Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội cho xuất khẩu trong đại dịch
Khơi thông chính sách phát triển sàn thương mại điện tử | |
Thương mại điện tử: Trong cơ có nguy | |
Cảnh bảo kinh doanh đa cấp trái phép trên nền tảng thương mại điện tử |
Những năm gần đây, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, nhiều FTA đã và đang được ký kết. Đặc biệt, với Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã mở ra cánh cửa mới và tạo động lực cho sự phát triển của cả nền kinh tế đất nước nói chung và các DN xuất khẩu nói riêng. Các DN cũng nhanh chóng nắm bắt cơ hội thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua thương mại điện tử (TMĐT). Theo Bộ Công thương, hiện nay có khoảng 32% DN Việt Nam đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài thông qua các kênh trực tuyến.
Đầu năm 2020, thế giới đã phải đối mặt với cú sốc mang tên Covid-l9. Đại dịch trên phạm vi toàn cầu này đã gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội văn hóa nói chung và hoạt động của các DN nói riêng. Trong bối cảnh đặc thù ấy, Amazon cũng như các kênh bán hàng trực tuyến đóng vai trò ngày càng quan trọng, trở thành một trong những phương thức an toàn nhất để người tiêu dùng mua sắm các nhu yếu phẩm cũng như duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian tới, để hỗ trợ DN xuất khẩu hàng hóa, Sở Công thương sẽ triển khai nhiều chương trình, giải pháp tích cực |
Báo cáo mới đây được công bố bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho hay, trong bối cảnh mới, TMĐT không chỉ là một công cụ hay giải pháp hữu ích đối với người tiêu dùng trong thời kỳ khủng hoảng, mà còn là động lực kinh tế đối với sự tăng trưởng của thương mại nội địa và quốc tế, từ đó góp phần hỗ trợ các DNNVV. Thời gian qua, nhằm hỗ trợ DN tự tin tham gia vào sân chơi mới mẻ và đầy tiềm năng về TMĐT, Sở Công thương Hà Nội đã phối hợp với nhiều đơn vị, DN lớn như Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), Hiệp hội DNNVV Hà Nội, Amazon Global Selling, Tập đoàn T&T Group và SHB hỗ trợ các DN xuất khẩu Việt Nam cùng bước vào sân chơi này.
Hiện tại, Amazon đang vận hành tại 18 quốc gia, hỗ trợ 27 ngôn ngữ với hơn 300 triệu tài khoản khách hàng. Khi tham gia vào sân chơi này, DN Việt sẽ được hưởng lợi khi có cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trên toàn cầu. Theo đại diện Amazon Global Selling, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Amazon đã cập nhật nhanh chóng các chính sách và hướng dẫn cụ thể các quy trình của Amazon cho người bán hàng. Trong đó có thể kể đến chương trình miễn giảm một phần phí lưu kho trong dịch vụ hoàn thiện đơn hàng của Amazon (Fulfillment by Amazon - FBA) hay chương trình tự hoàn thiện đơn hàng (Merchant Fulfilled Network - MFN)… Các chính sách này áp dụng đối với người bán hàng của Amazon trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Đây được cho là cơ hội cho các DN Việt Nam đẩy mạnh, tham gia vào mảng xuất khẩu trực tuyến qua TMĐT.
Có thể thấy, TMĐT xuyên biên giới với Amazon được các chuyên gia đánh giá là mở ra những con đường đưa thương hiệu Việt "vươn ra biển lớn". Hiện tại ở Việt Nam đang có Tập đoàn T&T Group và ngân hàng SHB có mối quan hệ chiến lược với Amazon Global Selling đang tích cực hỗ trợ các DN Việt. Thời gian tới, các đơn vị này sẽ tiếp tục thành lập các chuỗi Trung tâm hỗ trợ DNVN XK tại tất cả các điểm giao dịch của SHB trên toàn quốc, cũng như hợp tác với đối tác thanh toán Payoneer để hỗ trợ DN bán hàng trên Amazon thực hiện các giao dịch thanh toán. Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cũng phối hợp cùng Amazon Global Selling đào tạo miễn phí cho DN về các kỹ năng bán hàng trên Amazon và kỹ năng marketing số...
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc bán hàng qua các sàn TMĐT cũng là một trong những cách nhanh nhất để các DN có thể xây dựng thương hiệu riêng của mình, từ đó đưa hàng xuất khẩu ra toàn cầu nhất là các DNNVV, mở rộng kinh doanh nhưng không mất nhiều chi phí đầu tư. Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, xuất khẩu qua TMĐT xuyên biên giới, với Amazon không chỉ giúp các DN đẩy mạnh tìm kiếm đối tác toàn cầu mà có rất nhiều cơ hội tăng lượng xuất khẩu với chi phí thấp.
Trong thời gian tới, để hỗ trợ DN xuất khẩu hàng hóa, Sở Công thương sẽ triển khai nhiều chương trình, giải pháp tích cực. Cụ thể, Sở sẽ phối hợp với Bộ Công thương, hỗ trợ DN tìm nguồn nguyên liệu thay thế nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất và các thị trường đầu ra. Hỗ trợ các DN tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA thông qua việc phổ biến, hướng dẫn triển khai các hiệp định này. Đồng thời kết nối và tận dụng sự cộng tác của các DN Việt Nam tại nước ngoài như triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại thành phố với sự tham gia của các DN Việt Nam ở trong và ngoài nước, tập trung vào các thị trường có cộng đồng người Việt Nam gồm Mỹ, Úc, Nga, các nước Đông Âu, các nước trong khu vực ASEAN... Đặc biệt tập trung đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại như triển lãm quốc tế liên quan đến xuất khẩu, chú trọng hội chợ tại các nước Pháp, Đức, Nhật (trong điều kiện đảm bảo an toàn).