Rộng cửa tín dụng cho ngành lúa gạo
![]() | Ngân hàng hợp lực tài trợ chuỗi lúa gạo |
Doanh nghiệp tăng mua, giá lúa ấm dần
Theo ghi nhận tại một số tỉnh trồng lúa trọng điểm khu vực ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng trong ba ngày gần đây, giá lúa tươi thương lái mua tại ruộng của người dân khá ổn định ở mức cao so với mọi năm. Hiện giá lúa Đài thơm 8 mua tại ruộng ở An Giang khoảng 6.700 - 6.900 đồng/kg; lúa IR 504 khoảng 6.400 - 6.600 đồng/kg; nếp tươi Long An 6.600 - 6.800 đồng/kg; OM 18 khoảng 6.600 - 6.800 đồng/kg. Tại Sóc Trăng, lúa RVT giá từ 7.000 - 7.100 đồng/kg, giống ST24 có giá khoảng 7.100-7.300 đồng/kg…
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính đến tuần cuối của tháng 3, các tỉnh khu vực ĐBSCL đã thu hoạch được khoảng 800.000 ha lúa đông xuân, còn khoảng 700.000 ha sẽ thu hoạch trong các tuần kế tiếp. So với các năm trước, năm nay giá lúa tươi tại ruộng được mua với giá cao hơn từ 500 -700 đồng/kg. Nông dân tại nhiều địa phương khá phấn khởi vì vừa trúng mùa vừa được giá.
![]() |
Giá mua lúa tại ruộng ở ĐBSCL đang tăng 500-700 đồng/kg |
Từ phía DN, ông Nguyễn Văn Nhựt, Giám đốc CTCP Hoàng Minh Nhật (Cần Thơ) cho biết, do duy trì được các đơn hàng xuất khẩu, DN này sẽ mua khoảng 80.000 tấn lúa trong vụ đông xuân năm nay. Để mua số lúa này trong dân, công ty sẽ cần khoảng 480 tỷ đồng nên DN cần vay thêm vốn lưu động. Ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long cho biết, hiện nay thị trường xuất khẩu gạo đang khá thuận lợi. Do vậy, khi vào rộ vụ như hiện nay, nhu cầu dòng tiền để thu mua lúa gạo của DN rất lớn. “Nếu mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận 1.000 tấn lúa thì phải cần từ 6 - 7 tỷ đồng, nếu nhận 2.000 - 3.000 tấn lúa/ngày thì cần vài chục tỷ. Có nghĩa là việc chủ động về nguồn tiền mua lúa này rất cấp bách”, ông Trung nhấn mạnh.
Theo tính toán của chuyên gia nông nghiệp Trịnh Bá Ninh, vụ đông xuân năm nay cả khu vực ĐBSCL dự kiến sẽ thu hoạch được khoảng 10 triệu tấn lúa thành phẩm. Để mua hết số lúa này với giá hiện tại (người dân trồng lúa có lời khoảng 20-30%) thì cần khoảng 70.000 tỷ đồng.
Ngân hàng duy trì hạn mức ưu đãi
Theo lãnh đạo NHNN chi nhánh tỉnh An Giang, cho vay đối với nông nghiệp nói chung và cho vay ngành hàng lúa gạo nói riêng nhiều năm qua vẫn luôn được hệ thống NHTM tại các địa phương chú trọng. Theo đó các NHTM luôn dành một hạn mức tín dụng hợp lý để đáp ứng nhu cầu vốn của DN trong từng giai đoạn.
Tại An Giang, theo thống kê trong tháng 2/2023 vừa qua, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực lúa gạo đã tăng ở hầu hết các NHTM. Chẳng hạn, Agribank chi nhánh An Giang dư nợ cho vay đạt khoảng gần 1.800 tỷ đồng, tăng khoảng 2,6% so với cuối năm 2022, BIDV An Giang cho vay khoảng 2.900 tỷ đồng, tăng 2,5%; VietinBank An Giang cho vay khoảng 1.600 tỷ đồng, tăng 2,7%. Ngoài ra, một số ngân hàng như: TPBank, SHB, Eximbank cũng đẩy mạnh cho vay chế biến lúa gạo với dư nợ hơn 1.500 tỷ đồng.
Tương tự, tại Đồng Tháp, tính đến 20/3 hệ thống TCTD trên địa bàn đã cho vay khoảng 13.200 tỷ đồng để các DN thu mua lúa gạo trong dân, tăng khoảng 851 tỷ đồng so với cuối năm 2022. Đại diện NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện dư nợ cho vay thu mua lúa gạo chiếm khoảng 13,64% tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn. “Sau khi có chỉ đạo của NHNN Trung ương về thúc đẩy cho vay thu mua lúa gạo, dự kiến con số dư nợ cho vay lĩnh vực này trong một, hai tháng tới sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt”, vị đại diện này cho biết.
Ở phạm vi toàn ĐBSCL, theo nhận định của NHNN, hiện nay dòng vốn tín dụng của các ngân hàng đã tập trung tốt vào các lĩnh vực, ngành hàng có thế mạnh của vùng. Dư nợ cho vay ngành lúa gạo trong năm qua đạt hơn 89.000 tỷ đồng, cho vay thủy sản hơn 112.000 tỷ đồng, cho vay ngành rau quả đạt 19.000 tỷ đồng, đều tăng trưởng 13-21% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, vốn tín dụng đối với ngành lúa gạo hiện nay khá rộng mở, các DN sản xuất, chế biến xuất khẩu gạo trong các tháng tới cũng khá rộng cửa để tiếp cận các nguồn vốn vay từ NHTM để thu mua, chế biến xuất khẩu lúa gạo trong năm 2023.
Vốn lớn dồn vào chuỗi lúa gạo bền vững Theo quan sát của Thời báo Ngân hàng, ngoài việc ưu tiên cho vay thu mua lúa gạo vụ đông xuân 2022-2023 theo chỉ đạo của NHNN, hiện nay dòng tín dụng của hệ thống TCTD (cả trong và ngoài nước) đang tập trung mạnh cho lĩnh vực lúa gạo tại ĐBSCL. Trong năm 2022 vừa qua, hàng loạt các NHTM, như BIDV, VPBank, HDBank, HSBC, Mizuho, Kasikorn, Rock River Capital đã cam kết tài trợ vốn 12.000 tỷ đồng để ký kết các hợp đồng sản xuất, bao tiêu 2 triệu tấn lúa đối với một số DN lớn tại ĐBSCL. Một số TCTD nước ngoài khác như Kasikornbank (Thái Lan), First Commercial Bank, E.SUN Commercial Bank (Đài Loan), Agricultural Bank of China Limited, China Construction Bank Corp., CTBC Bank Co. Ltd (Trung Quốc) cũng đã hợp tác với MB tài trợ hạn mức vốn 100 triệu USD cho Tập đoàn Lộc Trời nhằm phát triển các vùng nguyên liệu lúa gạo chất lượng cao. |
Các tin khác

Hà Nam: Cho vay theo Nghị quyết số 11, giúp phục hồi và phát triển kinh tế

Hỗ trợ 3 tỷ đồng cho mỗi dự án liên kết theo chuỗi giá trị nông nghiệp

“Số hóa” tín dụng chính sách

An Giang: Hiệu quả nguồn vốn vay phục hồi phát triển kinh tế

Tín dụng chính sách: Động lực để Phú Yên thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp sức cho Tân Kỳ giảm nghèo bền vững

Hợp tác giúp hội viên nông dân tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Quỹ tín dụng muốn xây dựng app trực tuyến

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững ở Đắk Nông

Vốn chính sách giúp phụ nữ Quế Phong thoát nghèo

Quảng Ngãi: Dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 4.709 tỷ đồng

Agribank - 35 năm vững bước cùng “tam nông”

Đồng Tháp: Hệ thống quỹ tín dụng cho vay hơn 900 tỷ đồng

Bến Tre: Chỉ đạo tăng cường cho vay qua tổ vay vốn

Vốn ngân hàng thúc đẩy kinh tế biển phát triển bền vững

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường tiết kiệm điện

EVN trả lời đại biểu Quốc hội vấn đề nhập khẩu điện và khoản lỗ 26.000 tỷ đồng

Ngân hàng cũng đã hết sức nỗ lực với nền kinh tế

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán tăng vọt
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Mạch nguồn tín dụng ưu đãi ở Hà Tĩnh
Đồng Tháp: Cho vay sản xuất kinh doanh tăng trưởng cao
Vĩnh Long: Tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm đạt 9,1%

Vinhomes Sky Park Bắc Giang chính thức ra mắt

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank: Tăng cường ứng dụng AI, tối đa hóa lợi ích khách hàng

Vietbank trao thưởng ô tô, xe máy SH cho khách hàng
![[Infographic] VietinBank ra mắt combo tài chính trọn gói theo hành trình phát triển doanh nghiệp SME](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/062023/09/14/croped/medium/info-hanh-trinh-gan-ket-v520230609140444.jpg?230609023640)
[Infographic] VietinBank ra mắt combo tài chính trọn gói theo hành trình phát triển doanh nghiệp SME

Sacombank thưởng lớn không giới hạn cho khách hàng giới thiệu bạn bè, người thân mở thẻ tín dụng

ACB tự động hóa quy trình nghiệp vụ để tăng năng suất lao động

Sacombank ra mắt thẻ tích hợp Visa UNIQ Platinum đa tiện ích

Sacombank khởi động dự án triển khai Basel III và nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro
