Quyết liệt hơn để khống chế dịch, khẩn trương thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng
Đó là những đề xuất được bàn đến trong phiên họp thường kỳ tháng 4/2021 của Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Đây là phiên họp Chính phủ thường kỳ đầu tiên sau khi Chính phủ kiện toàn nhân sự.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2021. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ cùng cho rằng dù dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021 tiếp tục phục hồi.
Báo cáo khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát. Các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được bảo đảm. Lãi suất ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức thấp, thu ngân sách khả quan.
Sản xuất kinh doanh có dấu hiệu phục hồi đáng khích lệ. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 18,65% kế hoạch.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm đạt tốc độ tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua, và tiếp tục xuất siêu 1,29 tỷ USD.
Các hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ. Công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân tiếp tục được bảo đảm.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021. Đây là lần thứ 3 Chính phủ hỗ trợ về thuế trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp phục hồi, có thêm nguồn lực cho sản xuất kinh doanh và tạo cơ hội phát triển.
Tuy nhiên, mức độ rủi ro, bất định còn cao. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tiếp tục gia tăng. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng chưa ổn định. Thị trường lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. An sinh xã hội gặp nhiều khó khăn.
Tại phiên họp này, các thành viên Chính phủ đã bàn đến một số vấn đề nổi lên gần đây khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện tình huống xấu và khó lường, nhiều địa phương xuất hiện các ca nhiễm trong cộng đồng. Các thành viên Chính phủ cùng nhận định việc hoàn thành mục tiêu kép trong năm 2021 còn nhiều rủi ro, thách thức.
Chính phủ nhận định, tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới có thể chịu ảnh hưởng vì thách thức từ bên ngoài vẫn đang hiện hữu, kinh tế thế giới còn rất bất định, rủi ro, và COVID-19 luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: tình hình đang đòi hỏi cần khẩn trương, quyết liệt hơn nữa để khống chế dịch bệnh, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương trong tháng 5 và các tháng tiếp theo là tiếp tục đề cao trách nhiệm, bám sát tình hình, chủ động, quyết liệt hành động thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nếu dịch bệnh bùng phát trở lại, các quốc gia buộc phải thực hiện các biện pháp thắt chặt. Theo đó, chuỗi cung ứng vào các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, EU, v.v... cũng sẽ bị gián đoạn.
Bên cạnh đó rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng vắc-xin cũng chưa thể được loại trừ.
“Mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5% là thách thức không nhỏ vì các động lực tăng trưởng cho nhiệm kỳ mới vẫn cần thời gian để định hình rõ nét, trong khi những động lực chính cho tăng trưởng như xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư tư nhân và FDI vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi diễn biến phức tạp của đại dịch trên phạm vi toàn cầu”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu.
Trong nước, gia tăng rủi ro tài khóa khi Chính phủ đã phải chi nhiều hơn thu để kích thích phục hồi kinh tế, rủi ro nợ xấu trong khu vực tài chính gia tăng, bên cạnh đó là rủi ro xã hội phát sinh do người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính.
Để thực hiện mục tiêu kép đầy khó khăn và mục tiêu tăng trưởng đầy thách thức, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị định hướng điều hành kinh tế vĩ mô là tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng, hợp lý để duy trì đà phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Giải ngân đầu tư công vẫn tiếp tục là một giải pháp thúc đẩy tăng trưởng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị thành lập Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong từng bộ, cơ quan trung ương, địa phương để xử lý ngay những điểm nghẽn liên quan đến đầu tư công.
Đồng thời gắn tiến độ thực hiện, giải ngân và hiệu quả dự án với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ thực hiện, coi đây là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong năm 2021.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Chính phủ giao Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ khẩn trương rà soát các khó khăn, vướng mắc để đề xuất các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn của các dự án đầu tư trong cả nước.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề nghị Chính phủ giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương đưa ra chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động còn gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Đồng thời ngay trong tháng 5 phải báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo, đào tạo lại người lao động theo hướng giúp người lao động nâng cao kỹ năng, thích ứng tốt hơn trong bối cảnh hậu COVID-19 và cách mạng công nghiệp 4.0.
Các tin khác

Áp thuế tối thiểu toàn cầu - việc cần làm ngay

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu cán đích tăng trưởng và xuất khẩu

Nền kinh tế khởi sắc nhưng khó khăn chưa hết

Khai phá dữ liệu số, thành công chuyển đổi số
![[Infographic] CPI tháng 9/2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/092023/29/15/infographic-cpi-thang-92023-20230929150514.jpg?rt=20230929150518?230929032258)
[Infographic] CPI tháng 9/2023

Thúc đẩy công nghệ blockchain phát triển: Cần tạo hành lang pháp lý
![[Infographic] GDP 9 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/092023/29/14/infographic-gdp-9-thang-nam-2023-20230929143116.jpg?rt=20230929143119?230929023501)
[Infographic] GDP 9 tháng năm 2023

Kỳ vọng từ tăng tốc giải ngân đầu tư công

TP.HCM: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Chín tăng 2,9%

CPI tháng Chín tăng mạnh 1,08% so với tháng trước

Cải cách về quản lý vốn của ADB giúp khai mở 100 tỷ USD vốn tài trợ mới trong thập niên tới

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 28/9

TP.HCM hành động thiết thực vì mục tiêu tăng trưởng xanh

Điều chỉnh một số nội dung liên quan đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Đà Nẵng: Tăng cường quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư

Để báo chí làm tốt vai trò chủ lực trong truyền thông chính sách

Cần lực đẩy từ các chính sách khác

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Trị: Tăng cường chấn chỉnh, củng cố hoạt động hệ thống QTDND
Quảng Bình: Nỗ lực gỡ khó, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’

Đăng ký doanh nghiệp sụt giảm rõ nét

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà
