Tạo thể chế ổn định để các TCTD hoạt động lành mạnh, phát triển
![]() |
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu tại hội thảo |
Dự kiến, tại Kỳ họp thứ 6 tới, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần thứ 2 với dự án Luật Các TCTD (sửa đổi). Nếu đủ điều kiện thì dự thảo Luật sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua cuối tháng 11/2023.
Phó Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đình Việt cho biết, Dự án Luật các TCTD (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV. Ngay sau Kỳ họp, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo, Thường trực Ủy ban Pháp luật, các Bộ, ngành liên quan, tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm, các cuộc làm việc với hiệp hội, TCTD để rà soát, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi).
Sau quá trình tiếp thu, chỉnh lý, đến nay, dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) gồm 16 chương, 208 điều. So với dự thảo Luật được Chính phủ trình tại Kỳ họp thứ 5, dự thảo Luật lần này đã tăng thêm 3 chương, 13 điều; sửa đổi, bổ sung 160 điều, trong đó có 90 điều sửa đổi về nội dung, 61 điều sửa về kỹ thuật văn bản để nội dung rõ ràng, mạch lạc hơn.
Dự án Luật Các TCTD (sửa đổi) là một dự án luật khó, có tính kỹ thuật cao, có tác động lớn đến nền kinh tế, cũng như các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Do đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế xác định, sẽ tiếp thu, chỉnh lý kỹ lưỡng để bảo đảm khi Luật được thông qua có sức sống lâu dài, tạo thể chế ổn định để các TCTD hoạt động lành mạnh, có điều kiện thuận lợi để phát triển.
“Với mong muốn và tinh thần cầu thị cao nhất, Ban soạn thảo mong muốn lắng nghe ý kiến chuyên gia, TCTD góp ý cho dự thảo Luật về: kết cấu của dự thảo Luật; các quy định về xử lý sở hữu chéo, thao túng, chi phối TCTD, đặc biệt: người có liên quan, tỷ lệ sở hữu cổ phần trong các TCTD, giới hạn cấp tín dụng của các TCTD; các quy định liên quan đến quản trị, điều hành TCTD, các quy định về hạch toán, báo cáo đã hợp lý, phù hợp với các TCTD chưa; xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Đặc biệt, dự thảo Luật có sửa đổi các quy định về can thiệp sớm, là những quy định quan trọng nhất để làm sao khi TCTD có sự cố hay yếu kém có cơ chế xử lý và giải quyết”, ông Việt phát biểu.
Đại diện Viện KAS, ông Florian Constantin cho biết, Luật các TCTD được thông qua lần đầu tiên vào năm 2010 đã tạo môi trường pháp lý cho hệ thống ngân hàng cũng như tạo dựng nên những hoạt động lành mạnh cho các TCTD, đồng thời cũng đã tạo dựng nên cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các TCTD.
Tuy nhiên, mặc dù đã có những thành tựu và kết quả như vậy thì luật này cũng đã không theo kịp với việc phát triển kinh tế của đất nước cũng như là những yêu cầu đòi hỏi phải sửa đổi và bổ sung.
Dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) đã được thảo luận tại phiên họp của Quốc hội vào tháng 5 vừa qua và sẽ tiếp tục được thảo luận tại phiên họp tới đây vào tháng 10. Viện KAS hỗ trợ cho Ủy ban Kinh tế Quốc hội tiến hành một nghiên cứu để có những tài liệu tham khảo vững chắc cho các vị đại biểu Quốc hội.
Cách đây hai tháng, chúng ta cũng đã tổ chức hội thảo đầu tiên về chủ đề này, trong đó viện KAS đã liên kết với Ủy ban Quốc hội để mời sự tham gia của các chuyên gia cả Việt Nam và nước ngoài, cụ thể là các chuyên gia của Anh quốc và các chuyên gia ngân hàng của Việt Nam.
Các chuyên gia đã thảo luận về sự cần thiết phải cần có những sự can thiệp rất sớm đối với những TCTD gặp vấn đề, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn cả từ Cộng hòa Liên bang Đức và châu Âu, cũng như đưa ra những khuyến nghị về việc chống những lạm dụng đối với quyền của các cổ đông lớn trong việc thao túng việc vận hành. Hội thảo này là cơ hội để chúng ta cùng nhau chia sẻ thêm những ý kiến bình luận để làm sao có thể để xử lý một cách hiệu quả các TCTD yếu kém cũng như lcác nội dung quan trọng khác cần phải sửa đổi trong luật về các TCTD…”, đại diện Viện KAS phát biểu.
Về phần mình, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, qua rất nhiều các buổi tọa đàm, hội thảo nhiều nội dung và vấn đề đặt ra ngay từ đầu đến nay đã thay đổi rất nhiều. Hiệp hội đã gửi cho tất cả các hội viên để tham gia ý kiến và đã tổng hợp được khoảng trên 60 ý kiến liên quan đến vấn đề góp ý. Dự thảo lần này có rất nhiều tiến bộ, từ câu chữ, từ nội dung các điều khoản đã tương đối rõ hơn. Tuy nhiên, đối chiếu với thực tế thì vẫn còn một số điều cần phải quan tâm, điều chỉnh.
Ông Hùng cho rằng, đây cơ hội góp ý để sửa luật, giúp các TCTD hoạt động một cách lành mạnh, hiệu quả, góp phần hỗ trợ cho nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng. Đặc biệt trong giai đoạn đổi mới, chuyển đổi số rất mạnh mẽ hiện nay, chúng ta cần có những bộ luật phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu phát triển và có thời gian lâu dài để các TCTD thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả, hạn chế được sở hữu chéo, hạn chế được những rủi ro, không an toàn trong hệ thống tài chính và TCTD.
Các tin khác

ABBANK hỗ trợ các mục tiêu ESG tại Việt Nam qua gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện

Ngân hàng - Doanh nghiệp: Cùng nhịp để tăng tốc phát triển

OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

Agribank tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam

Công bố Quyết định và ra mắt NHNN Khu vực 7

Trao Quyết định giao Quyền Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế NHNN

Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

NCB “lội ngược dòng” ghi nhận lãi ngay trong quý I/2025

Cho vay theo chuỗi: Rộng cửa cho doanh nghiệp tiếp cận vốn

Sáng 4/4: Tỷ giá trung tâm tăng phiên thứ ba liên tiếp

Nhận thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên app LPBank của Ngân hàng Lộc Phát

Nam A Bank hợp tác với Trung tâm RAR triển khai xác thực qua VNeID

Ông Tô Huy Vũ được bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank

Tác động số hóa đến thúc đẩy đổi mới và tăng cường tài chính toàn diện
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cảnh giác chiêu trò sử dụng công nghệ Deepfake giả mạo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH
NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
