
Bà Nguyễn Thị Bích Thi, đại diện QTDND Ninh Hòa, Khánh Hòa cho biết, hơn hai năm vừa qua, quỹ này đã ấp ủ ý tưởng và tập trung mọi nguồn lực để xây dựng App trực tuyến. Đơn vị đã liên hệ với hàng chục đối tác là các nhà cung cấp phần mềm công nghệ để trao đổi, tư vấn quy trình. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất là kinh phí để đầu tư các App quá lớn so với khả năng và quy mô của QTDND. Thông thường giá để xây dựng một App riêng cho QTDND được các nhà cung cấp công nghệ báo giá dao động từ 150 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng. “Một số đơn vị, tập đoàn lớn như FPT mức giá có thể lên đến 1 triệu USD. Mức này nếu một QTDND thì không thể kham nổi”- bà Thi nhận định.
Đại diện QTDND Đông Sài Gòn thông tin, hiện quỹ này đã bắt đầu xây dựng bước đầu một App riêng để chuyển đổi hình thức giao dịch từ trực tiếp sang trực tuyến. Nhưng khó khăn lớn là thay đổi thói quen của thành viên và chi phí để thay đổi corebanking. Thời gian qua, QTDND Đông Sài Gòn đã có kiến nghị với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co.op Bank), đề xuất chia sẻ corebanking để hỗ trợ các QTDND xây dựng App trực tuyến, nhưng chưa có phản hồi. Vì rất các QTDND mong Co.op Bank xem xét các đề nghị của các quỹ thành viên, từ đó hỗ trợ tích cực hơn giúp các quỹ chuyển đổi số.
Từ phía DN cung cấp các phần mềm và ứng dụng trực tuyến, ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc công ty iSEAS cho rằng, nhu cầu của các QTDND đối với việc xây dựng các App trực tuyến là rất lớn. Tuy nhiên, để các quỹ có thể làm được việc này, cần có lộ trình và hỗ trợ tích cực từ Co.op Bank, ngành Ngân hàng các địa phương và các đối tác công nghệ.
Theo ông Tùng, với tiềm lực công nghệ và kết nối như hiện nay, các nhà cung cấp như iSEAS hoàn toàn có thể làm được một App dùng chung cho toàn bộ hệ thống QTDND tại Việt Nam. Trên đó có đầy đủ các tính năng như: kết nối tự động với phần mềm quản lý hoạt động của các quỹ, cung cấp thông tin về lãi suất huy động - cho vay; tra cứu thông tin khoản vay và tiền gửi; thanh toán gốc và lãi; cho phép gửi tiết kiệm online…
Ông Tùng cho rằng, khi xây dựng xong app dùng chung này, các QTDND có thể tham gia đăng ký thành viên, mở tài khoản trên app để tiến hành các giao dịch với khách hàng. App chung sẽ hoạt động như một nền tảng flatform có tính bảo mật cao và chi phí sẽ được chia sẻ theo từng cấp độ tùy theo quy mô và mức độ sử dụng của từng QTDND vì thế sẽ rất tiết kiệm đầu tư ban đầu cho các quỹ. Tuy nhiên, để làm được việc này, đơn vị cung cấp công nghệ cần kết nối với các đầu mối NHTM, các trung gian thanh toán và các địa phương, cơ quan liên quan. Từ đó, hoàn thiện các pháp lý mới có thể làm việc trực tiếp với từng QTDND để phối hợp thực hiện.
Các tin khác

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Giúp người nghèo tự tin phát triển kinh tế

Vốn ngân hàng tiếp sức cho sản phẩm OCOP

Đà Nẵng - Tín dụng chính sách như dòng suối mát lành

Tín dụng xanh cho tam nông nhiều cơ hội bứt phá

Đảm bảo khả năng phục hồi cho nông dân và cây trồng thông qua bảo hiểm nông nghiệp

Tín dụng chính sách trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững

Tín dụng chính sách trở thành điểm tựa cho hộ gia đình khó khăn

Sản xuất nông nghiệp từng bước được khôi phục sau bão

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả

Vốn Agribank giúp doanh nghiệp vươn tầm quốc tế

Góp sức phát triển kinh tế địa phương

Tín dụng Chính sách - Tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin tài chính ngân hàng tuần 24 - 30/3
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng
