Thêm nguồn lực để Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cất cánh

08:57 | 18/03/2023

Chiều 17/3, tại Đà Nẵng, Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) tổ chức Diễn đàn Kinh tế - Tài chính 2023 với chủ đề: “Huy động các nguồn lực phát triển nhanh, bền vững Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”.

them nguon luc de vung kinh te trong diem mien trung cat canh Tăng trưởng xanh và chuyển đổi số - cơ hội để Miền Trung và Tây Nguyên tăng tốc
them nguon luc de vung kinh te trong diem mien trung cat canh Sắp tổ chức Diễn đàn Phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung

Tại diễn đàn, nhiều nội dung được các diễn giả, chuyên gia và đại biểu tham dự thảo luận, như: Bức tranh kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; những vấn đề đặt ra cho việc thu hút nguồn lực đầu tư, tạo động lực tăng trưởng; giải pháp huy động nguồn lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; hoàn thiện thể chế để vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cất cánh...

them nguon luc de vung kinh te trong diem mien trung cat canh
Cần thêm nguồn lực để Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Vùng có diện tích tự nhiên 27.881,7 km2, chiếm 8,45% diện tích cả nước, đứng thứ hai trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, trung tâm thương mại, du lịch và giao dịch quốc tế.

Bên cạnh đó, khu vực này là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa với quốc tế, đồng thời là điểm trung chuyển hàng hóa với các tỉnh Tây Nguyên; cửa ngõ ra biển thuận tiện đối với các địa phương vùng Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Đông Bắc Campuchia thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây…

Bởi vậy, từ năm 2004, chủ trương phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã được đặt ra và duy trì sự nhất quán qua các thời kỳ, nhằm phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng về vị trí địa kinh tế - chính trị, tài nguyên thiên nhiên, trở thành địa bàn phát triển nhanh và bền vững dựa trên lợi thế kinh tế biển và ven biển trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Ông Huỳnh Huy Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng đánh giá, gần 20 năm hình thành và phát triển, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã đạt được một số thành tựu phát triển nhất định. Tuy nhiên, quá trình phát triển của vùng trong thời gian qua cũng cho thấy còn nhiều hạn chế.

Trên thực tế, so với kỳ vọng đặt ra, Vùng chưa có nhiều nổi trội so với các tiểu vùng khác của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, đóng góp của Vùng vào quy mô chung của cả nước vẫn còn thấp, năng lực nội sinh của vùng còn yếu, nên chưa thể hiện rõ vai trò là vùng kinh tế động lực. Quy mô nền kinh tế Vùng còn nhỏ và chiếm tỷ trọng khá thấp trong nền kinh tế cả nước. Đóng góp của Vùng vào quy mô chung của cả nước vẫn còn thấp, tăng trưởng của các địa phương trong vùng chưa đồng đều. Hoạt động liên kết còn nhiều hạn chế, kết nối về đầu tư còn thiếu đồng bộ, chưa tận dụng được lợi thế riêng của từng địa phương...

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, đổi mới, sáng tạo và tăng cường liên kết, phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững Vùng miền Trung.

Đặc biệt, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW định hướng phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (trong đó có Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045. Trong đó đặt mục tiêu: Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ là vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn của cả nước với các khu kinh tế ven biển và hệ thống đô thị ven biển đạt chuẩn quốc gia và khu vực; là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên và nước bạn Lào…

Ngay tại diễn đàn Kinh tế - Tài chính 2023, các đại biểu tham gia cũng đã “hiến kế” để Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có thể cất cánh, khắc phục hạn chế, phát triển hơn nữa trong tương lai.

Tại diễn đàn, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia đề xuất nhiều giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cụ thể như: phân lại, mở rộng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; xây dựng quy hoạch tổng thể; thể chế hóa cơ chế liên kết vùng; phát triển kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao theo hướng cân bằng 3 yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường; xây dựng, hoàn thiện cơ chế đặc thù; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, cơ cấu lại và tạo chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; đa dạng các nguồn lực tài chính; tạo đột phá thu hút nhân lực chất lượng, tăng cường cải cách hành chính; ưu tiên phát triển nhân lực, dịch vụ y tế - giáo dục...

them nguon luc de vung kinh te trong diem mien trung cat canh

Cùng gợi ý các giải pháp để Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, phát triển nhanh, bền vững, TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đề xuất, cần xét đến yếu tố cho phép địa phương phát hành trái phiếu; đặt vị trí của trái phiếu chính quyền địa phương trong tổng thể thị trường trái phiếu và thị trường tài chính; đa dạng các phương thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.

Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, khi quá trình phân cấp (quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và ngân sách nói riêng) cho chính quyền địa phương diễn ra nhanh chóng và thực chất, các địa phương phải chủ động và tự lực nhiều hơn. Trong quá trình này, các địa phương cần phải huy động được nguồn vốn ngoài nguồn ngân sách với quy mô đủ lớn, kỳ hạn đủ dài và chi phí phù hợp, từ đó tận dụng được lợi thế từ đòn bẩy tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Lợi ích đem lại từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội và năng lực quản lý ngân sách của chính quyền địa phương nói chung và nguồn thu từ các dự án nói riêng là cơ sở để hoàn trả cho các khoản huy động vốn ban đầu.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Thanh Nga, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, cần đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách nhà nước; nâng cao hiệu quả đầu tư công, nhất là trong lập và quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, bảo đảm yêu cầu phát triển, hạn chế thấp nhất việc điều chỉnh, bổ sung.

Cùng với đó, các tỉnh, thành trong khu vực cần tăng cường các biện pháp quản lý các nguồn thu phát sinh, chống thất thu ngân sách; kịp thời giải quyết các vướng mắc để thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách; tiếp tục cơ cấu chi ngân sách theo hướng tăng chi đầu tư phát triển, ưu tiên nguồn lực cho các nhiệm vụ trọng tâm, công trình trọng điểm, giảm chi thường xuyên.

Ngoài ra, chính quyền các địa phương cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo; rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích, ưu đãi để thu hút các dự án đầu tư từ các nhà đầu tư lớn; tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, kinh doanh…

Nghi Lộc

Nguồn:

Thông tin chứng khoán

Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
1,00
1,00
1,00
5,50
5,60
5,70
6,70
6,90
7,10
7,80
Sacombank
-
-
-
-
5,50
5,60
5,70
7,50
7,70
7,90
8,30
Techcombank
0,30
-
-
-
5,90
5,90
5,90
7,70
7,70
7,70
7,70
LienVietPostBank
-
0,10
0,10
0,10
6,00
6,00
6,00
7,60
7,60
8,00
8,50
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
6,00
6,00
6,00
8,55
8,60
8,65
9,20
Agribank
0,50
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Eximbank
0,20
1,00
1,00
1,00
5,60
5,70
5,80
6,30
6,60
7,10
7,50
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23.310 23.680 24.662 26.042 27.702 28.883 175,33 185,62
BIDV 23.350 23.650 24.859 26.062 27.830 28.912 173.60 182.70
VietinBank 23.305 23.665 24.488 26.123 28.168 29.178 176,97 184,92
Agribank 23.300 23.660 24.910 26.057 27.948 28.857 177,53 185,26
Eximbank 23.270 23.650 24.970 25.647 28.029 28.789 177,36 182,17
ACB 23.350 23.800 25.009 25.606 28.028 28.765 177,51 181,93
Sacombank 23.315 23.700 25.080 25.687 28.247 28.862 177,80 183,35
Techcombank 23.325 23.675 24.760 26.090 27.766 29.067 173,38 185,81
LienVietPostBank 23.390 24.010 24.880 26.235 28.154 29.108 176,00 187,77
DongA Bank 23.360 23.680 24.980 25.620 28.050 28.760 176,5 182,10
(Cập nhật trong ngày)

Giá vàng Xem chi tiết

Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
66.550
67.270
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
66.550
67.250
Vàng SJC 5c
66.550
67.270
Vàng nhẫn 9999
54.900
55.900
Vàng nữ trang 9999
54.750
55.500