Thúc đẩy phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam
![]() |
Quang cảnh Diễn đàn |
Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới, thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ theo hướng phát thải thấp. Đây cũng là “luật chơi” mới về thương mại, đầu tư toàn cầu, đã được xác lập kể từ sau Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
Do đó, giảm phát thải khí nhà kính cùng với chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế các-bon thấp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn là cơ hội để thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, nắm bắt thời cơ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và tận dụng các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư cho phát triển.
Việt Nam đã cam kết đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 nhằm đóng góp vào nỗ lực chung của toàn cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu. Mục tiêu này được thực hiện chủ yếu thông qua quá trình chuyển đổi năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực trong nước cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Triển khai các cam kết tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị COP 26, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Đây là những hành động cụ thể thực hiện những định hướng lớn để phát triển đất nước. Ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nội dung quan trọng, bao gồm chủ động thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và phát triển kinh tế các-bon thấp.
Để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, ngoài áp dụng công nghệ tiên tiến, ít phát thải, nhiều quốc gia áp dụng công cụ định giá các-bon. Công cụ định giá các-bon phổ biến được áp dụng là thuế các-bon, hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, cơ chế tín chỉ các-bon.
Trên thế giới hiện có khoảng 90 quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng khoảng 110 công cụ định giá các-bon và tính riêng trong năm 2024, các công cụ định giá các-bon này đã kiểm soát hơn 12,8 tỉ tấn CO2 tương đương, chiếm 24% tổng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Riêng thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí có 36 nơi áp dụng và chiếm 19% tổng phát thải khí nhà kính toàn cầu, tương ứng 10,1 tỉ tấn CO2 tương đương.
Triển khai cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính tại Đóng góp do quốc gia tự quyết định đến năm 2030 (NDC), cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, Thủ tướng Chính phủ đã giao chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực: năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, quản lý chất thải và các quá trình công nghiệp; giao chỉ tiêu hấp thụ khí nhà kính cho lĩnh vực lâm nghiệp. Đồng thời có thể tiếp cận được với sự dịch chuyển các dòng vốn tín dụng, đầu tư tài chính toàn cầu cùng với đẩy mạnh hợp tác đối tác với quốc tế. Qua đó, mở ra nhiều cơ hội chuyển dịch mô hình tăng trưởng, tiếp cận tri thức, công nghệ, tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là các dòng tín dụng, đầu tư cho hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng. Đây là thách thức, song cũng là cơ hội để Việt Nam thực hiện mục tiêu chuyển đổi xanh.
Việt Nam đã xác định áp dụng công cụ định giá các-bon, cụ thể là thị trường các-bon tuân thủ nhằm hỗ trợ mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Thị trường các-bon tại Việt Nam được phát triển sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới phát triển nền kinh tế các-bon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có quy định về tổ chức và phát triển thị trường các-bon. Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc danh mục được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính và có quyền trao đổi, mua bán trên thị trường các-bon trong nước. Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã chi tiết các quy định về tổ chức và phát triển thị trường các-bon, bao gồm lộ trình, đối tượng tham gia và các quy định về trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon. Vào ngày 24/1/2025 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển các-bon tại Việt Nam. Đề án đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp để sớm thí điểm thị trường các-bon trong nước trong năm 2025 và vận hành chính thức sau năm 2028.
Trong khi thị trường các-bon tuân thủ mới trong giai đoạn xây dựng, trên thực tế các doanh nghiệp của Việt Nam đã trao đổi tín chỉ các-bon từ Việt Nam trên thị trường các-bon tự nguyện thế giới từ giữa những năm 2000, thông qua Cơ chế phát triển sạch (CDM) từ năm 2006; Cơ chế Tiêu chuẩn vàng (GS), Cơ chế Tiêu chuẩn các-bon được thẩm định (VCS) từ năm 2008; Cơ chế tín chỉ chung với Nhật Bản (JCM) từ năm 2013…
Để thúc đẩy phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam cần nghiên cứu, phát triển cả thị trường các-bon tự nguyện và thị trường các-bon tuân thủ. Hiện nay, các nước như Singapore, Hàn Quốc, một số tổ chức quốc tế đang triển khai hợp tác, thực hiện các dự án tạo tín chỉ để trao đổi quốc tế theo hình thức này tuy nhiên cần bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, địa phương, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc thực hiện hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ các-bon. Các doanh nghiệp có tín chỉ các-bon có thể tham gia thị trường này và trao đổi với quốc tế.
Để tạo ra tín chỉ các-bon và vận hành sàn giao dịch các-bon hiệu quả, cần khẩn trương hoàn thiện cơ sở pháp lý như Nghị định về sàn giao dịch các-bon sớm được ban hành; xây dựng các quy định rõ ràng về tiêu chuẩn tín chỉ các-bon, giao dịch, đấu giá hạn ngạch, xử lý vi phạm; tập trung đào tạo nguồn nhân lực am hiểu về phát triển dự án tạo tín chỉ các-bon, thẩm định dự án tạo tín chỉ các-bon; học hỏi kinh nghiệm các nước đi trước và đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ kỹ thuật.
Các tin khác

iPhone sẽ có giao diện desktop như Samsung DeX trên iOS 19

Instagram chính thức ra mắt ứng dụng chỉnh sửa video mới mang tên Edits

Patek Philippe chinh phục trái tim giới mộ điệu với chiếc Twenty~4 Perpetual Calendar 7340/1R-001

Hublot tôn vinh di sản Việt với phiên bản giới hạn dành riêng cho thị trường Việt Nam

vivo X200 Ultra ra mắt: “Máy ảnh biết nghe gọi” với ống kính rời, giá từ 23 triệu đồng

Infinix ra mắt điện thoại có mặt lưng tỏa hương

Louis Vuitton ra mắt đồng hồ 600.000 USD: Kiệt tác hợp tác với Kari Voutilainen

Audio Technica ra mắt mâm đĩa than biết bay và phát sáng

Grab triển khai công nghệ agentic AI hỗ trợ tài xế và đối tác thương nhân

Grok có thêm tính năng “ghi nhớ” như ChatGPT và Gemini

Chấn chỉnh kinh doanh đa cấp: hướng tới quản lý chặt chẽ và bền vững

Apple dẫn đầu về số lượng smartphone xuất xưởng toàn cầu trong quý I/2025

OpenAI ra mắt GPT-4.1, vượt trội hơn GPT-4o ở mọi mặt

Người dùng Android đã có thể sử dụng Apple Maps trên trình duyệt Chrome

ChatGPT nâng cấp mạnh mẽ với tính năng ghi nhớ toàn bộ lịch sử trò chuyện
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
