Trung tâm dữ liệu mới - thách thức cho việc sử dụng điện quốc gia
Cushman & Wakefield (NYSE: CWK) vừa công bố bảng xếp hạng thường niên lần thứ năm So sánh các Thị trường Trung tâm Dữ liệu Toàn cầu, cho thấy sự phát triển đáng kinh ngạc của ngành công nghiệp trên khắp thế giới, bao gồm ở các thị trường phát triển và mới nổi.
Theo ông Jacob Albers, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Thị trường Bất động sản phi Truyền thống: Mặc dù bất động sản thương mại và nền kinh tế chung đang đối mặt với nhiều thách thức, các trung tâm dữ liệu vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào nhu cầu tăng cao về điện toán đám mây và làn sóng trí tuệ nhân tạo AI đã duy trì sự lòng tin của nhà đầu tư dành cho lĩnh vực này.
Một trung tâm dữ liệu sẽ sở hữu tiêu chuẩn về đất đai, không gian, khoảng cách gần với trung tâm thành phố, khả năng kết nối với nguồn cung cấp điện năng lớn và mạng lưới điện ổn định, và hệ thống tản nhiệt hiệu quả để duy trì nhiệt độ thích hợp cho các máy chủ. Dựa trên các tiêu chí này, nhu cầu về trung tâm dữ liệu thường sẽ tập trung ở các thành phố lớn với dân số đông.
Bà Trang Bùi, Tổng Giám Đốc của Cushman & Wakefield Vienam lưu ý các doanh nghiệp vận hành trung tâm dữ liệu tìm kiếm các địa điểm gần trung tâm để giảm độ trễ dữ liệu truyền đi và kết nối gần hơn đến trụ sở của khách hàng. Bà cho biết: “Những địa điểm gần khu vực của các doanh nghiệp được dự đoán sẽ hoạt động tốt và có giá cao hơn.”
Tuy nhiên làn sóng từ các trung tâm dữ liệu mới có thể tạo ra thách thức cho việc sử dụng điện ở quốc gia. “Nhu cầu năng lượng đang tăng lên, và nguồn cung đang cố gắng để bắt kịp, nhưng việc nâng cấp toàn diện mạng lưới điện là rất cấp thiết để đáp ứng nhu cầu điện tăng cao và đảm bảo sự ổn định về cung cấp năng lượng. Sự phát triển tiềm năng của các lĩnh vực tiêu thụ nhiều điện như sản xuất chíp và trí tuệ nhân tạo AI cũng được dự đoán sẽ gây áp lực lên các mạng lưới điện hiện tại.” – bà Trang kết luận.
Mặc dù có nhiều thách thức tiềm ẩn, Việt Nam vẫn còn là một thị trường mới đối với các trung tâm dữ liệu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cường sự ổn định khi các thị trường láng giềng thuộc khu vực ASEAN chứng kiến sự tăng trưởng, đặc biệt về mảng trí tuệ nhân tạo AI, và khi các doanh nghiệp khu vực ngày càng tăng cường tìm đến Đông Nam Á để đối phó với chi phí tăng cao ở nước họ. Thành phố Hồ Chí Minh hiện chiếm 50% công suất hoạt động ở Việt Nam, chủ yếu do các nhà cung cấp viễn thông địa phương.
Tuy nhiên, bức tranh đang dần thay đổi kể từ khi chính phủ Việt Nam công bố Luật Viễn thông, đơn giản hóa quy trình liên quan đến việc lưu trữ dữ liệu và bãi bỏ các hạn chế về sở hữu nước ngoài đối với các nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu và đám mây, cho phép sở hữu nước ngoài tại quốc gia này. Việc gỡ bỏ các rào cản thâm nhập thị trường sẽ giúp Việt Nam mở ra cơ hội thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế. Gần đây, Alibaba, STT Telemedia Global Data Centres, đã công bố liên doanh với VNG Corporation, và tập đoàn công nghiệp Hàn Quốc, Hyosung Corporation, gần đây đã công bố kế hoạch hoặc thể hiện sự quan tâm đến việc phát triển trung tâm dữ liệu tại TP. Hồ Chí Minh.
Viettel đã công bố rằng họ đã hợp tác với Singtel để phát triển cáp ngầm kết nối Việt Nam - Singapore và các quốc gia lân cận ở Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Công ty viễn thông quốc gia cũng đang lên kế hoạch cho ít nhất hai cáp thuộc sở hữu của Việt Nam hoạt động vào năm 2030, ưu tiên các tuyến ngắn hơn đến các trung tâm số khác ở châu Á nhằm hỗ trợ chính phủ trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng số tại Việt Nam. Khi những nâng cấp này được thực hiện, Việt Nam sẽ ngày càng trở thành một thị trường hấp dẫn để đầu tư vào các trung tâm dữ liệu.
Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn gặp phải một số thách thức lớn, trong đó có thể kể đến nguồn cung năng lượng ở nhiều thị trường lớn vẫn còn hạn chế. Kết quả là các doanh nghiệp vận hành trung tâm dữ liệu ngày càng phải dịch chuyển xa trung tâm hoặc mở rộng sang các thị trường thứ cấp và tam cấp trên toàn thế giới. Những thị trường mà chỉ vài năm trước chưa từng được đề cập trong các cuộc thảo luận của ngành hiện đã vươn lên vị trí hàng đầu và đang có hàng trăm megawatt (MW) trong kế hoạch phát triển.
Điểm nôi bật của Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Mumbai, Tokyo, và Jakarta đã vươn lên mạnh mẽ để xếp hạng một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất với điểm số cao về quy mô thị trường, các dự án đang phát triển tỉ lệ trống cùng nhiều yếu tố khác. Trong khi chi phí và quỹ đất hạn chế đã khiến Singapore và Hồng Kông lọt ra khỏi Bảng xếp hạng Top 10 Thị trường Phát triển Toàn cầu, cả hai đều là thị trường trọng điểm ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và tiếp tục giữ vị trí trong Top 10 Khu vực, lần lượt ở vị trí số 6 và 10. Đối với các thị trường mới nổi như Osaka, Hyderabad và Johor được hưởng lợi từ sự cạnh tranh khốc liệt về địa điểm tại các nước láng giềng như Tokyo, Mumbai và Singapore.
Ông Vivek Dahiya, Giám đốc Điều hành & Trưởng Bộ phận Tư vấn Trung tâm Dữ liệu, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Cushman & Wakefield, cho biết: "Hoạt động của các trung tâm quy mô lớn đã tiếp tục bổ sung đáng kể công suất cho các kế hoạch phát triển ở các thị trường như Mumbai, Tokyo, Sydney và Jakarta. Cũng như các khu vực khác, chúng tôi cũng đang chứng kiến sự quan tâm ngày càng tăng đối với các thị trường nhỏ hơn. Các thị trường mới nổi bao gồm Osaka, Hyderabad, Johor và đặc biệt là Bangkok đang tăng trưởng. Ở cấp độ quốc gia, Singapore đang trên đà gia nhập các thị trường có công suất hoạt động trên 1GW trong năm 2024, cùng với Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ."