Thoát nghèo trên cao nguyên MNông
Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên MNông, với độ cao trung bình từ 600 đến 700 mét so với mực nước biển. Toàn tỉnh có 40 dân tộc anh em sinh sống, dân số khoảng 677.610 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 31,73%... Nhìn chung, Đắk Nông vẫn là một trong những địa phương còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp…
Trong hoàn cảnh khó khăn trên, những năm gần đây nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH đã và đang giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo hằng năm của địa phương, nhất là tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Mục sở thị hiệu quả từ nguồn vốn vay ưu đãi, chúng tôi về huyện 30a - Ðắk Glong. Đây là một trong những địa phương có số hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn ưu đãi cao nhất nhì Ðắk Nông. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi cũng đã trở thành “đòn bẩy”, góp phần để nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây có cơ hội thoát nghèo, nâng cao đời sống. Tại Ðắk Glong, chúng tôi gặp lại anh K Ngai, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH của huyện. Anh vốn là một người con của núi rừng Đắk Nông, mấy chục năm nay kể từ ngày rời ghế nhà trường anh đã gắn bó với hoạt động của NHCSXH, ở nơi còn nhiều gian khó như Ðắk Nông... Theo chân anh K Ngai, chúng tôi đến thăm gia đình chị H Em ở xã Đắk Som. Khi chúng tôi đến, gia đình chị sắp hoàn thành một ngôi nhà mới khá khang trang. Vui mừng đứng bên ngôi nhà mới, với số tiền khoảng hơn 300 triệu đồng, chị H Em tâm sự, thời điểm mới lập gia đình kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, quanh năm lam lũ vẫn thiếu ăn. Gia đình mấy thế hệ ở trong ngôi nhà gỗ chật chội cũ nát... Thế nhưng, từ khi được vay vốn NHCSXH, đời sống kinh tế của gia đình từng bước được nâng lên. Đến nay, gia đình đã cơ bản thoát nghèo, với thu nhập chính từ 2 ha cà phê và chăn nuôi gà, heo…
Cùng “phất” lên nhờ vốn vay ưu đãi ở xã Ðắk Som còn có gia đình ông K Thét. Chia sẻ với chúng tôi, ông K Thét cho biết, gia đình ông có 2,5 ha cà phê. Trước đây, do thiếu vốn đầu tư nên năng suất thấp. Vườn cây ngày càng già cỗi theo thời gian, thu nhập không cao nên cuộc sống gia đình luôn bấp bênh. Thế nhưng, từ năm 2019, ông được NHCSXH huyện Ðắk Glong cho vay 30 triệu đồng, từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn. Có vốn gia đình ông tập trung đầu tư mua vật tư phân bón, chăm sóc vườn cây, nhờ đó năng suất cà phê từng bước cải thiện. Hiện, vườn cà phê của ông cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Có “đòn bẩy” về tài chính đời sống của gia đình đến nay đã thoát khỏi cái nghèo, cái đói đeo bám như trước đây.
![]() |
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đang phát huy hiệu quả ở Đắk Nông |
Theo đại diện UBND huyện Ðắk Glong, với đặc thù là địa phương còn nhiều khó khăn, nên công tác giảm nghèo luôn được địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Bởi thế, thời gian qua, Ðắk Glong luôn phối hợp với NHCSXH, tạo điều kiện tốt nhất để hộ nghèo, hộ còn khó khăn… được vay vốn. Sau khi vay được vốn, huyện còn chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể trực tiếp hướng dẫn, tư vấn cho các hộ thực hiện đúng phương án sử dụng vốn vay được phê duyệt. Ðến nay, hầu hết các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích; hiệu quả các mô hình sản xuất ngày càng được nâng cao, đời sống của bà con từng bước ổn định và phát triển.
Vai trò của những “cánh tay nối dài”
Bên cạnh những nỗ lực của chính quyền địa phương, để nguồn vốn tín dụng ưu đãi đi vào cuộc sống và đến đúng đối tượng thụ hưởng, NHCSXH chi nhánh Đắk Nông cũng đã tăng cường phối hợp cùng các tổ chức chính trị, xã hội nhận ủy thác, quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động người dân, xác định đúng đối tượng cần vay, sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Ông Nguyễn Minh Hướng, Giám đốc NHCSXH, chi nhánh Ðắk Nông cho biết, để nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh đã tăng cường phối hợp các đơn vị nhận ủy thác củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.581 tổ tiết kiệm và vay vốn. Trong đó, có 1.523 tổ xếp chất lượng tốt chiếm đến 96,33 %... Chị H Mơn, Tổ trưởng tiết kiệm và vay vốn ở xã Đắk Som (Ðắk Glong) cho biết, trước mỗi đợt giải ngân, tổ luôn tổ chức họp, bình xét dân chủ, công khai, minh bạch và đúng đối tượng theo đúng quy định.
Với những nỗ lực đóng góp hiệu quả của NHCSXH, trong những năm gần đây công tác giảm nghèo ở Đắk Nông đã có nhiều kết quả khả quan. Theo đó, năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 19,26%, đến năm 2022 giảm xuống còn 7,97%. Trong đó, hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm 8,55%, hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm 8,45%... Theo ông Lê Văn Chiến, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Nông, những nỗ lực của NHCSXH và các tổ chức chính trị, xã hội đã góp phần để hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số… trên địa bàn được tiếp cận vốn tín dụng chính sách. Từ đó, có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
Mới đây, Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 219/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 với các mục tiêu cụ thể. Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo chung của địa phương giảm từ 3% trở lên, riêng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm từ 5% trở lên. Tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo với phương châm giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thoát nghèo.
Tiếp tục phát huy vai trò là “đòn bẩy” thoát nghèo trên cao nguyên MNông, cũng theo ông Nguyễn Minh Hướng, thời gian tới NHCSXH chi nhánh Ðắk Nông sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể các cấp trong toàn tỉnh, nhất là cấp xã và ban quản lý tổ tiết kiệm vay vốn trong việc bình xét cho vay, với phương châm bảo đảm đúng quy trình thủ tục nhưng cũng được giải ngân nhanh nhất để đáp ứng kịp thời cho người dân có nguồn vốn phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, hướng dẫn cho người dân sử dụng vốn vay đạt hiệu quả cao hơn góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của địa phương.
Các tin khác

Agribank Đà Nẵng nhất toàn đoàn tại Hội thao ngành Ngân hàng Đà Nẵng năm 2023

Quảng Trị: Tăng cường chấn chỉnh, củng cố hoạt động hệ thống QTDND

Bổ nhiệm Phó giám đốc NHCSXH tỉnh Quảng Nam

Quảng Bình: Nỗ lực gỡ khó, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp

Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’

Tiền Giang: Ngành Ngân hàng tích cực phối hợp chống tham nhũng

Tiền Giang: Sơ kết 1 năm thực hiện phối hợp giữa Ban nội chính Tỉnh ủy và Ngân hàng Nhà nước

Thái Bình: Sơ kết thực hiện phối hợp công tác giữa Công an và Ngân hàng Nhà nước

Nguồn vốn ngân hàng giúp kinh tế nông dân phát triển

Quảng Bình: Hơn 17,8 ngàn lượt khách hàng được tiếp cận vay vốn

Phú Yên: Tín dụng chính sách giúp hơn 45.200 hộ vượt qua ngưỡng nghèo

NHNN Tiền Giang tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản về hoạt động của QTDND

Đắk Lắk: Hiệu quả từ đầu tư vốn đối với cây sầu riêng

Ra mắt chợ thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ An Sương

Tuyên truyền, hướng dẫn Thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn quận Tân Phú

CIC cảnh báo hiện tượng lừa đảo "kiểm tra điểm tín dụng"
![[Infographic] Giá xăng giảm trong phiên điều hành 2/10](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/102023/02/15/medium/infographic-gia-xang-giam-trong-phien-dieu-hanh-2102023-20231002155928.jpg?rt=20231002155931?231002042521)
[Infographic] Giá xăng giảm trong phiên điều hành 2/10

WB: Sức cầu yếu khiến GDP của Việt Nam chững lại, dự báo ở mức 4,7%

Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
NHNN Quảng Trị tổ chức Hội nghị chuyên đề Quỹ tín dụng nhân dân năm 2023
Bình Định: Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đà Nẵng: Agribank ra mắt chợ, tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Thanh toán không tiếp xúc là xu hướng của thời đại mới

Nhiều ưu đãi dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB

Hành trình chuyển đổi BIDV Core Banking và những điều “lần đầu tiên” thực hiện

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ
