Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Ứng dụng công nghệ và siết chặt trách nhiệm quản lý

Thái Thu
Thái Thu  - 
Để ngăn chặn những hệ lụy tiềm ẩn về an toàn thực phẩm, góp ý Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sửa đổi), đại biểu Quốc hội và các chuyên gia đề nghị cần ứng dụng công nghệ và siết chặt trách nhiệm quản lý.
aa
NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại AI - động lực tạo nên dịch vụ ngân hàng thông minh, tiện lợi hơn

Ứng dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả quản lý

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và chuyển đổi số đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới phương pháp quản lý chất lượng, hướng tới minh bạch, hiện đại và hiệu quả hơn. Tại chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Một trong những điểm nhấn quan trọng nhất của dự thảo Luật là việc mở rộng và nâng cao ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đây cũng là nội dung nhận được sự đồng thuận cao của đa số đại biểu Quốc hội và được đánh giá là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Theo đó, Dự thảo Luật quy định việc áp dụng các công nghệ hiện đại như mã số, mã vạch, QR code, công nghệ blockchain để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hỗ trợ công tác quản lý xuyên suốt chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu dùng.

Các đại biểu đều cho rằng, công nghệ số sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra thông tin sản phẩm một cách nhanh chóng, truy xuất nguồn gốc chính xác qua điện thoại di động; đồng thời giúp các cơ quan quản lý phát hiện kịp thời các vi phạm về chất lượng, gian lận thương mại; góp phần hạn chế tối đa tình trạng hàng giả, hàng nhái lưu hành trên thị trường.

Bên cạnh đó, việc số hóa các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung cũng giúp các cơ quan chức năng giảm thiểu thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian kiểm tra, cấp phép và giám sát, đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong công bố và kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Theo báo cáo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, trong năm 2024, hơn 30% sản phẩm tiêu chuẩn quốc gia đã được áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc điện tử. Tỷ lệ hàng giả, hàng kém chất lượng giảm khoảng 15% so với năm trước sau khi các quy định quản lý được tăng cường.

Đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả quy mô lớn với gần 600 chủng loại vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá
Đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả quy mô lớn với gần 600 chủng loại vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá

Siết chặt trách nhiệm và chế tài

Một chuyên gia nhấn mạnh, khung pháp lý mới cần đồng bộ giữa các ngành, bảo đảm trách nhiệm rõ ràng từ sản xuất đến tiêu dùng. Việc tăng cường chế tài không chỉ là xử phạt, mà còn là hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến quy trình, đầu tư công nghệ kiểm soát chất lượng. Việc áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc không chỉ giúp nâng cao năng lực quản lý mà còn tạo niềm tin vững chắc cho người tiêu dùng. Theo khảo sát mới nhất, hơn 72% người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm có mã truy xuất nguồn gốc minh bạch, điều này thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến chất lượng và tăng cường trách nhiệm xã hội.

Chính vì vậy, dự thảo Luật sửa đổi đặc biệt chú trọng việc quy định rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể tham gia trong chuỗi sản xuất, kinh doanh và tăng cường chế tài xử lý các hành vi vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Theo nhiều đại biểu Quốc hội, việc nâng cao khung xử phạt và bổ sung các chế tài đủ mạnh là cần thiết để tạo sức răn đe thực chất, giảm thiểu tình trạng tái phạm phổ biến hiện nay.

Theo đó, Luật sửa đổi sẽ làm rõ vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, từ Trung ương đến địa phương trong công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm nhằm tránh chồng chéo, đùn đẩy và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng chức năng. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của nhà sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, thực hiện công bố chất lượng và chịu trách nhiệm pháp lý với sản phẩm của mình trên thị trường. Người tiêu dùng cũng được đề cao vai trò trong việc giám sát, bảo vệ quyền lợi thông qua tiếp cận thông tin minh bạch và phản ánh, tố giác các hành vi vi phạm.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá, hoàn thiện khung pháp lý về trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm là yếu tố then chốt bảo đảm tính nghiêm minh, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Luật sửa đổi sẽ góp phần xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Theo ông Hùng, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thể hiện bước tiến quan trọng trong việc đổi mới thể chế pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển. Việc tăng cường ứng dụng công nghệ số, minh bạch hóa thông tin cùng với quy định rõ trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm được kỳ vọng sẽ tạo nên một hệ thống quản lý hiện đại, hiệu quả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thái Thu

Tin liên quan

Tin khác

Đánh giá hiệu suất nhân sự thời 4.0: KPI hay OKR?

Đánh giá hiệu suất nhân sự thời 4.0: KPI hay OKR?

Chuyển đổi số và sự dịch chuyển mô hình quản trị hiện đại, việc đánh giá hiệu suất nhân sự trở thành một yếu tố then chốt quyết định hiệu quả vận hành và khả năng thích ứng của tổ chức. Tuy nhiên, khi nói đến đo lường hiệu suất, câu hỏi lớn đặt ra cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính, là: Nên sử dụng KPI hay OKR?
5 yếu tố phi tài chính giữ chân người tài

5 yếu tố phi tài chính giữ chân người tài

Bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt hiện nay và tốc độ “nhảy việc” ngày càng cao, các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính, đứng trước bài toán lớn: Làm sao để giữ chân người tài không chỉ bằng việc tăng lương, thưởng? Câu trả lời không nằm hoàn toàn ở thu nhập, mà nằm ở trải nghiệm tổng thể mà doanh nghiệp mang lại cho nhân viên.
Xây dựng đội ngũ nhân sự tự chủ

Xây dựng đội ngũ nhân sự tự chủ

Giai đoạn hiện nay kinh tế có nhiều biến động, các doanh nghiệp càng nhận ra rằng sự linh hoạt, chủ động và trách nhiệm của từng cá nhân trong tổ chức chính là yếu tố then chốt để thích nghi và phát triển. Từ chỗ quản lý nhân sự theo kiểu “chỉ đạo - kiểm soát”, xu hướng hiện nay là xây dựng đội ngũ tự chủ, nơi mỗi nhân viên không chỉ làm việc mà còn chủ động đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với kết quả.
Việt Nam thu hút đầu tư từ giới siêu giàu thế giới

Việt Nam thu hút đầu tư từ giới siêu giàu thế giới

Trong bối cảnh kinh tế, địa chính trị toàn cầu biến động mạnh mẽ, dòng tài sản của giới siêu giàu đang chuyển hướng và có xu hướng chọn lọc kỹ lưỡng về điểm đến. Những điểm đến của dòng vốn này cần đảm bảo yếu tố sinh sống và thuận lợi cho đầu tư dài hạn. Từ các thành phố truyền thống đến những quốc gia mới nổi có chính sách thân thiện, bức tranh phân bổ tài sản đang thay đổi nhanh chóng. Trong xu thế đó, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng nếu nắm bắt cơ hội, cải thiện các điều kiện chính sách, hạ tầng và chất lượng sống.
Tái cấu trúc để tăng trưởng

Tái cấu trúc để tăng trưởng

"Tái cấu trúc để tăng trưởng" là chủ đề của sự kiện Business Forum & Kickoff CYE 2025 do Liên đoàn lãnh đạo và doanh nhân trẻ Thế giới tại Đà Nẵng (JCI Đà Nẵng) vừa tổ chức tại Đà Nẵng với sự tham gia của cộng đồng khởi nghiệp và hàng trăm doanh nghiệp trẻ tại miền Trung.
Tăng trưởng bền vững bằng cách khai thác thị trường ngách

Tăng trưởng bền vững bằng cách khai thác thị trường ngách

Trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và bão hòa, việc mở rộng quy mô bằng cách “đánh lớn” không còn là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chứng minh rằng tăng trưởng bền vững có thể đạt được thông qua chiến lược khai thác thị trường ngách – một hướng đi tinh gọn, hiệu quả và đầy tiềm năng.
Doanh nghiệp cần “thắt dây an toàn” ngay từ khi phát hiện khủng hoảng

Doanh nghiệp cần “thắt dây an toàn” ngay từ khi phát hiện khủng hoảng

Khủng hoảng, dù xuất phát từ nội tại hay từ môi trường bên ngoài, đều có thể đẩy doanh nghiệp vào tình thế mất phương hướng, cạn kiệt nguồn lực và đánh mất thị phần. Tuy nhiên, lịch sử kinh doanh cho thấy: nhiều doanh nghiệp không chỉ “sống sót” mà còn tái sinh mạnh mẽ sau khủng hoảng, với điều kiện họ có tư duy đúng và hành động quyết liệt.
Chuyển đổi số cấp tốc: 3 bước doanh nghiệp nhỏ cần thực hiện ngay

Chuyển đổi số cấp tốc: 3 bước doanh nghiệp nhỏ cần thực hiện ngay

Không cần chờ đến khủng hoảng mới thấy chuyển đổi số là con đường sống còn. Nhưng sau đại dịch, biến động thị trường, và sự dịch chuyển hành vi tiêu dùng, “chuyển đổi số” không còn là lựa chọn mang tính chiến lược dài hạn mà trở thành bài toán sống còn trong ngắn hạn, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ.
Quản lý rủi ro tài chính khi lãi suất và chi phí vốn biến động

Quản lý rủi ro tài chính khi lãi suất và chi phí vốn biến động

Biến động lãi suất và chi phí vốn không còn là rủi ro tiềm ẩn, chúng là thực tế mà các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang phải đối mặt hàng ngày. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định, các gói hỗ trợ dần thu hẹp và mặt bằng lãi suất có xu hướng điều chỉnh tăng, việc quản trị rủi ro tài chính đang trở thành ưu tiên chiến lược.
Giữ chân nhân sự giỏi khi ngân sách phúc lợi bị cắt giảm

Giữ chân nhân sự giỏi khi ngân sách phúc lợi bị cắt giảm

Khi mà kinh tế còn nhiều bất định, không ít doanh nghiệp buộc phải cắt giảm ngân sách cho phúc lợi và các khoản thưởng để bảo toàn nguồn lực. Tuy nhiên, bài toán giữ chân nhân sự giỏi lại càng trở nên cấp thiết khi ranh giới giữa trung thành và rời bỏ ngày càng mong manh. Vậy doanh nghiệp nên làm gì khi không còn “mạnh tay” về đãi ngộ?