Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay
Trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước luôn nhất quán quan điểm, chủ trương trong phát triển kinh tế gắn với thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện chủ trương này, Đảng và Nhà nước đề ra nhiều giải pháp, một trong những giải pháp quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đó nhà tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện.
Đây là kênh tín dụng ưu đãi lớn nhất, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần to lớn đối với công cuộc giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội từ nguồn vốn vay ưu đãi đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ cở, các tổ chức chính trị- xã hội trên địa bàn. Phương thức ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội là một giải pháp sáng tạo và phù hợp với thực tiễn của địa phương, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn đinh chính trị và phát triển kinh tế.
Để phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, cũng như nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Chỉ thị số 40 ra đời, đã đánh dấu sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là tập trung các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Trong những năm qua cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội xã Thống Nhất đã và đang làm thay đổi cuộc sống cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nguồn vốn chính sách cũng đã trở thành điểm tựa giúp các hộ vay vốn chăn nuôi, sản xuất, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần vào công tác xóa đối,giảm nghèo của địa phương.
Hiện nay Dự nợ Tổ tiết kiệm và vay vốn 2.350 triệu. Tiết kiệm 67 triệu đồng
Các hộ luôn thực hiện các chủ chương chính sách của nhà nước được phổ biến công khai. Việc bình xét cho vay minh bạch và dân chủ chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được nâng cao. Cơ bản các hộ vay thực hiện tốt phương án sử dụng vốn vay và đóng tiền lãi, trả tiền gốc theo đúng quy định.
Những mô hình chăn nuôi, sản xuất phát triển kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhờ vay vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội.
Điển hình có hộ bà Bùi Thị Hương Cúc là một tổ viên Tổ TK&VV thôn Liên Phú 3 thuộc tổ chức Hội Nông dân quản lý, với mô hình Ươm cây keo giống
Mô hình hộ vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội vườn ươm cây keo giống của gia đình chị Bùi Thị Hương Cúc (Thôn Liên Phú 3, xã Thống Nhất, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) |
Chăn nuôi bò của Bùi Thị Miền: Thôn Tân Thành xã Thống Nhất Huyện Lạc Thủy Tỉnh Hòa Bình. Nhận Thấy tiềm năng đất đai thích hợp với chăn nuôi Bò thịt thương phẩm. Tận dụng đất đai có sẵn gia đình chị đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội về xây dựng truồng trại, trồng cỏ và mua 2 con bò về nuôi. Từ đó gia đình đã phát triển kinh tế từ nguồn vốn vay Hộ nghèo của ngân hàng về để chăn nuôi bò.
Mô hình chăn nuôi Bò của gia đình chị Bùi Thị Miền (Thôn Liên Phú 3, xã Thống Nhất, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) |
Từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách xã hội gia đình chị Bùi Thị Huyền Thôn Liên Phú 3 đầu tư trồng rừng keo mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đồi keo 4 năm tuổi của gia đình chị Bùi Thị Huyền (Thôn Liên Phú 3, xã Thống Nhất, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) |
Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.