Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Chưa thể bỏ phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
![]() |
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội |
Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Trần Thị Kim Hương (An Giang), về việc giải ngân hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội đến nay tỷ lệ giải ngân đạt còn thấp, đâu là khó khăn, vướng mắc và giải pháp thời gian tới.
Trả lời câu hỏi của đại biểu, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, chương trình 120 nghìn tỷ đồng cho vay đối với người có thu nhập thấp và công nhân là chương trình hưởng ứng của ngành Ngân hàng và cũng được giao tại nghị quyết của Chính phủ để tiến tới mục tiêu có 1 triệu căn hộ trong 10 năm tới. Gói tín dụng này không sử dụng nguồn vốn từ NSNN mà từ nguồn tiền huy động của các tổ chức tín dụng từ người dân. Lãi suất ưu đãi cũng từ nguồn tài chính của các ngân hàng tham gia.
Sau khi có nghị quyết của Chính phủ, NHNN đã ban hành văn bản hướng dẫn cho các tổ chức tín dụng thực hiện và cũng có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm để xây dựng và công bố những dự án thuộc diện được cho vay theo chương trình này theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Về phía các tổ chức tín dụng, NHNN cũng đã chỉ đạo các ngân hàng phải ban hành các quy trình nội bộ để triển khai.
Kết quả đến nay có 18/63 Ủy ban nhân dân tỉnh đã gửi văn bản công bố danh mục dự án tham gia chương trình và công bố trên cổng thông tin điện tử 53 dự án với tổng nhu cầu vay là 27 nghìn tỷ đồng. Đến nay các ngân hàng đã giải ngân được gần 105 tỷ đồng cho 3 dự án ở 3 tỉnh thành.
Giải đáp thêm về nguyên nhân gói tín dụng này giải ngân chưa được nhiều, Thống đốc cho biết, thứ nhất nguồn cung về nhà thuộc đối tượng của chương trình này còn hạn chế, trong khi nhu cầu về nhà ở rất lớn; Và nhu cầu của người dân quyết định đi vay để mua nhà lại là một câu chuyện khiến người dân phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng.
Thứ hai, điều kiện được hưởng chính sách nhà ở xã hội hiện nay cũng còn có ý kiến phản ánh chưa phù hợp với thực tế như thu nhập phải không thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân, chưa có nhà ở.
Thứ ba, chương trình này thực hiện trong thời gian dài 10 năm, các khoản cho vay bất động sản thường kéo dài, trong khi giải ngân của các ngân hàng thì theo thời gian…
Từ những hạn chế nêu trên, NHNN cũng đã có những kiến nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm để sớm công bố các dự án nhà ở thuộc chương trình này để hệ thống ngân hàng có thể tích cực triển khai.
“Chúng tôi cũng sẽ chủ động tập trung để tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, đồng thời sẽ phối hợp với các bộ, ngành khác tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân nắm rõ chương trình cho vay này”, Thống đốc phát biểu.
Trả lời câu hỏi của đại biểu về giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, Thống đốc cho biết, để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt thời gian qua NHNN cũng đã thực hiện rất nhiều giải pháp.
Thứ nhất là rà soát hành lang pháp lý để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Đến nay rất nhiều hoạt động được thực hiện qua các kênh số, ứng dụng công nghệ và vẫn đảm bảo an toàn của hoạt động thanh toán…
Kết quả là các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng trưởng rất cao. Trong 9 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 49% về số lượng và giao dịch qua internet cũng tăng 60,3%, qua kênh điện thoại di động tăng 60,8%, qua QR Code tăng 105 % và qua POS tăng 21,39%. Tình trạng người dân thực hiện rút tiền qua ATM cũng giảm xuống cho thấy xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đã gia tăng.
Đến tháng 9/2023, tỷ lệ thanh toán bằng tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán giảm còn 9,17% so với mức 11,73% cuối năm 2020 đã cho thấy kết quả thanh toán không dùng tiền mặt đã đạt được những kết quả đáng kể.
Về khó khăn trong thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, theo Thống đốc, đó là thói quen, tâm lý sử dụng tiền mặt, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, bên cạnh đó là do tâm lý e ngại của người dân khi tiếp cận với công nghệ mới trong hoạt động thanh toán, những lo ngại về vấn đề an toàn và e ngại về rủi ro do xu hướng gia tăng của tội phạm công nghệ cao.
Về định hướng giải pháp thời gian tới, Thống đốc cho biết, NHNN sẽ tiếp tục rà soát các văn bản và sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để hoàn thiện hành lang pháp lý cũng như có các giải pháp để phòng ngừa và đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Đồng thời với đó là tăng cường công tác thông tin, truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân trong đảm bảo an toàn trong thanh toán không dùng tiền mặt.
Trả lời câu hỏi đại biểu về các giải pháp của NHNN để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra, Thống đốc cho biết, lý do tăng trưởng tín dụng thấp trong 9 tháng đầu năm NHNN đã báo cáo đầy đủ trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội trước Quốc hội.
Nguyên nhân chủ yếu do cầu tín dụng thấp, do đơn hàng của doanh nghiệp giảm sút, trong khi khả năng khai thác cầu nội địa cũng gặp nhiều khó khăn do doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là người dân tiêu dùng sau đại dịch Covid-19…
Về nguồn cung tín dụng, NHNN đã điều hành theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho các tổ chức tín dụng về cung tín dụng.
Cũng theo Thống đốc, thời gian qua, NHNN đã thực hiện rất nhiều giải pháp, đặc biệt đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải rà soát các thủ tục cho vay vốn để rút ngắn thời gian và giảm thiểu những thủ tục để hỗ trợ tốt nhất cho người dân.
Đồng thời với đó, NHNN cũng kiến nghị với các bộ, các ngành liên quan để thực hiện những giải pháp cải thiện điều kiện tín dụng, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về điều hành tăng trưởng tín dụng để tiến tới xóa bỏ chỉ tiêu tín dụng, Thống đốc cho biết, đây là một trong những giải pháp điều hành của NHNN sau khi đã phối hợp kết hợp với các công cụ chính sách khác. Trên thực tế chỉ tiêu này đang được điều hành bám sát theo chỉ đạo của Quốc hội tại Nghị quyết 62 và các chỉ đạo của Chính phủ, đó là tăng trưởng tín dụng hàng năm thì NHNN đưa ra định hướng đầu năm.
Việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng dựa trên cơ sở căn bản nhất là xếp hạng của các tổ chức tín dụng theo Thông tư 52. Thông tư này đã quy định rất rõ các tiêu chí về định lượng, định tính để phản ánh được các tổ chức tín dụng có hoạt động lành mạnh và có khả năng mở rộng tín dụng.
"Khi Nghị quyết 62 của Quốc hội yêu cầu nghiên cứu về cách thức điều hành tăng trưởng tín dụng này, NHNN đã tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo và họp với chuyên gia, có cả các đại biểu đại biểu Quốc hội… Đa số ý kiến thống nhất cho rằng ở thời điểm hiện nay, chúng ta chưa thể bỏ điều hành tăng trưởng theo phương án này bởi lẽ hiện nay nhu cầu vốn của nền kinh tế đang phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng. Nếu chúng ta bỏ chỉ tiêu này có thể sẽ làm cho tăng trưởng tín dụng tăng cao trong khi theo cảnh báo của Ngân hàng Thế giới, hiện nay, tín dụng trên GDP của Việt Nam đang ở mức cao", Thống đốc phát biểu.
Từ các lý do như vậy, Thống đốc cho biết, NHNN vẫn tiếp tục thực hiện phương án điều hành này. Đến thời điểm thuận lợi, đặc biệt là khi các phân khúc khác của thị trường tài chính như trái phiếu doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu trung, dài hạn của doanh nghiệp thì mới tính đến khả năng bỏ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và khi đó sẽ khả thi hơn.
Các tin khác

Tiền gửi tiết kiệm dân cư ở TP. Hồ Chí Minh liên tục tăng

Sắp diễn ra hội thảo “Tối ưu hiệu quả marketing ngành Ngân hàng”

TP. Hồ Chí Minh: Yêu cầu các điểm kinh doanh vàng miếng kiểm soát chặt hoạt động mua, bán

PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng

Gửi tiền kỳ hạn dài ở các ngân hàng sẽ được hưởng mức lãi suất ra sao?

Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu

Biến ESG thành lợi thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập

Agribank nâng quy mô gói tín dụng, đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Agribank ghi dấu ấn với 6 sản phẩm – dịch vụ đạt Giải thưởng Sao Khuê 2025

Sáng 19/4: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

Đồng USD tạo đáy 3 năm khi niềm tin vào sự độc lập của Fed lung lay

Ngân hàng Lộc Phát ra mắt thương hiệu LPBank Priority và thẻ LPBank Visa Signature, đẩy mạnh chiến lược phục vụ khách hàng cao cấp

MSB sẽ trả cổ tức với tỷ lệ 20%

Tín dụng chính sách ở Gia Lai: Phủ xanh hy vọng trên vùng đất đỏ

BIDV RUN - Vì cuộc sống xanh, kiến tạo giá trị vững bền
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ ngày 14-19/4/2025

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam
