Tín dụng chính sách: “Bệ phóng” để phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer Trà Vinh (Bài 1)
Bài 1: Tín dụng chính sách: “Bà đỡ” của đồng bào Khmer Trà Vinh
Phân tích về những nguyên nhân đạt được, đồng chí Thạch Mu Ni, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh khẳng định: Đây là kết quả thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW. Trong 10 năm qua, tỉnh Trà Vinh đã tích cực, chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong từng giai đoạn nhằm triển khai thực hiện hiệu quả TDCS trên địa bàn tỉnh. Những kết quả đạt được qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, khẳng định TDCS đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thật sự đi vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu vốn của hộ nghèo, tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Trong 09 tháng năm 2024, Ngân hàng Chính sách xã (NHCSXH) tỉnh Trà Vinh đã giải ngân hơn 905 tỷ đồng, với 28.497 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; trong đó, cho vay hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm 290 tỷ đồng (8.561 khách hàng), nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 220 tỷ đồng (13.241 hộ); hộ mới thoát nghèo 94 tỷ đồng (1.820 hộ); hộ cận nghèo 38 tỷ đồng (847 hộ); 933 lao động vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; 976 học sinh - sinh viên vay 97 tỷ đồng…
Đồng chí Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh tặng bằng khen cho các cá nhân có thành tích trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW |
Đồng chí Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH tỉnh khẳng định: Tỉnh xác định TDCS đối với Trà Vinh sẽ nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Từ đó, tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về TDCS kịp thời; các cấp ủy Đảng, chính quyền chuyển biến về nhận thức, nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm hơn và quan tâm đến nâng cao chất lượng thực hiện TDCS. Trong đó, tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo đưa hoạt động TDCS thành nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ trọng tâm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 05 năm: 2015-2020; 2021- 2025.
Từ chỉ đạo sát sao đó, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương luôn xác định hoạt động TDCS là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm trong triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Chỉ đạo lồng ghép hoạt động TDCS với các chương trình mục tiêu quốc gia, không chỉ lồng ghép hoạt động TDCS với các chương trình mục tiêu mà còn lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các nghị quyết Đại hội. Cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với NHCSXH thực hiện cho vay, quản lý việc sử dụng vốn TDCS ngày càng hiệu quả.
Việc triển khai thực hiện TDCS ưu đãi đối với người nghèo trên địa bàn trong thời gian qua luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia quản lý nguồn vốn ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội, đã góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
NHCSXH tỉnh Trà Vinh bàn giao nhà tình thương cho hộ nghèo ở xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh |
Nhân dịp mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn 2024, đồng chí Dương Huy Phong, nguyên Giám đốc NHCSXH tỉnh Trà Vinh tặng quà cho hộ mới thoát nghèo ở xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh |
Phải khẳng định rằng: TDCS là “Bà đỡ” của đồng bào Khmer Trà Vinh. Huyện Trà Cú, có hơn 60% là đồng bào Khmer; đầu năm 2020, có 1.870 hộ nghèo, chiếm 4,6%/tổng số hộ dân cư; hộ nghèo dân tộc Khmer 1.327 hộ, chiếm 5,06%/tổng số hộ dân cư Khmer (chiếm 70,96% so với tổng số hộ nghèo toàn huyện) và 4.328 hộ cận nghèo, chiếm 10,65%/tổng số hộ dân cư; hộ cận nghèo dân tộc Khmer 3.035 hộ, chiếm 11,58%/tổng số hộ dân cư dân tộc Khmer (chiếm 70,12% so với tổng số hộ cận nghèo toàn huyện)... Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh; ngang bằng với bình quân chung của tỉnh.
Nhằm giảm nghèo hiệu quả trong đồng bào Khmer, UBND huyện Trà Cú triển khai đồng bộ, kịp thời các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo thông qua vay vốn từ TDCS đã tác động tích cực đến giảm nghèo của huyện, cuối năm 2023, huyện Trà Cú còn 1.053 hộ nghèo, chiếm 2,42%/tổng số hộ dân cư của huyện (trong đó, có 659 hộ nghèo không khả năng lao động); hộ cận nghèo còn 1.213 hộ, chiếm 2,79%/tổng số hộ dân cư của huyện (trong đó, có 314 hộ cận nghèo không khả năng lao động) và toàn huyện có 15/15 xã có tỷ lệ nghèo đa chiều dưới 04%; trong đó, có 06 xã: Tập Sơn, Đại An, Định An, Tân Hiệp, Ngọc Biên và Long Hiệp nghèo đa chiều dưới 2,5%.
Đồng chí Nguyễn Hoàng Khải, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh cho biết: toàn huyện có 30.921 hộ, với 103.518 nhân khẩu, trong đó dân tộc Khmer 33.332 nhân khẩu, chiếm 32,2%. Bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 83/QĐ-UBND, ngày 22/01/2024, huyện còn 180 hộ nghèo, chiếm 0,58%/tổng số hộ dân cư (trong đó, có 140 hộ nghèo không có khả năng lao động), hộ cận nghèo còn 632 hộ, chiếm 2,03%/tổng số hộ dân cư (trong đó, có 160 hộ cận nghèo không có khả năng lao động) và huyện có 10/10 xã có tỷ lệ nghèo đa chiều dưới 2,5%.Kết quả này, có phần đóng góp từ TDCS.
TDCS do NHCSXH thực hiện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã được đầu tư cho vay rộng khắp đến 100% xã, phường, thị trấn và 100% ấp khóm trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với vốn TDCS kịp thời; nguồn vốn đã giúp gần 414.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn, với doanh số cho vay đạt trên 8.700 tỷ đồng. Điều này đã góp phần tích cực giúp trên 53.000 hộ thoát nghèo; thu hút tạo việc làm trên 61.000 lao động (trong đó giúp cho gần 3.500 lao động được vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); giúp trên 10.500 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; hỗ trợ xây mới và cải tạo gần 162.000 công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ xây dựng trên 10.500 căn nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách,... Nhờ đó, hộ nghèo của tỉnh giảm nhanh; cụ thể: giai đoạn từ 2014 - 2020 hộ nghèo từ 10,66% giảm xuống còn 1,8%; giai đoạn từ 2021 đến cuối năm 2023, hộ nghèo từ 1,8% giảm xuống còn 1,19%, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới nhanh và bền vững.
Trong chặn đường 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW, cấp ủy, chính quyền của Trà Vinh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH thực hiện các nhiệm vụ của mình, nhất là về địa điểm, thời gian làm việc của NHCSXH tại điểm giao dịch xã; tiếp tục tập trung tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư và các văn bản của tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với TDCS, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.