Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Tháo gỡ điểm nghẽn, cải cách thể chế, quyết tâm bứt phá kinh tế - xã hội

Trần Hương
Trần Hương  - 
Trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025 trước Quốc hội sáng nay, Thủ tướng đã nhấn mạnh thành tựu vượt bậc của năm 2024 với GDP tăng 7,09%, vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đồng thời đề ra mục tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025.
aa
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội

Thành tựu kinh tế - xã hội năm 2024 và động lực phát triển

Khẳng định ý nghĩa đặc biệt của kỳ họp trong việc thể chế hóa các quyết sách lịch sử của Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2024 với tinh thần “biến nguy thành cơ, chuyển đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế”, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương, đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó 12 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Đáng chú ý, chỉ tiêu tăng năng suất lao động đã vượt mục tiêu sau 3 năm không đạt, đánh dấu bước tiến quan trọng.

Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, với các cân đối lớn được đảm bảo, bội chi và nợ công được kiểm soát tốt. Tốc độ tăng GDP đạt 7,09%, cao nhất khu vực và thuộc nhóm hàng đầu thế giới, đưa quy mô nền kinh tế lên 476,3 tỷ USD, tăng ba bậc, xếp thứ 32 toàn cầu. GDP bình quân đầu người đạt 4.700 USD, tiến gần ngưỡng thu nhập trung bình cao. Lạm phát được kiểm soát ở mức 3,63%, thị trường tiền tệ và ngoại hối ổn định, lãi suất cho vay tiếp tục giảm. Thu ngân sách nhà nước đạt kỷ lục trên 2 triệu tỷ đồng, tăng 20,1% so với dự toán, vượt 342,7 nghìn tỷ đồng, dù đã miễn, giảm, gia hạn 197,3 nghìn tỷ đồng tiền thuế, phí, lệ phí, và tiền thuê đất.

Đặc biệt theo Thủ tướng Chính phủ, các động lực tăng trưởng truyền thống phát huy hiệu quả mạnh mẽ; các động lực tăng trưởng mới cũng được khai thác hiệu quả, ba đột phá chiến lược được triển khai quyết liệt; công tác xây dựng thể chế được đổi mới; thủ tục hành chính được cắt giảm, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp...

An sinh xã hội được đảm bảo với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đời sống người dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, và hải đảo...

Thủ tướng nhấn mạnh rằng những thành tựu này, trong bối cảnh nhiều khó khăn, là rất đáng tự hào, tạo đà cải cách, động lực phát triển, và niềm tin vững chắc của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Thách thức những tháng đầu năm 2025

Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp, đặc biệt với chính sách thuế đối ứng cao của Hoa Kỳ, Chính phủ đã triển khai đồng bộ các giải pháp với tinh thần “kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá”. Kết quả, tăng trưởng GDP quý I/2025 đạt 6,93%, cao nhất cùng kỳ giai đoạn 2020-2025, với nhiều địa phương đạt mức tăng trưởng hai con số. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,2%, tỷ giá ổn định, lãi suất cho vay giảm, và tăng trưởng tín dụng tích cực. Thu ngân sách bốn tháng đạt 944 nghìn tỷ đồng, bằng 48% dự toán, tăng 26,3%. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 275 tỷ USD, tăng 15%, xuất siêu trên 5 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện đạt 6,7 tỷ USD, cao nhất giai đoạn 2020-2025.

Cả ba khu vực kinh tế đều tăng trưởng tích cực. Nông nghiệp duy trì đà phát triển, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,1%, và thương mại, dịch vụ phát triển mạnh với tổng mức bán lẻ tăng gần 10%. Du lịch đạt kỷ lục với 7,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 23,8%. Hạ tầng kinh tế - xã hội được phát triển đồng bộ, với 80 công trình trọng điểm được khởi công và khánh thành, bao gồm nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và năm dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam. Chuyển đổi số đạt nhiều kết quả thực chất, với Đề án 06 cung cấp nhiều tiện ích, dịch vụ công trực tuyến được tăng cường, và hóa đơn điện tử được triển khai hiệu quả...

Tuy nhiên, Thủ tướng chỉ ra một số hạn chế, như sức ép điều hành kinh tế vĩ mô, hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn, giải ngân vốn đầu tư công thấp, và thị trường bất động sản phục hồi chậm. Thủ tục hành chính còn rườm rà, phân cấp, phân quyền chưa triệt để, và đời sống một bộ phận người dân vùng sâu, vùng xa còn khó khăn. Tình hình an ninh, trật tự, tội phạm công nghệ cao, và ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn vẫn là những thách thức cần giải quyết quyết liệt.

Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cho năm 2025

Thủ tướng nhấn mạnh rằng, trước bối cảnh thế giới biến động phức tạp, Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, quy mô nền kinh tế vượt 500 tỷ USD, và GDP bình quân đầu người trên 5.000 USD. Ông đề xuất 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, bao gồm:

Thứ nhất, theo dõi sát tình hình quốc tế, đặc biệt là chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, để có phản ứng chính sách linh hoạt, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng cường kỷ luật tài chính, phấn đấu tăng thu ngân sách trên 15%, điều chỉnh bội chi lên 4-4,5% GDP nếu cần thiết, và tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư. Chính sách tiền tệ sẽ được điều hành linh hoạt, phối hợp với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh và hạ tầng chiến lược.

Thứ hai, thể chế hóa các nghị quyết của Bộ Chính trị, đặc biệt là Nghị quyết 66 về đổi mới xây dựng và thi hành pháp luật, và Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân. Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi các luật để tháo gỡ điểm nghẽn, xây dựng khung pháp lý mới cho khoa học, công nghệ, và chuyển đổi số, đồng thời giảm 30% điều kiện đầu tư kinh doanh và chi phí thủ tục hành chính trong năm 2025.

Thứ ba, cải cách quản trị nhà nước triệt để, hoàn thiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, và lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013. Chính phủ sẽ tăng cường phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, và xử lý các dự án tồn đọng, khơi thông nguồn lực cho phát triển.

Thứ tư, cơ cấu lại nền kinh tế, lấy khoa học công nghệ và chuyển đổi số làm động lực chính. Chính phủ sẽ phát triển các ngành công nghiệp mới nổi như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, và thúc đẩy nông nghiệp xanh, du lịch chuyên nghiệp, với mục tiêu thu hút 22-23 triệu lượt khách quốc tế.

Thứ năm, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng trọng điểm, hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc và 1.000 km đường ven biển, đảm bảo không thiếu điện và phát triển hạ tầng số đồng bộ.

Thứ sáu, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, miễn học phí cho học sinh mầm non và phổ thông, và triển khai sổ sức khỏe điện tử trên toàn quốc trước tháng 9/2025…

Thủ tướng kêu gọi phát huy tinh thần đoàn kết, khát vọng đổi mới, biến thách thức thành cơ hội để hoàn thành các mục tiêu giai đoạn 2021-2025, chào mừng Đại hội XIV của Đảng. Ông cũng bày tỏ lòng cảm ơn sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, và sự ủng hộ của nhân dân, cam kết xây dựng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, sánh vai các cường quốc.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Gỡ khó cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để phát triển khoa học công nghệ

Gỡ khó cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để phát triển khoa học công nghệ

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư theo phương thức PPP

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư theo phương thức PPP

Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 35/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
[Infographic] Chính sách tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

[Infographic] Chính sách tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Nghị định 156/2025/NĐ-CP bổ sung tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, cho phép vay đến 70% giá trị dự án không cần tài sản bảo đảm, giữ nguyên nhóm nợ và hỗ trợ vay mới khi gặp khó khăn khách quan.
Thủ tướng: Luật Thương mại điện tử cần vừa quản lý được, vừa kiến tạo phát triển

Thủ tướng: Luật Thương mại điện tử cần vừa quản lý được, vừa kiến tạo phát triển

Chiều tối ngày 17/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.
Hành vi không lập hóa đơn theo quy định sẽ bị xử phạt tới 100 triệu đồng

Hành vi không lập hóa đơn theo quy định sẽ bị xử phạt tới 100 triệu đồng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Bổ sung chính sách tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bổ sung chính sách tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP ngày 16/6/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp

Quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp

Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2025/NĐ-CP ngày 16/6/2025 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 89/CĐ-TTg ngày 16/6/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.
Mỗi xã có tối đa 2 xe ô tô phục vụ công tác chung

Mỗi xã có tối đa 2 xe ô tô phục vụ công tác chung

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 153/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2023/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
Quy định mới về tinh giản biên chế

Quy định mới về tinh giản biên chế

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP ngày 15/6/2025 quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.