Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

RBA có thể giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng Năm

Đại Hùng
Đại Hùng  - 
Theo cuộc thăm dò mới đây của Reuters, Ngân hàng trung ương Úc (RBA) có thể sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách chủ chốt ở mức 4,35% trong cuộc họp thứ tư liên tiếp vào thứ Ba tuần sau và duy trì mức này ít nhất là cho đến cuối tháng Chín.
aa
RBA cần thêm thời gian để chắc chắn lạm phát đang giảm BoJ chấm dứt lãi suất âm, RBA tiếp tục giữ nguyên lãi suất

Bên cạnh đó, các chuyên gia trong cuộc thăm dò cũng dự báo rằng RBA sẽ chỉ có một lần cắt giảm lãi suất trong năm nay.

RBA có thể giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng Năm
RBA có thể sẽ giữ nguyên lãi suất sau cuộc họp vào tháng Năm

Trước đó, trong cuộc khảo sát tháng Tư sau tin tức lạm phát giảm ít hơn dự kiến trong tháng Ba được phát đi và thị trường lao động vẫn thắt chặt, các chuyên gia đã dự đoán RBA sẽ có 2 lần cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong năm nay.

Mặc dù lạm phát đã giảm xuống 3,6% từ mức 4,1% trước đó, nhưng được dự đoán sẽ không xuống dưới phạm vi mục tiêu 2-3% của RBA cho đến năm 2025, cho thấy ngân hàng trung ương này sẽ phải “giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn”.

“Lạm phát lĩnh vực dịch vụ vẫn là một vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết. Và biện pháp khắc phục dễ dàng nhất đối với ngân hàng trung ương này là giữ lãi suất ở mức cao lâu hơn”, người đứng đầu bộ phận đầu tư theo thu nhập cố định tại BlackRock Australasia, Craig Vardy nói và thêm rằng: “Họ đã bắt đầu tăng lãi suất hơi muộn, không tăng lãi suất cao như các ngân hàng trung ương lớn khác, vì vậy theo quan điểm của chúng tôi việc mong đợi họ bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm là "điều kỳ lạ". Nếu họ cắt giảm và ngay sau đó phải đảo chiều, thì điều này sẽ hủy hoại uy tín của họ”.

RBA trong những tháng gần đây đã tìm cách cân bằng kỳ vọng cắt giảm lãi suất và duy trì quan điểm "không quyết định bất cứ điều gì" ở khoảng thời gian này.

36/37 chuyên gia kinh tế trong cuộc thăm dò kéo dài từ ngày 30/4 đến ngày 2/5 đều dự đoán RBA sẽ giữ lãi suất ở mức 4,35% sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào ngày 7/5; trong khi 1 người còn lại đưa ra dự đoán lãi suất ​​sẽ tăng 25 điểm cơ bản.

“Chúng tôi kỳ vọng họ RBA sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ, nhưng họ có thể sẽ duy trì hoặc nâng quan điểm về khả năng tăng lãi suất. Tôi không nghĩ rằng mức lạm phát mà chúng tôi thấy trong tháng Ba là đủ để làm thay đổi quan điểm của họ, nhưng cũng không thể loại trừ hoàn toàn yếu tố này”, chuyên gia kinh tế trưởng tại Westpac, Luci Ellis nêu quan điểm.

Tất cả các ngân hàng thương mại lớn của Úc như: ANZ, CBA, NAB và Westpac... đều dự đoán RBA sẽ không có thay đổi lãi suất nào cho đến ít nhất là cuối tháng Chín và chỉ có 1 lần cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong tháng 11.

Dự báo trung bình cho thấy lãi suất sẽ ở mức 4,10% vào cuối năm, cao hơn 25 điểm cơ bản so với cuộc thăm dò tháng Tư.

Trong khi đó, một cuộc thăm dò khác của Reuters cho thấy Ngân hàng trung ương New Zealand (RBNZ) có thể sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trong năm nay. Và ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ “giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn” thì đô la Úc và đô la New Zealand vẫn được dự báo sẽ tăng hơn 2% so với bạc xanh trong 6 tháng tới.

Đô la Úc và New Zealand được dự báo sẽ giao dịch quanh mức 0,67 USD và 0,61 USD vào cuối tháng 10.

Các chuyên gia phân tích dự đoán hai đồng tiền này sẽ lấy lại những gì đã mất từ đầu năm đến nay, lần lượt là 4% và 6%, sau 12 tháng kể từ thời điểm hiện tại, một sự thay đổi đáng kể so với cuộc thăm dò vào tháng trước.

“Trong thời gian tới, chúng ta sẽ thấy cả đô la Úc và New Zealand vẫn chịu một chút áp lực khi lãi suất của Fed vẫn sẽ ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn. Khi chúng ta vượt qua được hai hoặc ba tháng tới, chúng tôi kỳ vọng hai đồng tiền này sẽ bắt đầu tăng giá”, chiến lược gia cấp cao tại Rabobank, Ben Picton nhận định.

Đại Hùng

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên suy yếu, chỉ số MXV-Index đã bật tăng 0,39% lên mức 2.228 điểm vào hôm qua. Sau cuộc đàm phán Mỹ - Trung, giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt gần 5%.
Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về thương mại, các quan chức của cả hai bên cho biết sau hai ngày đàm phán tại London.
Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 6 phiên tăng liên tiếp, đóng cửa hôm qua (10/6), sắc đỏ đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới chấm dứt chuỗi khởi sắc và đẩy chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.219 điểm.
Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh bao phủ 3 trên 4 nhóm hàng nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch đầu tuần.
NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

Các nhà phân tích cho biết việc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) bất ngờ cắt giảm mạnh lãi suất vào tuần trước sẽ khiến đồng rupee dễ bị mất giá hơn nữa.
Trung Quốc: Xuất khẩu chậm lại, giảm phát gia tăng do thuế quan trong tháng 5

Trung Quốc: Xuất khẩu chậm lại, giảm phát gia tăng do thuế quan trong tháng 5

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng khi các mức thuế của Mỹ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động giao thương, trong khi giá xuất xưởng tiếp tục giảm sâu, ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong vòng hai năm.
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung được nối lại

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung được nối lại

Các quan chức của chính quyền Mỹ sẽ gặp gỡ các quan chức Trung Quốc tại London, Anh vào thứ Hai để nối lại các cuộc đàm phán thương mại, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết.
Thị trường hàng hóa: Dòng tiền đầu tư quay lại

Thị trường hàng hóa: Dòng tiền đầu tư quay lại

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 5 phiên liên tiếp phục hồi, đóng cửa phiên giao dịch tuần qua, chỉ số MXV-Index tăng mạnh hơn 3,6% lên 2.228 điểm.
Nhật Bản: GDP quý I thu hẹp ít hơn dự báo nhờ tiêu dùng cải thiện

Nhật Bản: GDP quý I thu hẹp ít hơn dự báo nhờ tiêu dùng cải thiện

Theo dữ liệu điều chỉnh được công bố, kinh tế Nhật Bản thu hẹp trong quý I với tốc độ chậm hơn so với ước tính ban đầu, nhờ số liệu tiêu dùng được điều chỉnh tăng lên, dù triển vọng kinh tế vẫn bị phủ bóng bởi lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ.
Thanh toán điện tử đang giúp Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn

Thanh toán điện tử đang giúp Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn

Trong bối cảnh chuyển đổi số và phát triển kinh tế số đang trở thành xu hướng tất yếu, Đà Nẵng xác định dịch vụ tài chính số, fintech và blockchain là những lĩnh vực mũi nhọn để thúc đẩy sự phát triển bền vững. Những mô hình fintech hiện đại như: thanh toán điện tử, ví điện tử và blockchain-based lending đang giúp Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp công nghệ tài chính.