“Tối tân, thời thượng, từ trái tim” Triết lý ngân hàng số của TPBank
Lá cờ tiên phong trong cách mạng ngân hàng số |
Tại đề án tái cơ cấu được gửi Ngân hàng Nhà nước năm 2012, những lãnh đạo mới tiếp nhận TPBank đã xây dựng lộ trình với các giải pháp để vực dậy ngân hàng. Trong đó có một mục: “Công nghệ”.
Sau hơn một thập kỷ, bằng nhiệt huyết và tầm nhìn của các lãnh đạo, công nghệ trở thành kim chỉ nam trong định hướng phát triển, tạo bước đột phá của ngân hàng màu Tím trong ngành tài chính. Quyết định của Chủ tịch Đỗ Minh Phú đã trở thành bước ngoặt quan trọng đưa TPBank vươn tầm từ đơn vị nhỏ nhất hệ thống thành thương hiệu trong top 5 ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam.
“Ứng dụng công nghệ trong ngành ngân hàng thực chất đến từ cách suy nghĩ của con người”, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank, người điều hành ngân hàng hơn 10 năm qua chia sẻ.
Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú, doanh nhân đã dẫn dắt TPBank trở thành ngân hàng nhóm đầu thị trường sau 10 năm |
“Trước khi bước chân vào lĩnh vực tài chính, chúng tôi thấy rằng hầu hết các ngân hàng chưa thực sự lấy khách hàng làm trung tâm”, Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú nhớ lại suy nghĩ ngày mới tiếp nhận ngân hàng.
TPBank đã thay đổi số phận mình - từ một đơn vị với vài chục nghìn khách và bị xếp vào diện phải tái cơ cấu, đến một ngân hàng gần chạm mốc 8.000 tỷ đồng lợi nhuận năm qua với hơn 10 triệu khách hàng – nhờ vào một triết lý chuyển đổi số khác biệt. Trong triết lý đó, chuyển đổi số không xuất phát từ những con chip máy tính, mà là của trái tim con người. Hành trình chuyển đổi số bắt đầu từ những câu hỏi: khách hàng đang sống thế nào?
Những việc không tên, khó, TPBank tiên phong
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank chia sẻ “TPBank chọn lao vào nhu cầu của khách hàng để tìm giải pháp bằng số hóa.” Màu tím của thương hiệu đã đi sâu vào cuộc đời của hơn 10 triệu con người.
Công nghệ được lựa chọn là lợi thế cạnh tranh ngay từ đầu. Chủ tịch TPBank, ông Đỗ Minh Phú và Phó Chủ tịch Đỗ Anh Tú là những doanh nhân đã xây dựng sự nghiệp từ các lĩnh vực nơi “phải bán lẻ khắp nơi và sản phẩm cần thiết kế từ nhu cầu người dùng như băng vệ sinh, hay cần dịch vụ hoàn hảo như vàng trang sức”. Đó là thứ mà những người đã làm nên các thương hiệu Diana và DOJI muốn mang tới ngành ngân hàng. Họ tin rằng mình sẽ xây dựng một ngân hàng “thực sự lấy khách hàng làm trung tâm”.
Mở ứng dụng TPBank ngày nay, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy chức năng chia sẻ biến động số dư cho các tài khoản khác. Các chủ shop cũng dễ dàng tải một ứng dụng khác của TPBank để biến điện thoại của mình thành thiết bị chấp thận thẻ thay thế máy POS - lại một nhu cầu nhỏ nữa - nhưng TPBank quan tâm.
Một trong những niềm tự hào của TPBank, là ChatPay - chức năng chuyển tiền với giao diện hội thoại. TPBank cho rằng nhu cầu theo dõi nhanh một số dòng tiền nhất định của ChatPay là rất hữu ích với nhiều người. Họ đã đúng: trong số khách hàng của TPBank, cứ 5 người dùng eBank thường xuyên, có một người dùng ChatPay. Đây cũng là tính năng đặc biệt được giới trẻ yêu thích bởi trải nghiệm mới lạ.
Số lượng các chức năng và công cụ được kết nối vào app TPBank bây giờ nhiều tới mức nó có một công cụ tìm kiếm riêng. Chỉ riêng hệ sinh thái dịch vụ mà TPBank tích hợp vào ứng dụng của mình, đã lên tới hơn 2.000 đầu dịch vụ.
Bằng việc ứng dụng công nghệ tân tiến nhất như AI và Big Data trong nghiên cứu, TPBank tạo nên một giao diện eBank thông minh, hiểu khách hàng cần điều gì, ưu tiên và mong muốn gì nhất để đưa tới người dùng. Các thao tác, quy trình được rút gọn, mang đến sự nhanh chóng, tiện lợi nhất.
Kỷ nguyên số, tư duy số, sáng tạo số
“Trong một kỷ nguyên số, những người lãnh đạo phải tư duy số”, Tổng giám đốc Nguyễn Hưng, dẫn lại lời của Steve Balmer, nhà đồng sáng lập Microsoft.
Tư duy số của khách hàng có thể được tạo ra nhờ vào công cụ họ được phục vụ: dẫu sao, người ta sẽ đương nhiên chọn thứ nhanh và tiện lợi nhất. Sau những cố gắng bảo vệ với cơ quan quản lý, TPBank trở thành ngân hàng đầu tiên tham gia thí điểm mở tài khoản thông qua “định danh khách hàng điện tử” (eKYC) - tức là khách hàng có thể xác thực danh tính qua công nghệ video call, nhận diện sinh trắc học và hàng loạt các công nghệ kiểm tra tính thật giả của CMND/CCCD và qua đó mở tài khoản tại LiveBank, không cần ra quầy.
Những quầy giao dịch trực tuyến LiveBank tồn tại như những cột mốc vật lý đánh dấu quyết tâm chuyển đổi số của TPBank. Chúng hoạt động mọi lúc. Họ là ngân hàng đầu tiên xây dựng một hệ thống quầy giao dịch 24/7 rộng khắp Việt Nam. Và nỗ lực đó cũng khởi đầu bằng một câu hỏi: khách hàng đang sống thế nào?
59% các giao dịch tại LiveBank trên cả nước diễn ra từ 17h đến 7h sáng ngày hôm sau, không phải ai cũng có thể giao dịch trong giờ hành chính. Một điểm chạm số cho phép họ làm điều đó, dù là nửa đêm.
LiveBank còn được gọi là “hub công nghệ” của TPBank. Tại đó, những công nghệ mới được thử nghiệm. Năm 2020, TPBank rất tự tin trở thành ngân hàng đầu tiên thông báo hoàn thiện quy trình eKYC – định danh điện tử trên ứng dụng di động. Khách hàng từ thời điểm đó có thể mở tài khoản và mở thẻ trên ứng dụng mà không cần đến quầy. Lý do của sự tự tin: nó đã được thử nghiệm và vận hành trơn tru trên LiveBank.
Vậy điều gì sẽ làm nên sự “tiên phong” mà một ngân hàng hay tổ chức có thể tuyên bố?
Những người TPBank tin rằng đó là một sự quan tâm rất con người, được thể hiện bằng những giải pháp số đặc biệt có thể chạm đến trái tim.
“Vì chúng tôi hiểu bạn”.