Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Sửa đổi Thông tư 15 về tái cấp vốn: Đáp ứng yêu cầu pháp lý mới, tăng cường quản trị rủi ro hệ thống

PT
PT  - 
Việc NHNN sớm ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 15/2022/TT-NHNN là cần thiết để đảm bảo các quy định hiện hành phù hợp với cơ cấu tổ chức NHNN mới và các quy định của Luật Các TCTD năm 2024.
aa
Đề xuất quy định mới về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của các tổ chức tín dụng Thủ tục hành chính mới về hoạt động tiền tệ

Trong bối cảnh tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được sắp xếp lại theo Nghị quyết 190/2025/QH15 và Nghị định 26/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/3/2025) quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu mới của NHNN. Tại Thông tư 15/2022/TT-NHNN quy định về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam có một số nội dung quy định liên quan đến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố là các đơn vị thuộc đối tượng thực hiện sắp xếp. Cùng với đó, Luật Các TCTD năm 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2024) đã thay đổi số hiệu một số điều quan trọng như tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn được quy định tại khoản 1 Điều 138 (trước đây là Điều 130). Do đó, thực hiện quy định tại Nghị quyết số 190/2025/QH15 NHNN cần sớm ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 15/2022/TT-NHNN để đảm bảo các quy định hiện hành phù hợp với cơ cấu tổ chức NHNN mới và các quy định của Luật Các TCTD năm 2024.

Sửa đổi Thông tư 15 về tái cấp vốn: Đáp ứng yêu cầu pháp lý mới, tăng cường quản trị rủi ro hệ thống

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 15/2022 được xây dựng bao gồm 4 Điều với những điểm thay đổi chính. Cụ thể, thay đổi đơn vị thực hiện: Dự thảo chuyển giao nội dung công việc của Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN sang Cục Quản lý, giám sát TCTD và Thanh tra NHNN. Tương tự, quy định trước đây nhắc đến “NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố” được thay thế bằng “NHNN chi nhánh tại Khu vực”...

Đối với điều kiện tái cấp vốn, thay thế cụm từ “khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung)” bằng cụm từ “khoản 1 Điều 138 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung)” tại khoản 3 Điều 5 để phù hợp với quy định tại Luật Các TCTD năm 2024. Những sửa đổi này đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn của ngân hàng tuân thủ đúng quy định hiện hành.

Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung một số nội dung nhằm bảo đảm phù hợp với cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị liên quan theo hướng chặt chẽ hơn. Cụ thể, tại điều 11 về trình tự xem xét tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn dự thảo Bổ sung điểm c vào khoản 3 quy định Thanh tra Ngân hàng Nhà nước: Có ý kiến về việc tổ chức tín dụng không trong thời gian hay đang trong thời gian bị xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 15 Thông tư này, gửi Vụ Chính sách tiền tệ và Cục Quản lý, giám sát tổ chức tín dụng. Dự thảo bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 18, quy định rõ vai trò của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước trong quá trình tái cấp vốn. Theo đó, Thanh tra NHNN có trách nhiệm: (a) đưa ra ý kiến về việc tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt theo quy định tại Thông tư; (b) nếu qua thanh tra phát hiện tổ chức tín dụng vi phạm quy định tại Điều 15, thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền, đồng thời có văn bản thông báo nội dung vi phạm và biện pháp xử lý gửi Vụ Chính sách tiền tệ, Cục Quản lý, giám sát tổ chức tín dụng, Sở Giao dịch NHNN và Công ty Quản lý tài sản; và (c) thực hiện thanh tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thanh tra của Thanh tra NHNN.

Ngoài ra, dự thảo cũng bãi bỏ một số từ, cụm từ để phù hợp chức năng mới. Ví dụ, Dự thảo bổ sung Khoản 2a Điều 18 quy định Thanh tra NHNN có nhiệm vụ “có ý kiến về việc tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn” và “xử lý vi phạm” theo thẩm quyền…

Như vậy, các quy định về điều kiện vay, tỷ lệ tái cấp vốn và quy trình xét duyệt tiếp tục kế thừa Thông tư 15/2022 nhưng theo hướng thống nhất, chặt chẽ hơn. Với quy định rõ ràng hơn và phù hợp với cấu trúc mới của NHNN, các ngân hàng thương mại sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn tái cấp vốn phục vụ xử lý nợ xấu. Đồng thời, công tác thanh tra, giám sát được tăng cường bảo đảm hoạt động của hệ thống ngân hàng diễn ra an toàn, minh bạch và lành mạnh hơn.

PT

Tin liên quan

Tin khác

Agribank đồng hành cùng báo chí trong phát triển tam nông

Agribank đồng hành cùng báo chí trong phát triển tam nông

Là ngân hàng thương mại với 100% vốn Nhà nước, Agribank kiên định với sứ mệnh phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trải qua 37 năm hình thành và phát triển, Agribank không ngừng nỗ lực đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn và nền kinh tế quốc dân. Trên hành trình ấy, báo chí luôn là người bạn đồng hành thân thiết, là kênh thông tin thiết yếu giúp lan tỏa những giá trị tốt đẹp mà Agribank mang lại.
NHCSXH Đắk Lắk hỗ trợ hộ nghèo trong giai đoạn mới

NHCSXH Đắk Lắk hỗ trợ hộ nghèo trong giai đoạn mới

Đắk Lắk, một tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Nguyên với địa bàn rộng, dân số đông, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, nhưng nhờ triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Đắk Lắk trở thành điểm tựa vững chắc cho hàng chục ngàn hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.
BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bứt phá trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, BIDV đã ra mắt chương trình ưu đãi SME Fast Track với 03 gói tài khoản cùng những ưu đãi chuyên biệt cho doanh nghiệp SME.
Quỹ tín dụng nhân dân Hiệp Ninh công bố các nội dung thay đổi

Quỹ tín dụng nhân dân Hiệp Ninh công bố các nội dung thay đổi

Nam A Bank - top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á

Nam A Bank - top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á

Nam A Bank là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á vừa được Tạp chí Kinh doanh Fortune (Hoa Kỳ) vinh danh, minh chứng cho hoạt động hiệu quả - ổn định - minh bạch của ngân hàng này. Để vào trong bảng xếp hạng
Đà Nẵng: Tổng kết hoạt động Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội quận Ngũ Hành Sơn

Đà Nẵng: Tổng kết hoạt động Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội quận Ngũ Hành Sơn

Chiều ngày 17/6/2025, UBND quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) quận Ngũ Hành Sơn trước khi chính thức chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp.
OCB lọt top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á do Tạp chí Fortune vinh danh

OCB lọt top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á do Tạp chí Fortune vinh danh

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa được Tạp chí kinh doanh uy tín toàn cầu Fortune (Hoa Kỳ) xướng tên trong Bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500 (lần thứ hai) – danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất khu vực Đông Nam Á, nhờ những dấu ấn ấn tượng về tốc độ tăng trưởng, an toàn, hiệu quả và chất lượng dịch vụ trong những năm qua.
Ngân hàng Việt Nam Hiện Đại (MBV) thông báo thay đổi địa điểm Phòng Giao dịch Đống Đa

Ngân hàng Việt Nam Hiện Đại (MBV) thông báo thay đổi địa điểm Phòng Giao dịch Đống Đa

Quỹ tín dụng nhân dân Vạn Kim thông báo sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động

Quỹ tín dụng nhân dân Vạn Kim thông báo sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động

Agribank Vĩnh Long - Điểm tựa tài chính cho nông nghiệp hiện đại và hội nhập

Agribank Vĩnh Long - Điểm tựa tài chính cho nông nghiệp hiện đại và hội nhập

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn song hành với không ít thách thức. Tại tỉnh Vĩnh Long - một trong những trung tâm sản xuất nông sản trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long, Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Long đang khẳng định vai trò là điểm tựa tài chính vững chắc, đồng hành bền bỉ cùng nông dân và doanh nghiệp trong suốt chuỗi giá trị nông nghiệp, từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu.