Tìm giải pháp phát triển bền vững cho khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ
Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ gồm 14 tỉnh, dân số khoảng 12,5 triệu người, trong đó hơn 7 triệu là người dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm trên 56 % dân số của vùng và chiếm gần 50 % số người DTTS của cả nước.
Một số địa phương có tỷ lệ người DTTS cao, chiếm trên 80% dân số như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Điện Biên (trong đó tỉnh Cao Bằng có tới trên 92% dân số là người DTTS). Đến nay, Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ vẫn là khu vực khó khăn nhất của cả nước.
Toàn cảnh buổi hội thảo |
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Bế Trường Thành, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Dân tộc, Chủ tịch Hội hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi Việt Nam tại phần đã nêu ra một số gợi ý: Phát triển kinh tế vùng cần làm rõ thế mạnh chung và cả thế mạnh của từng địa phương bên trong thông, hợp tác kinh tế nội ngoại vùng, cơ chế điều hành kinh tế trong và ngoài Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, bổ sung các quy định pháp luật và cơ chế chính sách hiện hành…
Tại buổi hội thảo, đại biểu các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành đã tập trung vào một số vấn đề chính: Liên kết phát triển Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ trong quy hoạch phát triển vùng; Kinh nghiệm quốc tế về liên kết phát triển vùng và gợi mở cho vùng; Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thúc đẩy liên kết vùng; Phát triển các hành lang kinh tế nhằm thúc đẩy liên kết vùng; Thuận lợi, khó khăn trong thực hiện liên kết vùng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội…
Ông Bế Trường nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đối với việc phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền Núi Bắc Bộ |
Các đại biểu đến từ Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên và các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đã có tham luận, báo cáo có nêu rõ thực trạng, tiềm năng, khó khăn Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ; đồng thời chỉ rõ thách thức cũng như đề xuất từ địa phương cho công cuộc phát triển kinh tế vùng bền vững, trong đó có một số vấn đề đáng chú ý: Chuyển đổi số trong phát triển kinh tế; Phát triển công nghiệp, nông thôn mới, kinh tế hộ gia đình; Vấn đề dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em…
Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn là vùng tồn tại những khó khăn, thách thức không nhỏ trong việc phát triển kinh tế. Tỷ lệ hộ hộ nghèo và cận nghèo cao, thoát nghèo thiếu bền vững. Số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy, tỷ lệ nghèo đa chiều tại khu vực này cao nhất so với các vùng kinh tế khác với 12,1% trong năm 2022. |