Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Thương mại điện tử: Tăng trưởng mạnh, thách thức lớn

Hải Yến
Hải Yến  - 
Thương mại điện tử tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế số của Việt Nam. Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử 2025 (EBI) do Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) công bố, quy mô thị trường đạt 32 tỷ USD năm 2024, tăng 27% so với năm 2023. Trong đó, bán lẻ trực tuyến đóng góp 22,5 tỷ USD, tăng 30%, chiếm 12% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, so với 10% năm trước. Tỷ lệ bán lẻ hàng hóa trực tuyến cũng tăng từ 8,8% lên 11%, phản ánh sự dịch chuyển mạnh mẽ sang kênh mua sắm trực tuyến.
aa
Thương mại điện tử Việt Nam 2025: Khoảng cách vùng miền rộng hơn trong kỷ nguyên AI Thương mại điện tử kéo gần nhà sản xuất với người mua

Tăng trưởng mạnh mẽ

Khảo sát từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy, 63% dân số, tương đương 63 triệu người, tham gia mua sắm trực tuyến trong năm 2024, khẳng định mức độ thâm nhập sâu rộng của thương mại điện tử.

Sự phát triển của mạng xã hội đã thay đổi đáng kể hành vi tiêu dùng. Theo Metrix (một nền tảng phân tích dữ liệu giao dịch thương mại điện tử), 62% người tiêu dùng theo dõi livestream để đưa ra quyết định mua sắm, với giá trị trung bình 396 USD/năm. Các nền tảng như Facebook, Zalo, và TikTok ghi nhận một tỷ lệ tương đương, thúc đẩy các giao dịch trực tuyến, nhưng cũng làm gia tăng nguy cơ mua sắm bốc đồng. Bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) cho biết, số lượng tài khoản thương mại điện tử mới tăng mạnh, với hơn 9.000 tài khoản được ghi nhận trong năm 2024. Bộ Công Thương đã cấp phép cho 5.729 website và 195 sàn giao dịch hoặc ứng dụng thương mại điện tử, cho thấy sự sôi động của thị trường.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quản lý
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quản lý

Thách thức trong quản lý

Mặc dù tăng trưởng ấn tượng, thương mại điện tử Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quản lý. Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số nhận định, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm và đảm bảo minh bạch trên các nền tảng là ưu tiên hàng đầu. Các vấn đề nổi cộm bao gồm hàng giả, hàng nhái; khó khăn trong quản lý các sản phẩm đặc thù như thực phẩm chức năng, dược phẩm và sữa.

Hoạt động bán hàng qua livestream trên mạng xã hội cũng đang trở thành một thách thức lớn. Các KOL (người ảnh hưởng) và KOC (người tiêu dùng có sức ảnh hưởng) thường quảng cáo sản phẩm mà không kiểm soát chặt chẽ về chất lượng hoặc nguồn gốc. Bà Lê Thị Hà cho biết, hiện chưa có quy định pháp luật cụ thể để quản lý nội dung quảng cáo và sản phẩm trong các phiên livestream, khiến người tiêu dùng dễ bị lừa dối bởi các tuyên bố không chính xác.

Các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới càng làm phức tạp công tác quản lý. Nhiều nền tảng không có pháp nhân tại Việt Nam, gây khó khăn trong việc giám sát và xử lý vi phạm. Hàng giả, hàng nhái và các sản phẩm bị cấm lưu thông như thực phẩm chức năng, dược phẩm và sữa vẫn được rao bán công khai. Trong năm 2024, Bộ Công Thương đã phối hợp với các sàn giao dịch lớn để gỡ bỏ gần 1.000 sản phẩm vi phạm, chủ yếu là thực phẩm chức năng và sữa. Tuy nhiên, bà Hà nhấn mạnh, đây chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh toàn cảnh, đòi hỏi sự can thiệp mạnh mẽ hơn.

Giải pháp đồng bộ để phát triển bền vững

Để giải quyết các thách thức, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt. Trong năm 2024, cơ quan này phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát dữ liệu, gỡ bỏ 120 website và 48 ứng dụng thương mại điện tử không còn hoạt động khỏi hệ thống onlinegov.vn. Hợp tác với Bộ Công an cũng được đẩy mạnh để xác thực thông tin người bán, nâng cao tính minh bạch. Hiện Việt Nam có hơn 55.000 doanh nghiệp và hơn 1.000 sàn giao dịch thương mại điện tử đang hoạt động, đòi hỏi một hệ thống quản lý hiệu quả.

Bộ Công Thương cũng tăng cường phối hợp với cơ quan hải quan để kiểm soát các giao dịch xuyên biên giới. Bà Lê Thị Hà nhấn mạnh, sự hợp tác liên ngành là yếu tố then chốt để giám sát các nền tảng không có hiện diện pháp lý tại Việt Nam. Ngoài ra, Bộ dự kiến sửa đổi Luật Quảng cáo và Luật Thương mại điện tử, quy định rõ trách nhiệm của các nền tảng, cá nhân livestream bán hàng, và các doanh nghiệp tham gia thị trường.

Với mục tiêu dài hạn là phát triển thương mại điện tử xanh và bền vững, Bộ Công Thương cam kết hoàn thiện hạ tầng pháp lý, tăng cường phân cấp quản lý cho địa phương và xây dựng các chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các sáng kiến như xác thực thông tin người bán và kiểm soát chất lượng sản phẩm đang được ưu tiên để đảm bảo thị trường minh bạch và công bằng.

Hải Yến

Tin liên quan

Tin khác

Grab ra mắt gói giải pháp phục vụ cả gia đình

Grab ra mắt gói giải pháp phục vụ cả gia đình

Gói giải pháp này đánh dấu bước phát triển mở rộng của Grab trong việc phục vụ nhóm khách hàng gia đình, giúp các dịch vụ số ngày càng dễ tiếp cận hơn với người dân.
Sáng 17/6: Giá vàng tăng trở lại sau phiên giảm

Sáng 17/6: Giá vàng tăng trở lại sau phiên giảm

Tính đến 8h sáng nay (17/6), giá vàng giao ngay tăng 9,985 USD lên 3.395,205 USD/oz, trong khi giá vàng tương lai tháng 8 giao dịch ở mức 3.420,27 USD/oz, tăng 3,96 USD so với đầu phiên.
Lắng nghe để tăng hiệu quả quản lý thuế

Lắng nghe để tăng hiệu quả quản lý thuế

Nghị định số 70/2025/NĐ-CP (Nghị định 70) quy định, kể từ tháng 6/2025, toàn bộ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên và hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, cung cấp hàng hóa dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng, sẽ phải thực hiện xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền. Sau những ngày đầu thực hiện Nghị định này đã phát sinh những bất cập.
TP. Hồ Chí Minh: Lượng khách giảm 20-40%, ngành công thương tìm giải pháp cho chợ dân sinh

TP. Hồ Chí Minh: Lượng khách giảm 20-40%, ngành công thương tìm giải pháp cho chợ dân sinh

Lượng khách đến chợ dân sinh truyền thống trong thời gian qua giảm khoảng 20-40% chính vì vậy, ngành công thương TP. Hồ Chí Minh đã phải đề xuất cũng như kiến nghị các giải pháp để hỗ trợ tiểu thương trên địa bàn.
Sáng 16/6: Giá vàng thế giới giữ vững đà tăng

Sáng 16/6: Giá vàng thế giới giữ vững đà tăng

Sáng nay (16/6), giá vàng giao ngay tăng 10,610 USD lên 3.443,445 USD/oz; vàng tương lai giao dịch ở mức 3.462,25 USD/oz, tăng 9,45 USD so với đầu phiên.
Thị trường vàng tuần tới: Chuyên gia lạc quan, nhà đầu tư thận trọng

Thị trường vàng tuần tới: Chuyên gia lạc quan, nhà đầu tư thận trọng

Nhận định về giá vàng tuần tới, trong khi các chuyên gia thể hiện sự lạc quan thì các nhà đầu tư lại có xu hướng thận trọng hơn.
Bà con vùng sâu Đam Rông học bán hàng qua mạng

Bà con vùng sâu Đam Rông học bán hàng qua mạng

Chưa bao giờ việc quảng bá nông sản bản địa lại dễ dàng đến thế, đặc biệt là với bà con vùng sâu vùng xa. Tại Đam Rông (Lâm Đồng), một chương trình đào tạo đặc biệt đã mở ra cánh cửa mới: biến mỗi nông dân thành "đại sứ thương hiệu" thông qua livestream.
Quyết liệt chống hàng giả, củng cố niềm tin người tiêu dùng

Quyết liệt chống hàng giả, củng cố niềm tin người tiêu dùng

Thời gian qua, hàng loạt vụ việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng bị cơ quan chức năng phát hiện khiến người dân không khỏi hoang mang, lo lắng.
Sáng 13/6: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng khi nhà đầu tư tìm kênh trú ẩn an toàn

Sáng 13/6: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng khi nhà đầu tư tìm kênh trú ẩn an toàn

Sáng nay (13/6), giá vàng giao ngay tăng 26,810 USD lên 3.413,390 USD/oz; vàng tương lai giao dịch ở mức 3.438,62 USD/oz, tăng 36,22 USD so với đầu phiên.
Hàng giả sẽ không còn đất sống

Hàng giả sẽ không còn đất sống

Từ đầu tháng 5/2025, lực lượng chức năng các cấp từ Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Công Thương cho đến các sở, ngành liên quan đã đồng loạt phát động “chiến dịch dọn sạch” thị trường hàng giả, đặc biệt là trên môi trường thương mại điện tử. Theo Công điện 65/CĐ‑TTg ngày 15/5/2025, đợt cao điểm này kéo dài đến 15/6/2025, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ.