Ưu tiên giữ vững ổn định vĩ mô
Đáng chú ý, các chỉ tiêu kinh tế quan trọng (tăng trưởng GDP, lạm phát bình quân…) được giữ nguyên như Tờ trình của Chính phủ. Nghị quyết kêu gọi đoàn kết, phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước để thực hiện thành công kế hoạch và các mục tiêu đặt ra.
Tài khóa - tiền tệ phối hợp đồng bộ, linh hoạt, chặt chẽ
Xuyên suốt các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu Nghị quyết đều có sửa đổi, bổ sung trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đại biểu trong các phiên làm việc vừa qua. Đặc biệt tại nhóm nhiệm vụ, giải pháp liên quan tới các yếu tố vĩ mô, Nghị quyết nhấn mạnh cần theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế, giá cả, lạm phát, thị trường thế giới, khu vực, trong nước; kịp thời nhận biết rủi ro để có đối sách phù hợp, điều hành đồng bộ, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa (CSTK) với chính sách tiền tệ (CSTT) và các chính sách vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định nền tảng vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế hợp lý, hiệu quả.
Cụ thể với CSTT, Nghị quyết yêu cầu tăng cường năng lực thích ứng, chống chịu, bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính, ngân hàng trong mọi tình huống; kiểm soát chặt chẽ lạm phát, điều hành chủ động, linh hoạt công cụ lãi suất, tỷ giá, phù hợp và sát thực với diễn biến tình hình kinh tế, xã hội.
Đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém...
Về CSTK, Nghị quyết nhấn mạnh, thực hiện CSTK mở rộng, trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, tăng cường kỷ luật tài chính, chống thất thu, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; rà soát để sớm đưa các nguồn lực chưa khai thác hiệu quả vào phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Cùng với đó, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước; kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ Chính phủ; củng cố, tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, phát huy hơn nữa tính chủ động sáng tạo của ngân sách địa phương. Triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, tránh trục lợi. Đẩy nhanh phê duyệt quyết định đầu tư, bảo đảm hoàn thiện các thủ tục, điều kiện cần thiết để sớm thực hiện và giải ngân các nhiệm vụ, dự án sử dụng vốn của Chương trình. Trong quá trình thực hiện, rà soát nội dung trong Chương trình không còn phù hợp với tình hình thực tế, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh phù hợp. Tập trung thực hiện hiệu quả 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm theo yêu cầu tại các Nghị quyết của Quốc hội.
Đảm bảo hoạt động thông suốt, lành mạnh các thị trường
Nghị quyết cũng nêu rõ: “Kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ những khó khăn, hạn chế, bất cập trong các cơ chế, chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ, an toàn, lành mạnh, bền vững và hội nhập, bảo đảm hoạt động thông suốt, lành mạnh, chất lượng các thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; mở rộng, nâng cao chất lượng thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ”.
Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu; đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, các chuỗi cung ứng; phấn đấu thặng dư thương mại bền vững. Công khai, minh bạch trong điều hành giá cả hàng hóa, dịch vụ; tiếp tục thực hiện các giải pháp quản lý, điều hành chặt chẽ việc điều chỉnh giá các hàng hóa quan trọng, dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước định giá, nhất là giá điện, xăng dầu, hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác góp phần hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân và kiểm soát lạm phát.
Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ, thao túng, tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các nguyên, vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tăng cường thu hút đầu tư xã hội, nguồn vốn FDI chất lượng cao, đẩy mạnh hơn nữa hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Nghiên cứu, đánh giá tác động của Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu đối với Việt Nam để có các giải pháp phù hợp.
Trước khi Nghị quyết được thông qua, cũng có nhiều ý kiến đại biểu còn băn khoăn về các chỉ tiêu đặt ra, như liên quan đến tăng năng suất lao động, chỉ tiêu về tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP không tăng so với năm 2022 và có xu hướng giảm... Đáng chú ý, một số ý kiến cho rằng mức tăng trưởng GDP khoảng 6,5% là thấp và đề nghị cần nghiên cứu xây dựng lại một số chỉ tiêu kinh tế với các kịch bản tăng trưởng ở các mức độ khác nhau; trong khi đó đề xuất nâng tốc độ tăng CPI lên khoảng 6%-8% vì các áp lực lạm phát năm tới rất lớn...
Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết trước khi được thông qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xây dựng kịch bản tăng trưởng, các chỉ tiêu chủ yếu đã được Chính phủ cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng để thực hiện được mục tiêu tổng quát đặt ra là tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. “Việc đặt chỉ tiêu ở mức cao thể hiện quyết tâm của Chính phủ, phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời để bảo đảm hài hòa, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu năm 2023, do đó, xin Quốc hội cho giữ như dự thảo Nghị quyết. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ trong công tác điều hành cần chủ động hơn nữa để có thể đạt được kết quả ở mức cao nhất, linh hoạt, chủ động, phấn đấu vượt các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường được Quốc hội quyết định”, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết trong trình bày Báo cáo giải trình.
Các chỉ tiêu chủ yếu trong Kế hoạch kinh tế, xã hội năm 2023: 1/ Tốc độ tăng GDP khoảng 6,5%. 2/ GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD. 3/ Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4 - 25,8%. 4/ Tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5%. 5/ Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,0 - 6,0%. 6/ Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,2%. 7/ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27,5%. 8/ Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. 9/ Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1-1,5%. 10/ Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 12 bác sĩ. 11/ Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32 giường bệnh. 12/ Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2% dân số. 13/ Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 78%. 14/ Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%. 15/ Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%. |
Các tin khác

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng góp phần tăng trưởng kinh tế

Sớm hình thành các doanh nghiệp công nghệ chiến lược quy mô lớn trong nước

Đã bố trí được 51.000 tỉ đồng ngân sách cho khoa học công nghệ

Áp thuế bất động sản: Cần đảm bảo công bằng và lộ trình hợp lý

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp

Hoàn thành kết luận thanh tra Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức 2 trước 31/3

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 17/3

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

TP. Hồ Chí Minh: Phát triển TOD làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội

Vai trò của thị trường vốn trong hỗ trợ công ty công nghệ phát triển và đổi mới

Hệ thống thuế điện tử đã hoạt động trở lại

Thu 2.800 tỷ đồng tiền thuế của 130 nhà cung cấp nước ngoài trong một tháng

Nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh triển khai Đề án 06 phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Chính sách thuế phải đảm bảo công bằng, khuyến khích lao động

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 10

Công bố Quyết định thành lập NHNN chi nhánh Khu vực 10

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 15 triển khai các nhiệm vụ trọng tâm
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Ứng dụng AI trong lĩnh vực báo chí, truyền thông
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
TP. Hồ Chí Minh: Ngân hàng Nhà nước xếp thứ hạng cao về năng lực cạnh tranh địa phương

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium

The Paris - Không gian sống thượng lưu đậm chất nghệ thuật cho gia chủ có gu

Nhà đầu tư đón sóng hạ tầng ở dự án giàu tiềm năng bậc nhất miền Bắc
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

Vietcombank cấp tín dụng có giá trị 5.472 tỷ đồng cho Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

VPBank ra mắt Siêu công cụ sinh lời tự động lợi suất cạnh tranh 3,5%/năm

Gửi tiết kiệm BIDV, cơ hội trúng vàng miếng

Kiosk y tế thông minh: Thuận tiện cho dân, giảm chi phí cho bệnh viện

“Tiền tự sinh lời” - xu hướng toàn cầu đang được thúc đẩy ở Việt Nam
