Tiềm năng cho vật liệu xây dựng công nghệ cao
Vật liệu xây dựng mới nhập cuộc | |
Doanh nghiệp vật liệu xây dựng lạc quan | |
VLXD thân thiện với môi trường: Quan niệm của người tiêu dùng quyết định sự thành công |
Theo đó, mục tiêu hướng tới là không phát thải các khí thải có ảnh hưởng đến môi trường và luân chuyển, tuần hoàn khí theo quy luật của tự nhiên, quy luật của môi trường sống. Cùng với đó, giảm tối đa việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch trong sản xuất clinker và xi măng như đá vôi, đất sét, silic, quặng sắt và thay thế bằng các nguyên liệu lấy từ các chất thải của các ngành kinh tế khác và các chất thải trong hoạt động hàng ngày.
Ảnh minh họa |
Ông Per Mejnert Kristensen - Chủ tịch khu vực của FLSmidth cho biết, những đổi mới đột phá sẽ làm tăng đáng kể tính bền vững của ngành xi măng Việt Nam. Trọng tâm chính là sử dụng nguồn chất thải đô thị và các chất thải khác làm nguồn nguyên nhiên liệu thay thế, nhờ đó ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ việc đốt chất thải. Trong khi việc quản lý chất thải đang là mối quan tâm ngày càng tăng ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, FLSmidth đang phát triển các giải pháp cho phép chuyển đổi 100% sang nhiên liệu thay thế, có thể giảm lượng khí thải carbon khoảng 33%. Các lĩnh vực hợp tác khác sẽ tập trung vào giải pháp liên quan đến hiệu quả năng lượng và thu hồi nhiệt thải.
Theo Viện Vật liệu xây dựng (VLXD-Bộ Xây dựng), cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0 sử dụng các công cụ kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối sẽ can thiệp mạnh mẽ vào quá trình công nghệ sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm nhân công và nâng cao chất lượng sản phẩm VLXD. Chính vì vậy, xu thế nghiên cứu sản xuất và sử dụng VLXD thông minh trở thành tất yếu. Ngành sản xuất VLXD sẽ góp phần quan trọng vào các công đoạn xây dựng đô thị, đặc biệt là các đô thị thông minh, đô thị xanh. Giá trị sản xuất của ngành VLXD cũng sẽ tăng trưởng dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ để ngày càng tối ưu hóa những tính năng của VLXD. Sản xuất các sản phẩm VLXD trong tương lai gần sử dụng công nghệ in 3D, dùng robot trong các công đoạn sản xuất, chế tạo sẽ ngày càng phổ biến, cho phép tiết kiệm tối đa thời gian, nhân lực và nguyên liệu sản xuất.
Hiện nay, các vật liệu như xốp cách nhiệt, tấm lợp sinh thái, gạch bê tông nhẹ, kính tiết kiệm năng lượng Low-E, tấm ốp đất sét nung, xi măng “xanh”, gạch ốp lát tái chế, sơn thích ứng khí hậu... được xem là vật liệu thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. Tiềm năng sử dụng các loại vật liệu này trong các công trình xây dựng ở Việt Nam để tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường là rất lớn để hạn chế các mặt trái của khí hậu nóng ẩm, đồng thời nâng cao chất lượng công trình xây dựng.
Thực tế cho thấy, công nghệ vật liệu mới, vật liệu thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường không chỉ là cuộc chơi của những nước phát triển. Ngay tại Việt Nam, trong những năm gần đây các đơn vị nghiên cứu và DN cũng đã ý thức được việc này và đã chủ động phát triển các sản phẩm vật liệu thông minh hoặc nhận chuyển giao công nghệ để thay thế các vật liệu truyền thống, vốn có nhiều hạn chế.
Đại diện Tổng Công ty Viglacera cho biết, thời gian gần đây DN đã phát triển mạnh loại sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng công năng cao, có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tính năng sử dụng, yêu cầu về độ trong suốt và màu sắc của kính; đồng thời có tính năng phát xạ thấp, hệ số dẫn nhiệt nhỏ, dẫn tới giảm thiểu sự truyền nhiệt giữa môi trường bên trong và bên ngoài qua hệ thống vách kính, từ đó tiết kiệm chi phí năng lượng của hệ thống điều hòa không khí mà vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả làm mát vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông...
Mặc dù vậy, theo nhận định của các chuyên gia, nguồn nguyên liệu tự nhiên để sản xuất VLXD không phải là vô tận. Chính vì vậy việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và tìm các nguồn nguyên liệu phế thải, phế liệu trở thành yếu tố cấp bách hơn bao giờ hết.
Đối với việc tăng cường sử dụng phế thải, phế liệu làm nguyên liệu sản xuất VLXD trong thời gian tới, PGS.TS. Lê Trung Thành - Viện trưởng Viện VLXD cho rằng, sản xuất VLXD đòi hỏi ngày càng cao về tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tăng cường sử dụng phế thải, phế liệu của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, rác thải sinh hoạt đô thị để làm nguyên liệu, nhiên liệu, đồng thời phải tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Theo đó, sản xuất xi măng sẽ có xu hướng sử dụng các loại nhiên liệu thay thế được lấy từ phế thải các ngành công nghiệp như khai thác khoáng sản, da giày, dệt may, chế biến thực phẩm, cao su, các loại chất thải như lốp cao su, rác thải sinh hoạt, nông nghiệp; đồng thời tăng cường sử dụng các loại tro, xỉ công nghiệp làm phụ gia khoáng và nguyên liệu thay thế trong sản xuất clinker xi măng…