Chỉ số kinh tế:
Ngày 23/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.028 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.827/26.229 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Tháo điểm nghẽn tín dụng, đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Bình Minh
Bình Minh  - 
Chiều 5/6, tại Khách sạn Central, TP. Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 7 tổ chức Hội nghị khơi thông nguồn vốn ngân hàng - doanh nghiệp, nhằm tìm giải pháp gỡ khó cho dòng vốn tín dụng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương.
aa

Đoàn công tác NHNN làm việc với hệ thống NHNN Khu vực 7 Công bố

Quyết định và ra mắt NHNN Khu vực 7 Tín dụng ngân hàng - đòn bẩy thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Tham dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi; Giám đốc NHNN Khu vực 7 Trần Thế Hùng; các tổ chức tín dụng (TCTD) có chi nhánh trên địa bàn và hơn 100 doanh nghiệp tiêu biểu trong và ngoài tỉnh.

Hệ thống ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp

Báo cáo tại hội nghị, ông Trần Thế Hùng - Giám đốc NHNN Khu vực 7 cho biết, trong thời gian qua, NHNN và các chi nhánh tại các tỉnh khu vực 7, gồm Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định luôn bám sát chỉ đạo của Chính phủ và NHNN Trung ương để triển khai hiệu quả các chính sách tín dụng, mở rộng mạng lưới ngân hàng, cải tiến quy trình nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp.

Đại diện NHNN Khu vực 7 báo cáo kết quả hoạt động tại hội nghị
Ông Trần Thế Hùng - Giám đốc NHNN Khu vực 7 báo cáo kết quả hoạt động tại hội nghị

Tính đến cuối tháng 5/2025, dư nợ tín dụng toàn khu vực 7 đạt gần 595.000 tỷ đồng, tăng 7% so với cuối năm 2024. Riêng tại Thanh Hóa, dư nợ đạt 237.767 tỷ đồng, tăng 7,03%. Các chương trình tín dụng ưu tiên được triển khai hiệu quả, như: cho vay phát triển nông nghiệp - nông thôn với dư nợ đạt 65.914 tỷ đồng; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 24.300 tỷ đồng; cho vay nông nghiệp công nghệ cao theo Nghị quyết 30/NQ-CP...

Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đang quản lý hơn 14.958 tỷ đồng dư nợ, hỗ trợ khoảng 250.000 hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn tín dụng đã góp phần tích cực giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phục hồi sau đại dịch, mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm và cải thiện sinh kế cho hàng chục nghìn lao động.

Dù nguồn vốn ngân hàng hiện tương đối dồi dào, nhưng tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp cho biết vẫn gặp khó trong việc tiếp cận tín dụng. Những "nút thắt" lớn được nêu ra bao gồm: thủ tục hành chính phức tạp, quy định về tài sản đảm bảo nghiêm ngặt, hồ sơ vay vốn bị yêu cầu bổ sung nhiều lần...

Mặt khác, dù lãi suất cho vay đã giảm, nhưng vẫn chưa đạt mức kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh nhiều ngành nghề vẫn đang phục hồi yếu, chi phí đầu vào cao. Trong khi đó, phía ngân hàng lại lo ngại rủi ro, nợ xấu và yêu cầu tuân thủ các chỉ tiêu an toàn tín dụng khiến việc giải ngân bị “chững lại”.

Một số ý kiến cho rằng, chính quyền địa phương cần đóng vai trò điều phối mạnh mẽ hơn, làm cầu nối hỗ trợ tháo gỡ thủ tục, quy chuẩn hồ sơ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, thay vì để hai bên "tự tìm nhau" như hiện nay.

Cùng tháo gỡ, cùng phát triển

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi khẳng định, hội nghị là diễn đàn thiết thực để ngân hàng và doanh nghiệp cùng ngồi lại với nhau, nhận diện những khó khăn, tìm cách khơi thông vốn tín dụng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi phát biểu tại hội nghị.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi phát biểu tại hội nghị

“Ngân hàng có tiền, doanh nghiệp có nhu cầu, nhưng nếu các bên còn giữ khoảng cách, ngại trách nhiệm, chậm đổi mới tư duy thì doanh nghiệp sẽ suy kiệt, ngân hàng cũng không thể phát triển lành mạnh, và kinh tế địa phương sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, ông Thi nhấn mạnh.

Ông đề nghị NHNN Khu vực 7 tiếp tục chủ động nắm bắt, dự báo tình hình, triển khai hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian giải ngân. Về phía doanh nghiệp, cần nâng cao năng lực quản trị, hoàn thiện hồ sơ pháp lý, chủ động xây dựng phương án sản xuất khả thi. Đồng thời, thay đổi tư duy tiếp cận tín dụng không chờ vốn, mà phải chuẩn bị để hấp thụ vốn hiệu quả.

Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh cũng được giao trách nhiệm phát huy vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với ngân hàng và chính quyền, thông qua các hoạt động tư vấn, đối thoại chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ vay vốn phù hợp với yêu cầu của ngân hàng.

Một điểm nhấn tại hội nghị là lễ ký cam kết cấp tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Đây không chỉ là biểu tượng cho sự đồng hành, mà còn thể hiện quyết tâm thực chất trong việc đưa vốn đến đúng nơi, đúng lúc.

Cũng trong khuôn khổ hội nghị, các TCTD đã cam kết ủng hộ tỉnh Thanh Hóa 60 tỷ đồng để xây dựng 750 căn nhà cho hộ nghèo, khó khăn. Tính đến nay, ngành ngân hàng đã ủng hộ tổng cộng hơn 177 tỷ đồng cho chương trình "Xóa nhà tạm, nhà dột nát", tương ứng 2.218 căn nhà là một minh chứng rõ nét cho tinh thần vì cộng đồng, đồng hành phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong phong trào an sinh xã hội và xây dựng nhà cho người nghèo.

Hội nghị khơi thông nguồn vốn tín dụng tại Thanh Hóa lần này không chỉ có ý nghĩa trong khuôn khổ một sự kiện, mà còn là tín hiệu khởi đầu cho chuỗi hành động mạnh mẽ hơn từ hệ thống ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp.

Khi niềm tin được khơi thông, khi thủ tục được cải tiến, và khi trách nhiệm được chia sẻ, nguồn vốn tín dụng sẽ thực sự trở thành dòng chảy nuôi dưỡng sự hồi phục và bứt phá của nền kinh tế địa phương.

Thanh Hóa, với tầm vóc một cực tăng trưởng mới của khu vực Bắc Trung Bộ, đang cần sự cộng hưởng từ cả hệ thống để vươn mình mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới. Và khơi thông dòng vốn chính là “chìa khóa” quan trọng trên hành trình đó.

Bình Minh

Tin liên quan

Tin khác

Đà Nẵng - Dòng chảy tín dụng chính sách giúp hộ nghèo vượt khó

Đà Nẵng - Dòng chảy tín dụng chính sách giúp hộ nghèo vượt khó

Trong bức tranh phát triển bền vững của TP. Đà Nẵng, có một dòng chảy âm thầm và bền bỉ đã giúp nhiều hộ nghèo vươn lên có cuộc sống ổn định. Đó là nguồn vốn tín dụng chính sách. Ở nơi ấy, nguồn vốn tín dụng chính sách như một nhánh sông lặng lẽ đang ngày ngày tưới mát những mảnh đất khô cằn, giúp cho bao gia đình vươn lên có cuộc sống ấm no, thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống...
Đa dạng cơ chế để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn

Đa dạng cơ chế để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn

Một trong những vấn đề được đặt ra tại Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị là đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn vốn cho kinh tế tư nhân. Trên thực tế, để kinh tế tư nhân bứt phá và trở thành trụ cột, một trong những vấn đề luôn được quan tâm đó chính là giúp tăng khả năng tiếp cận vốn để các doanh nghiệp phát triển. Đây là một bài toán lớn mà các doanh nghiệp nói chung, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) nói riêng đang rất cần được tháo gỡ.
“Cần câu” giúp người dân Khánh Hòa ổn định cuộc sống

“Cần câu” giúp người dân Khánh Hòa ổn định cuộc sống

Trong hành trình phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở Khánh Hòa, những đồng vốn từ chương trình cho vay giải quyết việc làm đã thực sự trở thành “cần câu” hữu ích, giúp nhiều gia đình thoát khỏi cảnh khó khăn, ổn định cuộc sống. Từ đô thị đến các vùng nông thôn hay miền núi, nguồn vốn ưu đãi này đang từng ngày thay đổi diện mạo đời sống người dân, tạo dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững ở địa phương…
Dòng vốn ngân hàng tiếp sức tam nông ở Khánh Hòa

Dòng vốn ngân hàng tiếp sức tam nông ở Khánh Hòa

Không chỉ là những con số tín dụng, dòng vốn tam nông của Agribank Khánh Hòa đã len lỏi vào từng xóm nhỏ, lan tỏa rộng khắp ở xứ sở Trầm Hương. Nhờ sự tiếp sức kịp thời từ ngân hàng, hàng nghìn hộ dân nơi đây đã viết nên câu chuyện đổi đời ngay trên mảnh đất quê hương…
HDBank ký kết hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng với PV Power, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững

HDBank ký kết hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng với PV Power, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững

Tiếp tục dẫn dắt xu hướng tài chính xanh và hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) đã ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 2.000 tỷ đồng với Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) - nhà sản xuất điện hàng đầu thuộc Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
LOTTE Finance nâng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng

LOTTE Finance nâng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng

Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lotte Việt Nam (LOTTE Finance) chính thức được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tăng tổng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng, theo Quyết định số 1195/QĐ-QLGS6 ngày 5/6/2025. Đây là bước tiến quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để LOTTE Finance mở rộng và phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh trong năm 2025.
HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) vừa tổ chức ký kết Hợp đồng Vay phụ với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với hạn mức tín dụng ban đầu 500 tỷ đồng, để cho vay lại nguồn vốn tín dụng Dự án Tài chính Nông thôn (TCNT) và Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững (VnSAT), do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ.
Tăng cường dòng vốn rẻ hỗ trợ nền kinh tế

Tăng cường dòng vốn rẻ hỗ trợ nền kinh tế

Hiện các ngân hàng đang tích cực tung ra nhiều gói tín dụng ưu đãi, nhất là với các lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN. Theo đánh giá của các chuyên gia, lãi suất thấp không chỉ là động lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư mới, qua đó lan tỏa hiệu ứng tích cực tới nền kinh tế.
Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm khởi sắc đạt 6,52%

Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm khởi sắc đạt 6,52%

Thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến cuối tháng 5/2025, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,52%, cao hơn đáng kể so với mức 2,41% cùng kỳ năm 2024. Dòng vốn tín dụng mở rộng nhanh đã góp phần tích cực vào tổng đầu tư toàn xã hội, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu đề ra.
Niềm tin thắp sáng từ Bảo hiểm Agribank

Niềm tin thắp sáng từ Bảo hiểm Agribank

Với chị Kiều, và cả gia đình, số tiền từ Bảo hiểm Agribank không chỉ là một khoản tiền đền bù mà là một tia sáng, một sự sẻ chia đúng lúc, mang theo niềm tin về những giá trị của bảo hiểm trong cuộc sống.