Tương lai cho các thỏa thuận thương mại mới của Mỹ
Năm 2019 được đánh giá là khá thành công khi thâm hụt thương mại của Mỹ đã được thu hẹp xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua là 616,8 tỷ USD và Mỹ cũng đã ký kết thành công nhiều thỏa thuận thương mại với các đối tác quan trọng. Tính cho đến thời điểm này, Mỹ đã ký kết lại các hiệp định thương mại với những đối tác lớn của mình, từ hiệp định UMSCA với hai nước Bắc Mỹ là Canada và Mexico, thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc, Nhật Bản và mới đây là thỏa thuận sơ bộ giai đoạn 1 với Trung Quốc.
Trong năm 2020, mục tiêu ưu tiên đặt ra của chính quyền Tổng thống Trump đó là hoàn thành việc ký kết thỏa thuận thương mại với khu vực Liên minh châu Âu (EU) và triển khai ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 với Trung Quốc. Tuy nhiên, triển vọng đạt được thành công trong 2 thỏa thuận này sẽ không ít chông gai.
![]() |
2019 là năm thành công của khu vực thương mại tại Mỹ |
Ngày 10/2/2020 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh đã đến lúc Mỹ phải theo đuổi các cuộc đàm phán với EU, tuy nhiên các cuộc đàm phán thương mại song phương giữa Mỹ với khu vực EU suốt một năm qua vẫn chưa mang lại kết quả cụ thể nào, dù hai bên đã nhất trí tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán từ giữa năm 2018. Hệ quả là những căng thẳng thương mại, những đả kích và chỉ trích giữa hai bên vẫn chực chờ bùng nổ và leo thang. Từ giữa tháng 10/2019, Mỹ đã áp thuế lên 7,5 tỷ USD hàng hóa của EU, bao gồm mức thuế với máy bay Airbus sản xuất tại châu Âu là 10%; rượu vang Pháp, rượu whisky, các loại phô mai, olive và nhiều sản phẩm khác bị đánh thuế 25%. Chưa dừng lại ở đó, hồi cuối năm 2019, Mỹ cho biết đang xem xét áp hàng rào thuế quan lên đến 100% đối với các hàng hóa châu Âu mà chính quyền Donald Trump đã miễn trừ thuế trước đó.
Về phía EU, khu vực này cũng sẵn lòng có các biện pháp đánh thuế trả đũa lên các hàng hóa của Mỹ. Ngoài ra, EU cũng đang nỗ lực tiến hành đàm phán và ký kết các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương khác như một giải pháp tìm kiếm các thị trường thay thế trong trường hợp căng thẳng thương mại Mỹ - khu vực EU tiếp tục leo thang, mà mới đây việc thông qua hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam là một minh chứng cụ thể nhất.
Trong khi triển vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ - EU thành công trong năm 2020 sẽ khó trở thành hiện thực thì thỏa thuận thương mại Mỹ Trung cũng đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Hiện nay có nhiều ý kiến lo ngại những cuộc đàm phán giai đoạn 2 giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không mấy tích cực, thậm chí thỏa thuận sơ bộ đã ký kết có thể đổ vỡ giữa lúc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải chật vật chống chọi với dịch Corona.
Ngày 15/1/2020, hai bên đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 sau nhiều tuần chờ đợi, theo đó Mỹ sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu lên hàng hóa của Trung Quốc đổi lấy việc Trung Quốc cam kết mua thêm nông phẩm và hàng chế tạo của Mỹ. Trung Quốc cũng cam kết xử lý các khiếu nại của Mỹ về vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ, xóa bỏ áp lực buộc các doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Trung Quốc để được tiếp cận thị trường, cấp phép hoạt động. Thuế trả đũa của Trung Quốc gồm 25% đánh lên ô tô Mỹ cũng sẽ được đình hoãn.
Tuy nhiên, thỏa thuận cũng bao gồm những điều khoản mở cho phép Mỹ có quyền áp thuế trở lại nếu phát hiện Trung Quốc không hoàn toàn tuân thủ các cam kết, tương tự như những gì từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ. Trong trường hợp đó, Bắc Kinh có thể đơn phương phá bỏ thỏa thuận song phương đã ký kết và châm ngòi cho căng thẳng thương mại leo thang trở lại.
Với việc Trung Quốc đang phải dồn sức cho chiến dịch ngăn chặn dịch bệnh vốn đang gây ra những hậu quả nặng nề lên nền kinh tế nội địa, nước này đang kỳ vọng Mỹ sẽ nới lỏng những cam kết mà Trung Quốc đã đặt ra, khi trong thỏa thuận giai đoạn 1 cũng có điều khoản hai nước sẽ tham khảo nhau trong trường hợp thảm họa thiên nhiên hay các sự kiện không lường trước được. Đó cũng có thể là lý do để Trung Quốc không thực thi đầy đủ cam kết trong thỏa thuận giai đoạn 1 với Mỹ.
Về phần Mỹ, rất khó để phía chính quyền Tổng thống Trump có sự nhượng bộ cho phía Trung Quốc khi làn sóng chỉ trích Trung Quốc tại Mỹ dường như vẫn chưa dừng lại. Ngày 8/2/2020 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lại cảnh báo thống đốc các tiểu bang và vùng lãnh thổ của Mỹ cẩn trọng khi làm ăn với Trung Quốc.
Trong khi tương lai thỏa thuận thương mại với 2 đối tác lớn là Trung Quốc và EU còn khá mờ mịt, gần đây Mỹ tiếp tục đơn phương xóa bỏ các ưu đãi của WTO đối với nhiều nước đang phát triển. Ngày 10/2, Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) có thông báo chính quyền Mỹ đã thu hẹp danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển nhất. Danh sách các nước bị Mỹ xóa bỏ ưu đãi đặc biệt gồm có Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Albania, Argentina, Armenia, Brazil, Bulgaria, Hong Kong (Trung Quốc), Colombia, Costa Rica, Gruzia, Indonesia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Malaysia, Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia, Romania, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Thái Lan, Ukraina.
Với việc bị đưa ra khỏi sách ưu đãi, các quốc gia này có thể bị Mỹ điều tra thuế quan trong trường hợp số tiền trợ cấp ít nhất 1% giá trị hàng hóa và từ đó có thể kích hoạt thêm nhiều cuộc tranh chấp thương mại giữa Mỹ và các nền kinh tế trên trong những năm tới.
Các tin khác

BOK giữ nguyên lãi suất và nâng dự báo lạm phát

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa

Kinh tế Mỹ “bứt phá” nhờ đầu tư và chi tiêu chính phủ tăng cao

Úc: Lạm phát chậm hơn dự kiến trong tháng 10

NHTW Trung Quốc cam kết hỗ trợ nhu cầu trong nước

Lực mua áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Trung Quốc: PBOC cam kết thúc đẩy nhu cầu trong nước

New Zealand: RBNZ có thể sẽ giữ nguyên lãi suất

Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Động thái tiếp theo của ECB sẽ là giảm lãi suất?

Lạm phát hạ nhiệt, Fed và ECB có sớm kết thúc chu kỳ tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng trong kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn

Trung Quốc có thể sẽ giữ nguyên lãi suất chủ chốt đến năm 2024

Nhà đầu tư thận trọng đóng vị thế trong ngày nghỉ lễ Tạ ơn

Nhật Bản: Lạm phát tăng nhẹ trong tháng 10

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng
Thừa Thiên Huế: Phó Bí thư Tỉnh ủy nói chuyện với cán bộ, đảng viên và người lao động ngành Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng tiêu dùng giảm

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ
