TP.HCM: Tín dụng sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp
![]() |
Nhiều sản phẩm “cho vay siêu tốc” giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn dịch bệnh Covid-19 - Ảnh: Đ. Phương |
Định hướng tăng trưởng tín dụng của NHNN Việt Nam hàng năm luôn gắn liền với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội, Chính phủ và mục tiêu chính sách tiền tệ của năm. Theo đó, tín dụng trong quý IV/2021 dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng khá dựa vào quá trình phục hồi kinh tế và hoạt động trở lại của các doanh nghiệp, đặc biệt là ở TP.HCM với một số lý do sau.
Thứ nhất, một bộ phận doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới, khi một số khu vực quận, huyện của TP.HCM đã kiểm soát được dịch và đang có lộ trình nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh như: quận 7, huyện Cần giờ và Củ Chi.
Xu hướng này sẽ mở rộng gắn với tình hình dịch bệnh được cải thiện và miễn dịch cộng đồng tốt hơn, khi tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 của thành phố đã đạt trên 90%. Trong điều kiện đó, nhu cầu vốn tăng trở lại và hoạt động tín dụng gia tăng so với các tháng trước.
Thứ hai, sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu sẽ tăng trong 3 tháng cuối năm 2021. Đây sẽ là yếu tố động lực cho phục hồi kinh tế và kích thích nhu cầu tín dụng các tháng cuối năm tăng trưởng.
Thứ ba, chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất của NHNN tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong đó, lĩnh vực ưu tiên phát triển nhất là các lĩnh vực động lực cho tăng trưởng kinh tế như: xuất khẩu, chế biến nông - lâm - thủy sản…
Thứ tư, việc giảm lãi suất, giảm phí, cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN, Thông tư 14/2021/TT-NHNN sẽ giúp doanh nghiệp vượt khó để phục hồi và tăng trưởng.
Số liệu thống kê cho thấy, tổng dư nợ hỗ trợ cho doanh nghiệp ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 lũy kế từ 23/1/2020 đến cuối tháng 9/2021 đạt trên 1,6 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 60% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Trong khi đó, hoạt động tín dụng trên địa bàn TP.HCM trong các tháng cuối năm của các tổ chức tín dụng không chỉ là thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, nhiệm vụ của NHNN giao cho ngành Ngân hàng các địa phương mà còn là hiệu quả mang lại cho chính các tổ chức tín dụng. Khi doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng, có doanh thu và thu nhập sẽ tạo điều kiện tốt cho quá trình vay và trả nợ ngân hàng, để khách hàng và ngân hàng đồng hành vượt khó.
Với ngành Ngân hàng TP.HCM, cách thức thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp là sẽ tiếp tục các hoạt động kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, đối thoại và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ngân hàng phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện nắm bắt và tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp… nhằm đưa cơ chế chính sách vào thực tiễn cuộc sống.
Song song đó, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và tăng trưởng tín dụng vào nhóm ngành lĩnh vực là động lực để phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Trong đó, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp hoạt động tại các khu công nghiệp và khu chế xuất và 5 nhóm ngành lĩnh vực ưu tiên: xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Qua đó cũng dự báo và nắm bắt tình hình phục hồi và kế hoạch phục hồi của các ngành lĩnh vực sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, tạm ngừng hoạt động như: du lịch, dịch vụ, giao thông vận chuyển hành khách… để chủ động trong kế hoạch mở rộng và tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả trong thời gian tới.
(Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ)
Các tin khác

Kỳ vọng mảng bán lẻ

Tỷ giá sáng 5/4: Tỷ giá trung tâm đi ngang

Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi

Mua, bán ngoại tệ trên mạng là trái quy định pháp luật

Chuyên gia Standard Chartered: Cắt giảm lãi suất là động thái tích cực

Thu nhập lãi thuần của các nhà băng ngày càng thu hẹp

Vốn chảy vào bất động sản có chọn lọc

Nhân sự ngân hàng: Sẵn sàng để vượt khủng hoảng

Bất động sản: Phân khúc nào được ngân hàng quan tâm?

“Bến đỗ” nào hợp lý cho nhà đầu tư trong năm 2023?

Việt Nam tiếp tục “hút” kiều hối

Fed tăng lãi suất: Tác động tích cực nhiều hơn

Triển vọng nào cho ngành Ngân hàng Việt Nam trong năm 2023

Vững tay chèo trước sóng cả

Tạo động lực cho tăng trưởng

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

NHNN tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt CSTT
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông
Agribank Kon Tum đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023
