Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững ở Đắk Nông
Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo cuối năm 2022, Đắk Nông có 13.342 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,97%. Nỗ lực giảm nghèo bền vững, Đắk Nông đặt mục tiêu đến cuối năm 2023 toàn tỉnh giảm từ 3% trở lên (tương ứng với số hộ giảm trên 4.990 hộ; số hộ nghèo chung toàn tỉnh cuối năm 2023 còn 8.352 hộ, chiếm tỷ lệ 4,97%).
![]() |
Cán bộ tín dụng NHCSXH Đắk Nông thăm hộ vay vốn ở huyện Đắk Glong |
Cụ thể, Đắk Nông phấn đấu, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 3% trở lên, riêng tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm từ 5% trở lên; 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về tiêu chí thu nhập được hỗ trợ và tạo điều kiện vay vốn phát triển sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm ổn định để tăng thu nhập; 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản sẽ được hỗ trợ một phần để từng bước cải thiện và tiếp cận các dịch vụ về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin...
Để đạt được mục tiêu giảm trên, Đắk Nông triển khai thực hiện chính sách xã hội đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận chính sách. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo cơ chế, chính sách khuyến khích quy định, tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững...
Đóng góp vào mục tiêu giảm nghèo bền vững ở địa phương, hơn 20 năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ nói chung và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Đắk Nông nói riêng đã không ngừng phát triển và trở thành nguồn lực quan trọng phục vụ cho công tác giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP…
Đến nay, bình quân tín dụng của NHCSXH Đắk Nông hàng năm tăng trưởng từ 8 đến 10%. Trong đó, năm 2022 tăng trưởng trên 15%, bởi đây là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid -19; đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách ngày càng phong phú và đa dạng. Nếu như khi mới thành lập chi nhánh, dư nợ nhận bàn giao năm 2004 với 3 chương trình cho vay (hộ nghèo, giải quyết việc làm và cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn) với dư nợ là 29 tỷ đồng thì đến 31/12/2022, tổng dư nợ đạt hơn 3.649 tỷ đồng tăng 125 lần về dư nợ và tăng 15 chương trình tín dụng.
Từ nguồn vốn ưu đãi trên giúp trên 4 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn, tạo công ăn việc làm cho nhiều ngàn lao động. 62.195 lượt học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để mua máy tính, thiết bị học tập và trang trải các chi phí để đến trường; xây dựng được 156.930 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường theo chuẩn quốc gia; và xây được 3.123 căn nhà cho hộ nghèo không có nhà ở....
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã cùng chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi Nghị quyết đảng bộ tỉnh về công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ nghèo của tỉnh năm 2004 là 56%, đến cuối năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo 7,97%, giảm 48% bình quân hằng năm giảm 2,6% hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều.
Các tin khác

Tiếp sức cho nông nghiệp công nghệ cao phát triển

NHCSXH "cầu nối" để thanh niên khởi nghiệp

Tín dụng ưu đãi trên miền gió cát

Tập trung vốn cho tam nông

Tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nông nghiệp Việt

Hiệu quả tín dụng ưu đãi tại miền biên giới

Vốn ngân hàng giúp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Co-opBank chi nhánh Hà Tĩnh: Tiếp sức cho các QTDND nâng cao năng lực hỗ thành viên

Tập trung phát triển trục nông nghiệp và nông thôn, HDBank đang đúng hướng

Làm giàu nhờ nguồn vốn Agribank

Sóc Trăng: Tín dụng chính sách được triển khai kịp thời, hiệu quả

Đắk Lắk: 37% tín dụng chính sách đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số

NAPAS hợp tác với NHCSXH: Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn

Agribank Đắk Lắk tăng trưởng dư nợ gần 800 tỷ đồng

Đắk Lắk: Cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi hơn 6.872 tỷ đồng

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS

Ngày thẻ Việt Nam 2023: Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp “Bứt phá giới hạn”
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Hòa Bình tổ chức Hội nghị khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về các TCTD trên địa bàn

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B

Sống tận hưởng hay tích lũy - Gen Z có thể chọn cả hai
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

Cho vay tiêu dùng có dễ?

“Lướt app - chạm thẻ”: Từ xu hướng đến phong cách sống chuẩn công nghệ
