Việt Nam đang có “hấp lực” với các nhà đầu tư
![]() | Để nắm ưu thế trên bàn đàm phán M&A |
![]() | M&A dồn vào lĩnh vực công nghiệp |
![]() | M&A: Nhà đầu tư Việt đang gia tăng mua lại |
Năm 2020 đã kết thúc với những kết quả khá ấn tượng, đó là tăng trưởng GDP đạt 2,91%, thuộc nhóm cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, mặc dù dòng đầu tư trên toàn cầu suy giảm nặng nề vì Covid-19, Việt Nam không tránh được ảnh hưởng tiêu cực này, nhưng theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới thì dòng vốn FDI mới và xu hướng chuyển dịch đầu tư vẫn tiếp tục chảy vào Việt Nam do đã kiểm soát tốt dịch Covid-19.
Trên thực tế, nhiều tổ chức nước ngoài đã nhắc tới Việt Nam như một “trung tâm” thu hút vốn đầu tư của khu vực với biểu hiện rõ nét trong lĩnh vực M&A. Số liệu thống kê cũng cho thấy, tính đến ngày 20/12 tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đã đạt con số 28,5 tỷ USD.
![]() |
M&A được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021 |
“Việt Nam là một trong rất ít quốc gia trên thế giới và trong khu vực có mức tăng trưởng dương, đặc biệt, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo của nước ta đang đạt mức tăng trưởng cao, lại đã khống chế đại dịch tương đối tốt, có sự ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Đó là một trong những nhân tố giúp đầu tư nước ngoài gia tăng trong thời gian tới, đầu tư nước ngoài nói chung và M&A nói riêng sẽ có nhiều cơ hội để tăng trưởng ở Việt Nam trong năm 2021”, ông Thịnh dự báo.
Đó cũng là dự báo của nhiều chuyên gia khi cho rằng, dòng vốn FDI năm 2021 sẽ còn khởi sắc hơn nữa, trong đó hoạt động M&A tại Việt Nam có thể hồi phục trở lại từ giữa năm 2021, đưa quy mô thị trường trở lại mốc bình thường là 5 tỷ USD. Nhận định về xu hướng M&A tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới, ông Nicolas Audier - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) chia sẻ, nhờ vào Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã được ký kết sẽ gián tiếp thúc đẩy các giao dịch M&A được thông qua. Những dự án từ châu Âu qua Việt Nam nhân dịp này sẽ bùng nổ.
PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, nhà đầu tư sẽ quan tâm đầu tiên đến môi trường đầu tư ổn định, thứ hai là lợi nhuận đem lại cao. Nếu nền sản xuất và nền kinh tế không tăng trưởng ổn định thì khó lòng có được hai yếu tố này. Hiện có rất nhiều quốc gia đang lo lắng làn sóng dịch quay trở lại nhưng Việt Nam lại khá an tâm.
Đặc biệt, với sự thay đổi của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp trong năm 2020 là một trong những cú hích quan trọng giúp môi trường kinh doanh của Việt Nam càng trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Chuyên gia cho rằng hàng loạt đổi mới về cơ chế quản lý, cải thiện về môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được các nhà đầu tư trên thế giới đánh giá cao, minh chứng là năng lực cạnh tranh của chúng ta được nâng lên 9 bậc.
“Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới đã đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư, số lượng đầu tư đã tăng lên rất cao. Những điều đó cho thấy hai luật này đã tác động rất tốt đến môi trường kinh doanh của Việt Nam. Việt Nam đang có lực hấp dẫn rất lớn với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư quốc tế”, ông Thịnh nhấn mạnh.
Còn theo ông Masataka Sam Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán - sáp nhập xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam, xu hướng M&A của công ty Nhật vào Việt Nam tới đây sẽ sôi động. Bởi lẽ, các công ty Nhật cần thị trường mới để mở rộng, hầu hết các lĩnh vực ở Nhật đã phát triển chạm trần, gần 1/3 dân số tuổi trên 65 tuổi, khiến độ tuổi trung bình của người Nhật là 48,4 tuổi, hơn người Việt Nam gần 20 tuổi.
Nhận định về một số lĩnh vực có thể thu hút M&A, PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng chế biến chế tạo, nông nghiệp, chế biến nông sản… sẽ là những ngành nổi bật. Nông nghiệp của Việt Nam có mức tăng trưởng tốt, cơ cấu trong nông nghiệp thay đổi đáng kể, nhất là ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chế biến đã đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, lĩnh vực bất động sản và những lĩnh vực phục vụ cho du lịch, nghỉ dưỡng cũng sẽ trở thành điểm sáng bởi lẽ Việt Nam là quốc gia thuận lợi cho hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng và tiềm năng còn rất dồi dào.
Một yếu tố khác khiến M&A sẽ sôi động hơn trong năm 2021 được ông Thịnh nêu lên đó là tuy tình hình kinh doanh đã khả quan nhưng nhiều DN vẫn gặp khó khăn, họ đang cần vốn nên muốn hợp tác với DN khác hoặc tìm cách thu lại vốn để tìm ngành nghề kinh doanh mới khiến M&A trở thành xu hướng tất yếu sau đại dịch.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng nhấn mạnh DN cần cẩn trọng trong quá trình M&A đối với cả bên bán và bên mua. Đối với những DN trì trệ, có hoạt động giảm sút, dù muốn nhanh chóng M&A nhưng cũng cần đánh giá mình một cách chuẩn xác để tránh tình trạng bán mình với giá rẻ, nhất là trong bối cảnh còn nhiều khó khăn. Với người mua cũng cần cẩn trọng, tìm hiểu kỹ đối tác, thị phần, hoạt động trước đây ra sao để có thể tiến tới quá trình M&A thành công, tạo lợi ích cho cả hai bên.
Các tin khác

FortiAI giúp doanh nghiệp tăng cường phòng thủ trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo

Vai trò của thị trường vốn trong phát triển công nghệ

Nâng cao chất lượng thị trường lao động

Vietnam Airlines và Pacific Airlines đồng hành cùng Năm Du lịch Quốc gia 2025

Thuế mới của Mỹ - động lực thúc đẩy Việt Nam khơi thông dòng vốn

Thủ tướng Chính phủ: FTA Index – Thước đo cho thực thi cam kết hội nhập

Đầu tư tài chính và kinh doanh hiệu quả, Manulife Việt Nam báo lãi lớn

Để doanh nghiệp được hoàn thuế nhanh chóng

Ngành dệt may cần tìm giải pháp ứng phó với thuế quan của Mỹ

Xu hướng chuyển dịch ngành dệt may
![[Infographic] Thị trường khởi sắc, doanh nghiệp thành lập mới tăng](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/320250406232842.png?rt=20250406232845?250406115602)
[Infographic] Thị trường khởi sắc, doanh nghiệp thành lập mới tăng

Tận dụng khủng hoảng để cải cách nội tại và thay đổi tư duy xuất khẩu

VCCI và AmCham đề nghị Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam

Tôn mạ Việt Nam bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88%

Các bước đi khẩn trương trong ứng phó với chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày từ 31/3 – 6/4/2025

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên
